Mặt
khác, báo chí cũng đưa tin rằng các nhà lập pháp Mỹ đang suy xét hình
phạt đối với các công ty vũ khí ở Nga. Nếu hình phạt này được thông qua,
nó cũng có thể sẽ bao gồm các biện pháp trừng phạt liên quan đến đầu tư
công nghệ cao trong ngành công nghiệp dầu tại khu vực.
Ông Obama đã từng đề cập trực tiếp với ông Putin về những vi phạm của Nga trong thời gian qua. Photo Courtesy: thecelestialconvergence.com
Cali Today News -
Sự rạn nứt trong mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nga tiếp tục hằn sâu hơn
khi mới đây Ngũ Giác Đài đưa ra lời đe doạ sẽ dùng đến hỏa tiển hạt nhân
để đáp trả lại những hành động vi phạm của Moscow trong thời gian qua.
Trong khi đó, quốc hội Hoa Kỳ đang bàn luận về những lệnh trừng phạt mới
đối với những quyết định của ông Vladimir Putin có liên quan đến tình
hình căng thẳng tại Ukraine.
Ông
Putin và chính quyền Moscow đã tự đưa mình vào tình trạng dầu sôi lửa
bỏng khi đứng sau tình trạng ly khai bất ổn ở Ukraine và một số hoạt
động quân sự khác trong khu vực biển Baltic. Có vẻ như chính phủ Mỹ sẽ
không khoan nhượng đối với những di động trong khu vực của Nga, nên đã
đe doạ sẽ dùng đến hỏa tiển hạt nhân và các biện pháp trừng phạt mới đối
với quốc gia này.
Theo
Washington, Moscow đã vi phạm Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông
thường ở châu Âu và Hiệp ước hỏa tiển tầm trung INF. Như mọi lần, Nga
tiếp tục phủ nhận các cáo buộc này và giải thích rằng hỏa tiển hành
trình phóng từ mặt đất mà Nga đã phóng hồi tháng Bảy là hoàn toàn tuân
thủ theo Hiệp ước INF.
Thứ
trưởng cơ quan Kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế của Hoa Kỳ, bà Rose
Gottemoeller, nói: Tổng thống Barack Obama đã từng trực tiếp đề cập đến
những vi phạm của Nga đối với Tổng thống Vladimir Putin.
Ngoài
ra, bà Gottemoeller cũng cho hay rằng Hoa Kỳ đang cân nhắc việc thúc
đẩy thông qua các biện pháp đối phó quân sự đối với Nga. Nga đã nhận
được lời cảnh báo không được tiếp tục bất cứ chu kỳ hay hành động quân
sự nào để ngăn chặn việc gây kích động đối với các tổ chức quân sự khác.
Mặt
khác, báo chí cũng đưa tin rằng các nhà lập pháp Mỹ đang suy xét hình
phạt đối với các công ty vũ khí ở Nga. Nếu hình phạt này được thông qua,
nó cũng có thể sẽ bao gồm các biện pháp trừng phạt liên quan đến đầu tư
công nghệ cao trong ngành công nghiệp dầu tại khu vực. Cũng trong thứ
Năm tuần này, Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ đã đồng ý và thông qua Đạo
luật hỗ trợ tự do của Ukraine. Sắp tới sẽ có một cuộc bỏ phiếu nữa về dự
luật này, mặc dù ông Obama đã phản đối. Ông Obama cho rằng ông sẽ không
đồng ý với biện pháp trừng phạt bổ sung trừ khi châu Âu cũng đồng tình
với Mỹ.
Nếu
ông Obama đồng ý thông qua biện pháp này thì những công ty như
Rosoboronexport (một công ty xuất cảng vũ khí của Nga) sẽ bị ảnh hưởng
rất lớn. Dự luật này nhằm vào những công ty, hay đơn vị nào đã đóng góp
vào sự gia tăng căng thẳng ở Syria, Georgia và Ukraine.
Linh Lan (Theo Au.ibtimes.com)
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen