Trong Chiến Lược Xoay Trục Của
Mỹ
TRÚC GIANG MN
Tàu sân bay USS George Washington
1* Mở bài
Trong
chiến lược xoay trục về châu Á-Thái Bình Dương, Hoa Kỳ cho biết sẽ triển khai
60% lực lượng hải quân về khu vực nầy. Vai trò chính yếu là Bộ Tư Lệnh Thái Bình
Dương với hai hạm đội 7 và 3 cùng với những căn cứ quân sự của Mỹ trong khu
vực..
Tại
Hội nghị Đối Thoại Shangri-La, (tên của khách sạn tổ chức hội nghị ở Singapore)
hồi đầu tháng 6 năm 2012, Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, ông Leon Panetta đã tiết
lộ, một số vũ khí hiện đại nhất sẽ được triển khai tại châu Á-Thái Bình Dương
trong chiến lược “tái cân bằng lực lượng quân sự” của Tổng thống Barack
Obama.
Cụm
từ “tái cân bằng lực lượng” là cách nói ngoại giao để chỉ hành động “bao vây” và
“kềm chế” trước ý đồ bành trướng bá quyền của Trung Cộng trên biển Hoa Đông và
Biển Đông. Lực lượng Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là Bộ Tư Lệnh Thái Bình
Dương.
Bộ
Tư Lệnh Thái Bình Dương (USPACOM) với hai hạm đội là Hạm Đội 7 và Hạm Đội 3. Số
hàng không mẫu hạm sẽ được tăng cường lên thành 6 chiếc, và đặc biệt là những vũ
khí hiện đại nhất sẽ được bố trí trên vòng đai bao vây Trung Cộng, cho thấy nước
nầy khó thoát khỏi thiên la địa võng của HK.
2* Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ
2.1.
Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương
Đô đốc Samuel J. Locklear
Hoa
Kỳ có 6 bộ tư lệnh khu vực và mới thành lập thêm Bộ Tư Lệnh Không Gian Ảo
(USCYBERCOM=United States Cyber Command) là 7, trong đó BTL/TBD (USPACOM= United
States Pacific Command) là mạnh nhất, với hai hạm đội, là Hạm Đội 7 và Hạm Đội
3.
Căn
cứ BTL/TBD đặt tại Honolulu, Hawaii. Hệ thống chỉ huy, từ Tổng Thống qua Bộ
Trưởng QP đến người cầm đầu BTL hiện thời là đô đốc Samuel J. Locklear (Từ
9-3-2012 - hiện tại)
2.2.
Nhiệm vụ Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương
Bộ
Tư Lệnh TBD có nhiệm vụ bảo vệ các quốc gia có hiệp ước với HK, gồm
có:
HK-Philippines
(1951) , HK-Australia-New Zealand (1952), Hoa Kỳ-Nam Hàn (1954) Hoa Kỳ-Nhật Bản
(1960). Nhiệm vụ bảo vệ Đài Loan
2.3.
Lực lượng quân sự của Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương
Bộ
Tư Lệnh TBD có 2 hạm đội: Hạm Đội 7 và Hạm Đội 3. Lực lượng căn bản của 2 hạm
đội là:
-
120 chiến hạm đủ loại
-
700 phi cơ các loại
-
120,000 nhân sự HQ&TQLC
Trường
hợp gia tăng hàng không mẫu hạm lên thành 6 chiếc thì số lượng các đơn vị vũ khí
cũng tăng theo, nhưng sức mạnh thật sự là những vũ khí vô cùng hiện đại của
HK.
2.3.1.
Vũ khí hiện đại tiền tỷ đô la ở Thái Bình Dương
F-22 Raptor
F-35 Lightning II
1).
Phi cơ chiến đấu tàng hình đa năng thế hệ 5 duy nhất được đưa vào xử dụng là
những chiếc F-22 Raptor và F-35, giá 236 triệu USD/chiếc
F-22
Raptor tàng hình, tấn công mặt đất, tác chiến điện tử và trinh sát vô tuyến. Là
phi cơ thế hệ 5 duy nhất được đưa ra xử dụng từ năm 2005 (195 chiếc, giá 236
triệu USD/chiếc).
Đối thủ của F-22 Raptor là chiếc Chengdu J-20 của Trung Cộng. J-20 bay thử 15 phút khi Bộ trưởng QP/HK Robert Gates đang viếng nước nầy. J-20 có những khuyết điểm chết người nên không thể xử dụng. Đó là do tham vọng muốn chở nhiều vũ khí nên thiết kế thân phi cơ lớn hơn nên không phù hợp với 2 cánh. Đồng thời hai bình chứa nhiên liệu quá gần nhau nên rất dễ nổ cháy.
Đối thủ của F-22 Raptor là chiếc Chengdu J-20 của Trung Cộng. J-20 bay thử 15 phút khi Bộ trưởng QP/HK Robert Gates đang viếng nước nầy. J-20 có những khuyết điểm chết người nên không thể xử dụng. Đó là do tham vọng muốn chở nhiều vũ khí nên thiết kế thân phi cơ lớn hơn nên không phù hợp với 2 cánh. Đồng thời hai bình chứa nhiên liệu quá gần nhau nên rất dễ nổ cháy.
Công
nghệ tàng hình của J-20 được cho là ăn cắp từ chiếc F-117 vốn bị bắn rơi ở
Kosovo năm 1999 hoặc kỹ thuật của chiếc B-2 Spirit được lấy cắp bằng cách nào
đó.
F-35 Lightning II là phi cơ chiến đấu tàng hình hiện đại nhất của thế hệ 5. Đặc tính đa nhiệm vụ: không chiến (Tiêm kích), tấn công mặt đất (cường kích) và ném bom. Được đưa vào xử dụng ngày 15-12-2006. F-35A cất cánh bình thường. F-35B cất cánh đường bay ngắn, đáp xuống thẳng đứng như trưc thăng. F-35C dành cho hàng không mẫu hạm. (giá 236 triệu USD/chiếc)
Đối thủ của chiếc F-35 là chiếc Shenyang J-31 (F-60) của TC và chiếc T-50 (PAK FA) của Nga.
F-35 Lightning II là phi cơ chiến đấu tàng hình hiện đại nhất của thế hệ 5. Đặc tính đa nhiệm vụ: không chiến (Tiêm kích), tấn công mặt đất (cường kích) và ném bom. Được đưa vào xử dụng ngày 15-12-2006. F-35A cất cánh bình thường. F-35B cất cánh đường bay ngắn, đáp xuống thẳng đứng như trưc thăng. F-35C dành cho hàng không mẫu hạm. (giá 236 triệu USD/chiếc)
Đối thủ của chiếc F-35 là chiếc Shenyang J-31 (F-60) của TC và chiếc T-50 (PAK FA) của Nga.
2).
Phi cơ tàng hình ném bom tầm xa thế hệ mới, B-2, tốc độ siêu thanh, có thể ném
bom hạt nhân. Giá 929 triệu USD/chiếc
3).
Phi cơ Boeing P-8 Poseidon, tuần tra hàng hải, tiêu diệt tàu ngầm bằng bom và
hỏa tiễn, giá 220 triệu USD/chiếc.
P-8 Poseidon Săn
diệt tàu ngầm
EA-18G Growler tác chiến điện tử
Boeing
P-8 Poseidon được thiết kế để săn tàu ngầm và dọ thám điện tử. Săn diệt tàu ngầm
bằng ngư lôi và hoả tiễn tấn công dưới mặt nước. Chống hỏa tiễn từ tàu ngầm
phóng lên, thường hoạt động hỗn hợp với máy bay do thám không người lái. Ngày
24-9-2012, Boeing cho biết đã nhận 1.9 tỷ USD để sản xuất thêm 11 chiếc sau khi
đưa ra xử dụng 3 chiếc.
P-8A Poseidon là phi cơ chống tàu ngầm hiện đại nhất hiện nay.
4). Phi cơ chiến tranh điện tử EA-18G Growler, được thiết kế để trang bị cho hàng không mẫu hạm, nhiệm vụ tác chiến điện tử. Năm 2009, Hải quân HK đã có 58 chiếc và đang có kế hoạch mua thêm 90 chiếc cho 10 phi đội. Được trang bị hệ thống để xoá bỏ việc gây nhiễu của đối phương, cho phép liên lạc nội bộ bằng tiếng nói, trong khi hệ thống thông tin của đối phương không hoạt động vì bị nhiễu sóng.
EA-18G Growler được trang bị hỏa tiễn để tự vệ và để phá các đài radar của đối phương. Là loại phi cơ vô cùng lợi hại, làm mất khả năng liên lạc và chỉ huy của đối phương. Hai chỗ ngồi. Tốc độ 1.8 mach (1,188mph)
P-8A Poseidon là phi cơ chống tàu ngầm hiện đại nhất hiện nay.
4). Phi cơ chiến tranh điện tử EA-18G Growler, được thiết kế để trang bị cho hàng không mẫu hạm, nhiệm vụ tác chiến điện tử. Năm 2009, Hải quân HK đã có 58 chiếc và đang có kế hoạch mua thêm 90 chiếc cho 10 phi đội. Được trang bị hệ thống để xoá bỏ việc gây nhiễu của đối phương, cho phép liên lạc nội bộ bằng tiếng nói, trong khi hệ thống thông tin của đối phương không hoạt động vì bị nhiễu sóng.
EA-18G Growler được trang bị hỏa tiễn để tự vệ và để phá các đài radar của đối phương. Là loại phi cơ vô cùng lợi hại, làm mất khả năng liên lạc và chỉ huy của đối phương. Hai chỗ ngồi. Tốc độ 1.8 mach (1,188mph)
5).
Phi cơ cánh xoay MV-22 Osprey được thiết kế để xử dụng vừa là một chiếc trực
thăng, vừa là một phi cơ thường. Cánh có thể xoay 90 độ để đưa chong chóng phía
trước hướng lên trời như trực thăng, và ngược lại. Là phi cơ vận tải có vũ khí
tự vệ. Chở nhiều quân hơn và các vũ khí nặng hơn trực thăng, nhưng có tốc độ cao
hơn và bay xa hơn trực thăng
Phi cơ cánh xoay MV-22 Osprey
6).
Tàu ngầm tấn công lớp Virginia.Nổi bật nhất là tàu ngầm tấn công lớp Virginia,
có khả năng hoạt động cả ở vùng nước sâu và vùng nước cạn. Chạy bằng năng lượng
hạt nhân, cực kỳ êm, lặng lẽ, có khả năng phóng hoả tiễn hành trình (Cruise
missile) tấn công mặt đất là Tomahawk và hoả tiễn hành trình Harpoon tấn công
biển, nhắm vào tàu nổi, tàu ngầm. Giá 2.4 tỷ USD/chiếc.
Chiếc
tàu ngầm siêu hiện đại nầy đã có mặt ở căn cứ Subic, Philippines, trong thời
gian có căng thẳng giữa Trung Cộng-Philippines ở Bãi Cạn Scarborough vừa
qua.
7).
Tuần duyên hạm tối tân LCS. Là tàu chiến đấu gần bờ, tàng hình, tốc độ 56km/giờ.
Không xử dụng chân vịt (Propeller) và bánh lái, mà dùng ống hơi nước điều khiển,
nên có thể áp sát bờ biển và cũng có thể chạy trên sông.
Hai
tàu LCS (Littoral Combat Ship) được xử dụng là USS Independence LCS-2 và USS
Freedom LCS-1. Khả năng tàng hình tối ưu, hỏa lực cực mạnh, đuôi tàu có sàn đáp
và chứa 2 trực thăng diệt tàu ngầm SH-60 Seahawk và 4 xe bọc thép hoặc xe
humvee, xem như tàu đổ bộ mini. Bốn chiếc loại tàu nầy được triển khai ở eo biển
Malacca, Singapore, để kiểm soát tuyến đường hàng hải huyết mạch từ Ấn Độ Dương
sang Thái Bình Dương.
8).
Siêu khu trục hạm tàng hình Zumwalt DDG-1000. Năm 2014, HK đã đưa tàu khu trục
nầy vào BTL/TBD.
Siêu khu trục hạm tàng hình Zumwalt
DDG-1000
Siêu khu trục hạm tàng hình Zumwalt
DDG-1000
Những
vũ khí hạng nhất nầy đủ sức khắc chế Trung Cộng, ông Panetta khẳng định: “Các
loại vũ khí nầy sẽ cho phép HK được tự do hoạt động trong những khu vực bị ngăn
chặn”. Cụm từ “khu vực bị ngăn chặn” được hiểu là chiến thuật tạo vùng “cấm tiếp
cận” (A2/AD=Anti-Access/Area Denial) của TC. Như vậy, chiến hạm LCS và Zumwalt
là khắc tinh của A2/AD.
1).
Chi tiết về siêu chiến hạm tàng hình Zumwalt DDG-1000.
Hồi
tháng 4 năm 2012, truyền thông Mỹ gây chấn động thế giới khi loan tin HQ/HK sẽ
triển khai tàu khu trục (Destroyer) tàng hình trên TBD trong năm 2014. Giá mỗi
chiếc là 3.8 tỷ USD.
Đô
đốc Jonathan Greenert, Tham Mưu Trưởng HQ/HK tuyên bố: “Với khả năng tàng hình,
hệ thống định vị bằng siêu âm, có khả năng phi thường về năng lực tấn công,
không cần nhiều người điều khiển. Đây là tương lai của chúng ta”.
Sau
5 năm tranh cãi, cuối cùng ngày 15-9-2011 HQ/HK đã ký hợp đồng với công ty
General Dynamics để chế tạo khu trục hạm Zumwalt DDG-1000, được gọi là “chiến
hạm tàng hình đa năng” hay “chiến hạm thế kỷ 21”
Siêu
chiến hạm nầy có khả năng đột nhập, áp sát vào bờ biển mà hầu như không bị phát
hiện, chủ yếu là tấn công mặt đất.
HQ/HK
có lợi thế về vùng nước sâu, mà vũ khí của TC thì được bố trí ở vùng nước cạn và
trên bờ, nên chiếc Zumwalt được sản xuất để đáp ứng khả năng khắc chế TC bằng
cách bẻ gãy chiến thuật chống tiếp cận A2/AD của TC
1).
Đặc tính kỹ thuật của chiếc Zumwalt DDG-1000
Tàu
DDG-1000 được đặt theo tên của Đô đốc Elmo Russell “Bud”Zumwalt Jr..
-
Chiều dài. 182m, dài hơn tất cả các tàu khu trục hiện có.
-
Mũi tàu. Mũi tàu hoàn toàn khác với thiết kế truyền thống là cao, trái lại chiếc
Zumwalt có mũi tàu thấp, để bảo đảm tàng hình và tránh cho tàu lắc lư khi bị
sóng đánh vào mũi tàu.
-
Vỏ tàu. Vỏ tàu xuyên sóng, không để lại đường rẻ nước.
-
Đuôi tàu. Có sàn đáp và chứa 2 trực thăng diệt tàu ngầm SH-60 Seahawk và 3 trực
thăng không người lái. Không có những cột anten lộ thiên, mà toàn bộ hệ thống
radar được thiết kế bên trong tháp. Động cơ đẩy chạy bằng điện nên rất
êm.
2).
Vũ khí trang bị
-
Hệ thống định vị siêu âm
-
Bệ phóng hoả tiễn đa năng. Có thể phóng nhiều hỏa tiễn khác nhau mà không cần
điều chỉnh chương trình về phần mềm (Software). Phóng hỏa tiễn tinh khôn tấn
công mặt đất Tomahawk.
-
Súng phóng hỏa tiễn hiện đại 155mm AGS (Advanced Gun System) là một cuộc cách
mạng trong ngành pháo binh, 4 khẩu súng nầy có hoả lực tương đương với một tiểu
đoàn pháo binh.
Mỗi
viên đạn 155mm là một hỏa tiễn được dẫn đường bằng hệ thống tấn công mặt đất tầm
xa LRLAP (Long Range Land Attack Projectile), bắn xa 154km, độ chính xác sai
biệt trong một chu vi 50m.
Súng
AGS vận hành tự động. Thùng đạn chứa 750 hỏa tiễn, mỗi trái nặng 11kg. Hệ thống
nạp đạn tự động, bắn ra 10 phát trong một phút. Chiếc Zumwalt được trang bị 2
khẩu AGS, phóng thẳng đứng. Nòng súng có thể quay vòng tròn 360 độ và được hạ
xuống dưới boong tàu sau khi xử dụng.
Trung
Cộng không có phản ứng chính thức nào, tuy nhiên, có một viên tướng giễu cợt cho
rằng, chỉ cần một chiếc ghe chứa đầy chất nổ thả trôi theo lục bình cũng đủ sức
chôn chiếc tàu đó xuống đáy biển.
3*
Phá vở chiến thuật chống tiếp cận của Trung Cộng
Chiến thuật chống tiếp cận (Anti-Access/Area Denial-A2/AD) là dùng
tầm hoạt động xa của hoả tiễn DF-21, cùng với hệ thống radar và các thiết bị báo
động sớm
Chiến
thuật chống tiếp cận (Anti-Access/Area Denial-A2/AD) là dùng tầm sát hại của hỏa
tiễn, cùng với hệ thống radar và các thiết bị báo động sớm, lập ra một khu vực
để ngăn chặn, khiến cho tàu địch không dám xâm phạm vào tầm sát hại của vũ khí
phòng thủ.
Vùng
chống tiếp cận của TC được đặt ra trong tầm sát hại của hỏa tiễn Đông Phong 21
(DF-21) được xem là “sát thủ tàu sân bay”, vì thế HK/MH/ HK không dám đến gần.
Vùng chống tiếp cận được cho là chiến thuật “sát thủ giản” của Bắc Kinh. 'Sát
thủ giản' có thể diễn giải một cách đơn giản là, thay vì tăng cường
chạy đua vũ trang với Mỹ mà Trung Cộng chưa theo kịp, nên Bắc Kinh tìm cách
giảm thiểu hiệu quả của vũ khí Mỹ.
Để
chống lại chiến thuật “sát thủ giản”, HK có 3 thứ vũ khí khắc tinh của vùng
chống tiếp cận, là tàu ngầm lớp Virginia, tàu tuần duyên LCS và Zumwalt, bằng
cách bịt miệng, vô hiệu hoá hỏa tiễn sát thủ tàu sân bay DF-21.
4* Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ
4.1.
Sáu hạm đội của Hoa Kỳ
Một
hạm đội Hoa Kỳ có thể xem như một phần của Quân Lực HK ở ngoài nước Mỹ. Có câu
"4.5 hecta lãnh thổ Hoa Kỳ lưu động" để chỉ một hàng không mẫu hạm (HKMH) HK. Nó
bao gồm Không quân, Hải quân, Thủy Quân Lục Chiến và Biệt kích hải quân (SEAL).
Hoa
Kỳ có 6 hạm đội (HĐ)
Hạm
Độ 2 (Vùng Đại Tây Dương- Atlantic Ocean), HĐ 3 (Bắc Thái Bình Dương, từ eo Biển
Bering Alaska đến Bắc cực),
HĐ
4 (Vùng biển Caribê, Trung Mỹ và Nam Mỹ), HĐ 5 ( Vùng Vịnh Ba Tư, Hồng Hải và
Biển Á Rập) và HĐ 6 (Vùng Địa Trung Hải, Âu châu).
Như
vậy, với 6 hạm đội hải quân Hoa Kỳ có mặt khắp mọi nơi trên thế giới.
Hạm
Đội 7 là lực lượng hùng hậu nhất trong các hạm đội và được xem như hoả lực của
HK ở Thái Bình Dương, thu hẹp lại là khu vực Đông Á và Đông Nam Á.
Tình
hình khu vực trở nên căng thẳng từ khi Trung Quốc vạch ra đường "Lưỡi Bò" và
tuyên bố có chủ quyền trên 80% vùng Biển Đông, kể cả hải lộ quốc tế đi qua eo
biển Malacca.
4.2.
Đệ Thất Hạm Đội
Phi cơ dẫn đầu 3 liên đoàn tác chiến tàu sân bay
Đệ
Thất Hạm Đội Hoa Kỳ (United States 7th Fleet) hay HĐ 7, là một đội hình hải quân
có căn cứ tại Yokosuka, Nhật Bản. Nó được đặt dưới quyền chỉ huy của Hạm Đội
Thái Bình Dương.
Hạm
Đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ (United States Pacific Fleet-USPACFLT) là bộ tư lệnh
hải quân cấp chiến trường. Hạm đội dưới quyền chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Thái Bình
Dương (USPACOM). Cảng nhà của Hạm Đội Thái Bình Dương là Trân Châu Cảng (Pearl
Harbor Naval Base) Hawaii.
Hai
Hạm Đội 7 và Hạm Đội 3 đặt dưới quyền của Bộ Tư Lệnh hạm đội nầy.
Chỉ
huy hiện nay là Đô đốc Robert F. Willard.
Hạm
Đội 7, còn gọi là Đệ Thất Hạm Đội, là hạm đội lớn nhất trong các hạm đội
Hoa Kỳ.
60
chiến hạm,
350
phi cơ các loại,
60,000
nhân sự hải quân và Thủy Quân Lục Chiến (TQLC).
HĐ
7 giữ 3 nhiệm vụ:
1.
Là Bộ Tư Lệnh Hỗn Hợp trong các cuộc hành quân hỗn hợp hoặc trong các việc cứu
nạn thiên tai.
2.
Là Bộ Tư Lệnh hành quân của tất cả các cuộc hành quân của HQ trong
vùng.
3.
Nhiệm vụ bảo vệ bán đảo Triều Tiên.
Tóm
lại, HĐ 7 giữ nhiệm vụ chỉ huy trong 3 hoạt động nêu trên.
HĐ
7 được thành lập ngày 15-3-1943 tại Brisbane, Úc châu, trong Đệ Nhị Thế
Chiến.
Có
3 sự kiện mà HĐ 7 sẽ được xử dụng:
-
Sự đụng độ giữa Trung Quốc và Đài Loan.
-
Sự đụng độ giữa Bắc Hàn và Nam Hàn.
-
Sự đụng độ trực tiếp giữa TQ và HK.
Luôn
luôn có 50% lực lượng của HĐ 7 ứng chiến tại các khu vực trách nhiệm.
Soái
Hạm (Flag Ship) của HĐ 7 là chiếc USS Blue Ridge (LCC-19) bến thường trực là căn
cứ Yokosuka, Nhật Bản. Soái hạm là tàu của cấp chỉ huy.
4.3.
Chín đơn vị thi hành nhiệm vụ chuyên môn của HĐ 7
Những
đơn vị thi hành nhiệm vụ chuyên biệt gọi là Lực Lượng Đặc Nhiệm.
1).
Lực Lượng Đặc Nhiệm 70
Là
lực lượng chiến đấu của HĐ7. Có 2 thành phần riêng biệt:
-
Lực lượng nổi.
Bao
gồm các tàu chiến là tuần dương hạm, khu trục hạm được trang bị những hỏa tiễn
hiện đại nhất của HK.
-
Lực lượng không kích và hàng không mẫu hạm
HKMH
của lực lượng chiến đấu nầy là chiếc USS George Washington (CVN-73) và Không
Đoàn 5 mẫu hạm (CVW 5)
2).
Lực Lượng Đặc Nhiệm 71
Lực
lượng nầy bao gồm tất cả các đơn vị Chiến Tranh Đặc Biệt Hải Quân (Naval Special
Warfare-NSW), các đơn vị tháo gở chất nổ ( Explosive Ordnance Disposal Mobile
Unit- EODMU) và SEAL. Căn cứ của Lực lượng nầy đặt tại Guam.
3).
Lực Lượng Đặc Nhiệm 72
Là
lực lượng tuần tra, trinh thám hoạt động với phương tiện là phi cơ, gồm
có:
Phi
cơ chống tàu ngầm,
phi
cơ quan sát không phận biển,
phi
cơ hoạt động từ các căn cứ trên đất liền.
4).
Lực Lượng Đặc Nhiệm 73
Là
lực lượng tiếp tế hậu cần, gồm có các tàu tiếp vận và các tàu khác hỗ trợ cho HĐ
7.
5).
Lực Lượng Đặc Nhiệm 74
Là
lực lượng tàu ngầm có trách nhiệm thiết lập, hoạch định và điều hợp các hoạt
động của tàu ngầm trong khu vực trách nhiệm của HĐ 7.
6).
Lực Lượng Đặc Nhiệm 75
Là
lực lượng chiến đấu nổi, chỉ huy các tuần dương hạm và khu trục hạm trong chiến
đấu. Nó không làm nhiệm vụ bảo vệ HKMH.
7).
Lực Lượng Đặc Nhiệm 76
Là
lực lượng tấn công trên biển và trên bờ, chủ yếu là yểm trợ các cuộc đổ bộ của
TQLC từ tàu lớn vào bờ và chiến đấu trên bờ.
8).
Lực Lượng Đặc Nhiệm 77
Là
lực lượng chiến tranh mìn bẫy của HĐ 7.
9).
Lực Lượng Đặc Nhiệm 79
Là
đơn vị TQLC viễn chinh hay lực lượng đổ bộ của HĐ 7.
4.4.
Việc bố trí lực lượng của Hạm Đội 7
1).
Triển khai tiền phương
-
Hàng Không Mẫu Hạm USS George Washington (CVN-73).
-
USS Blue Ridge (LCC-19) tàu chỉ huy. Soái Hạm.
-
USS John McCain (DDS-54)
-
USS Lassen (DDG-82) Do Hạm trưởng người Mỹ gốc Việt là Lê Bá Hùng ghé thăm VN
hồi tháng 11 năm 2009 tại cảng Tiên Sa. Đó là đầu đề của báo chí Việt ngữ trong
và ngoài nước.
-
USS Shiloh (CG-67) Là tàu chiến trang bị Hệ Thống Định Vị Toàn Cầu tối tân nhất
hiện nay.
-
USS Peleliu ghé thăm VN tặng quà cho trẻ em nghèo ở Đà Nẳng ngày
25-7-2007.
-
Tàu nguyên tử USA City of Corpus Christi (SSN-705) và nhiều tàu chiến khác đã
được triển khai ở khu vực tiền phương của HĐ 7.
Như
vậy, VN và Biển Đông là khu vực tiền phương, là tuyến đầu của HĐ 7.
2).
Triển khai ở Sasebo, Nhật Bản
7
tàu chiến được triển khai ở đây.
3).
Triển khai ở Apra Harbor, Guam
Gồm
4 tàu chủ yếu.
HĐ
7 là một trong 2 HĐ của HĐ Thái Bình Dương. HĐ kia là Đệ Tam HĐ ở Bắc Thái Bình
Dương. Cả hai được đặt dưới quyền chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình
Dương, đóng tại Trân Châu Cảng, Hawaii.
HĐ
Thái Bình Dương có 3 HKMH. Tư lệnh hiện tại của HĐ/TBD là Đô Đốc Robert F.
Willard.
5* Vũ Khí của Hạm Đội 7
5.1.
Hỏa tiễn
Hệ
thống vũ khí trên tàu HQ tập trung toàn bộ vào hỏa tiễn. Trong vai trò tấn công,
hỏa tiễn đánh phá mục tiêu ở tầm xa rất chính xác. Đối với những hệ thống phòng
thủ dày đặc thì tránh được thiệt hại nhân mạng của phi công.
*
Hỏa tiễn BGM-109 Tomahawk là ưu điểm để tấn công mục tiêu trong đất
liền.
*
Hỏa tiễn chống tàu chiến thì có Harpoon Missile được công nhận là hữu hiệu
nhất.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen