Tin Y Khoa:
· Chúng ta nên thận trọng khi quyết định đi làm CT scan vì rủi ro bị nhiễm phóng xạ hết sức nguy hiểm.
BỆNH
NHÂN BỊ TIA PHÓNG XẠ GÂY HẠI trong một số khám nghiệm y khoa là điều rõ
ràng. Tuy nhiên, để bệnh nhân tiếp xúc với tia phóng xạ bao nhiêu thì
mới gọi là nguy hiểm?
Các
cuộc nghiên cứu mới đây đưa ra lời báo động cho rằng thủ tục làm CT
scan được dùng ngày càng nhiều lúc gần đây, đưa đến nhiều nguy hiểm cho
bệnh nhân. CT scan là viết tắt của chữ “computed tomography” nghĩa là kỹ
thuật chụp hình các bộ phận bên trong cơ thể con người. Đôi khi còn gọi
là “imaging” hay nội soi. Bác sĩ thường dùng phương pháp này để chẩn
đoán bệnh. CT scan được sử dụng để tìm đủ mọi loại bệnh từ nơi nào nhiễm
trùng, té ngã vỡ sọ, hay tìm bệnh ung thư. Bác sĩ Rebecca
Smith-Bindman, ở bệnh viện UC San Francisco, và ê kíp chuyên viên của bà
vừa mới đưa ra một phúc trình nghiên cứu cho biết họ tỏ ý lo ngại vì
phương pháp CT scan được dùng khá nhiều lúc gần đây, tăng gấp ba lần kể
từ năm 1996 cho đến nay. Bản phúc trình nghiên cứu nói rằng kỹ thuật CT
scan phóng ra nhiều chất phóng xạ (radiation) hơn là phương pháp chụp
bằng quang tuyến X thông thường. Đặc biệt đối với trẻ em, rủi ro nhiễm
phóng xạ còn cao hơn gấp bội phần. Một nhóm nghiên cứu quốc tế công bố
bản báo cáo cho thấy trẻ em đang mạnh khoẻ, lỡ bị té ngã, đem các em đi
làm CT scan, các em có nhiều rủi ro sẽ bị ung thư so với trẻ em từ chối
không làm CT scan. Cuộc nghiên cứu này kéo dài 23 năm theo dõi. Những em
làm CT scan có nhiều rủi ro bị ung thư não gấp ba lần, và ung thư máu
gấp bốn lần.
Các chuyên
gia không đồng ý với nhau trong việc giải thích kết quả của cuộc nghiên
cứu cho những bệnh nhân đang lo âu về nhũng điều ghi nhận trong kết quả
nghiên cứu. Tổ chức Radiology Society of North America vẫn cả quyết
rằng rủi ro gây ra bệnh ung thư vì làm CT scan rất nhỏ so với những ích
lợi mà kỹ thuật này giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh. Ông Mark Pearce, một
trong những tác giả nghiên cứu về rủi ro xảy ra cho trẻ em, thuộc trường
đại học Newcastle University nói rằng; “Mặc dầu rủi ro có thể là gấp ba
lần, nhưng đó là gấp ba lần của một con số rất nhỏ.”. Nhiều chuyên viên
về quang tuyến, trong đó có cả bác sĩ Smith-Bindman, biện minh cho lập
trường của mình, và họ nói rằng việc dùng kỹ thuật CT scan đã bị lạm
dụng vì dễ sử dụng. Thậm chí, bệnh nhân đòi yêu cầu phải cho đi làm CT
scan, và bác sĩ không ngần ngại cho đi làm CT scan chỉ vì sợ rằng mình
có thể đã bỏ sót, chưa làm đầy đủ mọi chẩn đoán.
Dầu
sao đi nữa, kết quả nghiên cứu cũng khiến cho các bác sĩ phải suy nghĩ
lại trước khi quyết định gửi người bệnh đi làm CT scan. Bác sĩ
Smith-Bindman đề nghị: “Chúng ta nên suy nghĩ lại và quyết định xem
chúng ta có nên làm việc nội soi cho bệnh nhân hay không, và việc nội
soi đó có được chứng minh là cần thiết cho bệnh nhân hay không.”
Lượng Phóng Xạ cho mỗi lần làm CT scan phần ngực gây nguy hại tương đương với:
a.) 1,400 lần chụp hình răng bằng quang tuyến X,
b.) 240 lần đi máy bay kéo dài 5 tiếng đồng hồ,
c.) 70,000 đi qua máy dò xét ở phi trường,
d.) 19 năm hút thuốc lá, mỗi ngày hút một gói 20 điếu.
Lấy đơn vị đo phóng xạ mSv làm chuẩn: Mỗi lần chụp quang tuyến X phần ngực chỉ bị 0.1 mSv. Dùng CT scan sẽ bị 7 mSv phóng xạ
Bài tường trình của Alice Park trên
báo TIME
Nguyễn Minh Tâm dịch
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen