Thời gian tôi ở
với họ không lâu, chỉ hơn 9 tháng trong tù. Nhưng tôi tin rằng tôi phải viết về
họ, những người bạn tù của tôi. Họ đến Thailand trong tình cảnh là những người
tị nạn thực sự. Họ không thể đi công khai bằng Passport. Họ cũng không ung dung
sống ở bên ngoài nhà tù Thailand. Mỗi người một hoàn cảnh, nhưng họ đã sống
cùng tôi và tôi tin rằng họ là những người tị nạn thật sự. Và tôi viết bài này
cầu mong đừng ai quên họ !
1. Hiền Sĩ:
Đây là bản lý lịch tóm
tắt về anh Hiền Sĩ mà anh chuyển tới tôi qua thư . Mời tất cả các bạn cùng đọc:
Họ và tên: Phan Nguyễn
Thành Hiền Sĩ sinh năm 1964 tại Sài.
Trình độ học vấn:
Trung Bình.
Địa chỉ trước 1975:
Khu Gia Binh Đống Đa đường Trần Quốc Toản.
Tên Cha: Phan
Thành Tưa. Sinh năm 1940.
Cấp bậc trung uý Trung
đội Trưởng Đại đội 114 vận tải.Trực thuộc Liên đoàn 1 vùng 1 Đà Nẵng. (Bị
thương trận Lam Sơn 719 Hạ lào quốc lộ số 9)
Tên Mẹ: Nguyễn
Thị Kim Quy. Sinh năm1940.
Năm1975 Sài Gòn thất
thủ, tôi thất lạc gia đình ngày 30-04-1975 chạy nạn sang Campuchia. Năm
1978-1979 chạy nạn (pôn pốt Khơmer đỏ)
Từ năm 1987-1989 sang
Thailand và ủng hộ người của ông Hoàng cơ Minh về lương thực. Xin
vào ty nạn tháng 11-1989 nhập trại Panatnikhom camp đến năm 1992 chuyễn
về trại Sikiew thuộc tinh Nakornratchasima.
Năm1997 đến 1998 gia
nhập Chính phủ Việt Nam tự do.
Ngày19-06-2001 đánh
bom Toà Đại sứ Cộng sản tai Bangkok (không muốn gây thiệt mạng về người mà chỉ
muốn cảnh báo CSVN).
Toà sơ thẩm Thailand
xữ (tội sữ dụng vủ khí trái phép mức án 20 năm 3 tháng.
Toà xử lần hai giảm án
còn 8 năm2 tháng. Toà xử lần ba 8 năm 2 tháng.
Năm 2009 hết án chuyển
về sở di trú Thailand – I.D.C.
Năm 2009 nhà cầm quyền
Cộng Sản Việt Nam ra lệnh truy nã và yêu cầu Chính phủ Thailand dẫn độ về Việt
Nam.Trước giai đoạn này tôi nộp đơn đến UNHCR xin tỵ nạn, và đến nay vẫn
mang án lệnh truy nã của CSVN. Hiên tai bị giam giữ ở sở di trú bước sang năm
thứ 7, tính đến nay hơn 14 năm và bị giữ vô hạn định.
Địa chỉ của tôi là:
Immigration Detention
center (I.D.C _ Bangkok _ Thailand)
Phan Nguyễn Thành Hiền
Sĩ
Số tù IDC: 38016 –
Room 4
507- soi Suanplu
Tungmahamek – Sathorn Bangkok 10120 – Thailand
ảnh anh Hiền Sĩ
Chuyện quá khứ của anh
đã qua, và tôi viết bài này không quan tâm đến anh là người của tổ chức nào,
của đảng phái nào trong quá khứ. Tôi viết bài này với tư cách một người tù đối
vơi một người tù khác, mà là người tù đó đã góp công trong việc chiến đấu với
bạo quyền CSVN. Nhưng có một thực tế là nhiều năm nay anh đã không còn trông
mong vào ai ngoài một số bạn bè như ký giả Nghệ Lữ thường xuyên thăm hỏi.
Tôi vào tù đã chứng
kiến những gì anh làm cho người Việt dù là lao động hay tị nạn trong tù bằng
tình thân ái của một người từng trải (Xin xem thêm: http://laodongviet.org/2014/09/25/lao-dong-viet-trong-tu-thai-1/).
Cũng cần phải nói
thêm, trong những năm tháng trước kia, anh Hiền Sĩ chỉ muốn đóng góp sức mình
vào công cuộc diệt trừ CSVN như bất kỳ một người nào khác. Giờ đây, anh vẫn
phải ở trong tù dù cho cái án của anh đã kết thúc. Xin mọi người đừng quên anh,
một người đã dám làm những điều mà không phải ai cũng dám làm vào thời điểm
trước đây. Anh thật sự đáng để chúng ta trân trọng ! . Xin đừng quên và hãy lên
tiếng với UNHCR về trường hợp của anh. Đó là những người mà chúng ta cần phải
nhớ !
Ảnh bức tượng Đức Mẹ
Maria anh Hiền Sỹ làm ở trại tị nạn Sikiew năm 1992
2.
Và
những người khác:
Thực sự đọc xong một
số bài viết kể về nhà tù CSVN của một số tác giả gần đây tôi có cảm tưởng nhà
cầm quyền CSVN đang cười thầm vì chúng ta cứ kêu gào CSVN độc ác, nhưng những
“nhà đấu tranh” ở tù CS ra lại viết về nhà tù CSVN hết sức tốt đẹp. Họ thoải
mái đem chai lọ, hộp sắt vào tù. Họ thoải mái ăn uống nhiều món, café, chè
thoải mái. Như vậy rõ ràng CSVN đã được các nhà đấu tranh quảng cáo không công.
Ai dám nói là CSVN vi phạm nhân quyền nữa nào ?. Nhưng thực tế theo tôi đã nếm
trải và hàng triệu người khác đã nếm trải thì không phải như vậy. Tù CSVN chính
là một địa ngục.
Trở lại vấn đề của
những người còn lại trong tù Thailand mà tôi nói đến. Mặc dù là tạm giam nhưng
dù một mảnh hộp cũng bị thu, một tuần đến hai tuần xét phòng và người một lần.
100% những người đàn ông ở tù khi đi xuống sân tập thể dục phải cởi trần để
cảnh sát theo dõi có dấu đồ không. Cũng không được đi dép mà phải đi chân đất.
Cấm thăm nuôi thuốc lá và café đen. Khi tôi hỏi một người tù ở nhà tù I.D.C
trên 10 năm thì họ xác định như tôi đã ở gần 10 tháng: Chỉ có 1 món duy nhất là
cơm và xương gà (không thịt) nấu dưa leo cho cả trẻ con và người lớn từ năm này
qua năm khác. Ai muốn ăn phải đi mua. Mà đi mua thì tiền đâu ? Chính bản thân
tôi trong tù cũng may mắn có vợ chồng anh Trần Quốc Hiền thăm nuôi từ tiền của
một số anh chị em, bạn bè thân hữu chứ nếu không cũng …vêu mõm. Ngẫm ra tù
Thailand của chúng tôi thua xa tù CSVN của các nhà tranh đấu khác.
Tôi có may mắn hơn vì
có một số hội đoàn, tổ chức như Đáp Lời Sông Núi, Lao Động Việt, Hai bà Chị kết
nghĩa ở Pháp và anh Hiền, tổ chức BPSOS của tiến sỹ Thắng và Ủy ban Yểm Trợ
Quốc Nội Canada, chú Nghệ Lữ, chú Trần Phong Vũ, T.N.S Ngô Thanh Hải vv …giúp
đỡ. Nhưng còn đó một người cựu thiếu tá không quân VNCH Lý Kim Thiên và những
anh em H’Mong, Thượng là những người tị nạn tôn giáo thì họ nghèo lắm. Thỉnh
thoảng có nhà thờ thăm nuôi nhưng tiền thì không có, quanh năm chỉ ăn cơm trắng
với mỳ gói từ thiện. Khi tôi ở tù, có tiền, tôi mua cho anh em trong phòng 5
một chiếc máy lọc nước với đóng góp 3000 baht (100 usd) còn lại trưởng phòng 5
và một số bạn góp được 2000 baht để mua máy cho anh em dùng pha mỳ gói và nước
lạnh. Tôi cũng thương anh em và ăn chung cùng anh em, chia sẻ cùng anh em những
gì mình có. Lúc rảnh thì dạy tiếng Việt, Anh và lịch sử cho họ. Chúng tôi
rất thương nhau và mong muốn đất nước Việt Nam được bình yên và không còn CSVN.
Khi tôi đi, tôi đã
phải để lại cho những anh em Hmong và Thượng một chiếc cờ vàng 3 sọc đỏ mà tôi
đã vẽ bằng giấy A4 trong tù và dán trên đầu chỗ mình nằm, những ai vào phòng 5
đi nước thứ 3 như anh Huỳnh Nguyên Đạo, Trần Quốc Hiền, Nguyễn Thiện Thành vv…
đều thấy điều đó. Họ đã nghe tôi kể về cờ Vàng, họ đã yêu cờ Vàng. Một số người
trong số họ sau khi được tôi hướng dẫn cách trình bày hồ sơ với UNHCR và sự
giúp đỡ của BPSOS đã được cao ủy tị nạn cấp quy chế tị nạn và chờ đi nước thứ 3.
Nhưng còn đó Y Hùng (Thượng), Sùng Seo Nhà (Hmong), Lầu Nhè Thầu(Hmong), Sùng A
Chính (Hmong) còn đang chưa có quy chế tị nạn.
Xin mọi người đừng
quên họ, đừng quên những người tị nạn từ Mường Nhé, từ Điện Biên vì họ là đồng
bào của chúng ta. Họ là những người bị đàn áp thực sự.
Trên hơn cả, chúng ta
đừng quên một người lính VNCH đã ở tù quá lâu và nay thì đã trở nên không còn
thực sự tỉnh táo. Nhưng ông là người ngay thẳng và tốt bụng. Ông đã một thời
chiến đấu cho một Miền Nam tự do. Lẽ nào giờ đây chúng ta quên ông ? . Xin đừng
quên ông : Lý Kim Thiên – Phòng 5 – Nhà tù I.D.C Bangkok – Thailand.
Thỉnh thoảng, những
anh em trong tù Thailand đi xuống sân tập thể dục và được gọi điện thoại công
cộng có gọi tôi và tâm sự. Tôi chỉ ước tôi sẽ được gặp và ôm vào lòng những anh
em của tôi. Những người tù tị nạn cộng sản. Và ước vọng lớn nhất đó chính là
được ôm hai người con nuôi của tôi vào lòng: Dee và Phong (Dee 10 tuổi và Phong
7 tuổi) vào lòng. Chúng đã ở tù 4 năm rồi ! . Chúng đã ăn với tôi, ngủ với tôi
và khi tôi bước chân ra khỏi phòng tù đi Canada, hai đứa bé đã khóc, đã chạy
theo tôi níu áo…. Và tôi cũng đã khóc ! Bây giờ tôi cũng đang khóc ! . Xin đừng
quên họ, hãy viết thư cho UNHCR, hãy giúp đỡ họ !
Hai đứa bé Hmong
Thương Dee và Phong
trong nhà tù I.D.C !
Hai đưa bé
Nó giống cả triệu đứa
trẻ
Chúng
Không có tội !
Vậy mà phải ở tù
Ba năm,
Bốn năm…dài đằng đẵng.
Hai đưa bé
Theo cha mẹ trốn bạo
quyền
Chúng
Thật ngây thơ !
Mắt chưa hoen màu úa
Chúng ở tù
Hai đứa trẻ tù nhân.
Hai đứa bé
Rằng chưa thay đủ hết
Chúng
Đã mang thân tù !
Ngày mai rồi ra sao?
Thân phận tù
Tương lai nào chẳng
thấy ?
Ai thương cho em?
Người nào khóc cho bé?
Dee, Phong ơi !
Các con có biết
Rằng :
Dân tộc mình
Đã chịu quá nhiều đắng
cay.
Hai đứa bé
Đôi mắt còn thơ ngay
Đã nhuốm màu tù tội
Đảng sang giàu
Hai đứa bé tù giam
Nhiềm năm…
Còn biết bao năm nữa
???
Đặng Chí Hùng
27/01/2015
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen