Thứ Sáu, ngày 30.01.2015
Năm 2015 đánh dấu 20 năm quan hệ
ngoại giao Việt Mỹ, người ta nói nhiều đến những thành quả đã đạt được
...” Kính mời quý thính giả nghe Quan Điểm của LLDTCNTQ về tương lai
Việt Nam trong những năm tới với tựa đề: “30 Năm Mở Cửa, 20 Năm Bang
Giao Việt Mỹ, Tương Lai Việt Nam Đi Về Đâu?” qua sự trình bày của Hải
Nguyên để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay
Thưa quí thính giả,
Đánh dấu 20 năm quan hệ ngoại giao Việt Mỹ, một cuộc hội thảo mang
chủ đề: "Quan hệ Việt Mỹ: 20 năm thành công hơn nữa"; do Học Viện Ngoại
Giao Việt Nam, Ðại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, Trung Tâm Nghiên Cứu
Chiến Lược Quốc Tế của Hoa Kỳ (CSIS) và Ðại Học Portland của Hoa Kỳ phối
hợp tổ chức tại Hà Nội ngày 26 tháng Giêng vừa qua.Cuộc hội thảo qui tụ
những viên chức ngoại giao của hai bên, những người đã giữ các vị trí
liên hệ trong giai đoạn đầu, như ông Pete Peterson, ông Lê Văn Bàng,
cùng nhiều chuyên gia khác như thứ trưởng ngoại giao Hà Kim Ngọc, bà
Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế....
Vì là cuộc hội thảo ngoại giao, nên ngôn ngữ, cử chỉ cũng mang đậm
nét "ngoại giao"; nghĩa là các vấn đềchỉ nói phớt qua về mặt tích cực,
mặtthành công, và hướng tới một tương lai như chủ đề đã khẳng định. Về
phía Hoa Kỳ, ông Ted Osius, tân đại sứ nói rằng: "Hoa Kỳ muốn giúp Việt
Nam trở thành một quốc gia lớn mạnh, giàu có và độc lập, tôn trọng luật
pháp và nhân quyền". Cả hai bên đều né tranh những chủ đề lớn, chính là
những trở ngại trên đường phát triển như thể chế chính trị, tình trạng
độc tài độc đảng, phản dân chủ, thiếu nhân quyền vân vân.
Nếu20 năm vừa qua đã rất thành công,vậy câu hỏimà người dân Việt Nam
muốn thấy trong 20 năm tới sẽ thành công hơn nữa, đó là những thành công
gì? Và sự thành công ấy so sánh với quốc gia nào?
Trước khi nói đến 20 năm quan hệ Việt Mỹ, ta cần nhìn lại 30 năm mở
cửa của Việt Nam, vì hai sự kiện này không thể tách rời nhau được. Nếu
VN không mở cửa, thì VN cũng không khác Bắc Triều Tiên, hay Cuba hôm
nay. Hãy nhớ lại 10 năm sau thống nhất đất nước, VN đã rơi vào nghèo đói
thiếu thốn cùng cực. Đa số người dân không đủ cơm ăn, phải độn ngô
khoai, bobo. Áo không đủ mặc, nên mới có những câu thơ mỉa mai lưu
truyền trong dân chúngnhư"Một năm hai thước vải thô –Làm sao che kín cụ
hồ em ơi". Đó là kết quả nhãn tiền của học thuyết lỗi thời Max-Lenin mà
đảng CSVN đã áp đặt tại VN.
Ngày nay, khách quan mà nói, sau 40 năm thống nhất, 30 năm mở cửavà
20 năm quan hệ Việt-Mỹ, VN đã thay da đổi thịt với nhiều nhà cao tầng,
đường xá mở rộng, khách sạn sang trọng mọc lên khắp nơi, xe cộ đầy
đường, quần áo, sản phẩm tiêu dùng bày bán la liệt.....qua những hình
ảnh đó, giới cầm quyền và những người ít tìm hiểu cho rằng VN đã thành
công, đã tiến bộ. Nhưng chúng ta phải nghiêm chỉnh nhìn vào thực tế rằng
VN hôm nay vẫn là một quốc gia nghèo, chậm tiến, lạc hậu. Chứng minh cụ
thể bằng lợi tức bình quân của một người VN ngày nay chưatới 6 đôla một
ngày, so với 70 Đola một ngày của một ngườiNam Hàn sẽ thấy sự chênh
lệch thế nào.
Những kiến trúc, những công trình xây dựngrầm rộ thực chất là đặc
tính của giai đoạn kinh tế suy trầm và phát triển lệch hướng của một
quốc gia; bởi những công trình xây dựng là do những khoản nợ nước ngoài
và các định chế tài chánh đầu tư vào để giải quyết tạm thời nhu cầu lao
động, không có tác dụng sản xuất bền vững, trong khi những khoản nợkhổng
lồ phải trả đang là gánh nặng dài hạncủa quốc gia. Do đó kinh tế VN rất
bấp bênh; chưa nói đến tệ nạn tham những thối nát làm ung ruỗng tài
nguyên quốc gia nữa.
Để có sự đánh gia đúng đắn, chúng ta phải tìm hiểu và học hỏi từ
những nước láng giềng, tiêu biểu là Nhật Bản và Nam Hàn, tại sao họ tiến
bộ nhanh như vậy?
Chỉ vỏn vẹn 20 năm sau Đệ Nhị Thế Chiến,Nhật Bản, một quốc gia bại
trận kiệt quệ, họ đã vươn nhanh ra khắp thế giới với những sản phẩm điện
tửthống lĩnh thị trường, rồi xe hơi với phẩm chất cao có số bán đứng
đầu thế giới hôm nay. Nối gót Nhật Bản là Nam Hàn, mà hoàn cảnh không
khác VN, thì nay cũng là một quốc gia phát triển giàu mạnh. Nhật Bản và
Nam Hàn đều là đồng minh của Hoa Kỳ, đã cùng dắt tay nhau tiến bước,
trong khi VN đã quan hệ với HK 20 năm rồi mà vẫn ì ạch không cất bước
nổi?tại sao? Và liệu HK có giúp gì được cho VN không? Câu trả lời không ở
phía Hoa Kỳ mà ở phía VN.
Chúng tôi cho rằng có ba yếu tố chính là ma lực đã và đang kìm hãm sự phát triển của Việt Nam là:
Thứ nhất thành phần lãnh đạo kém, không có viễn kiến, không có lòng
yêu tổ quốc yêu đồng bào. Tập đoàn lãnh đạo đảng CS rất tham lam, gian
dối, kiêu căng tự cao tự mãn, lấy việc đánh Pháp đánh Mỹ làm vẻ vang,
ngủ yên trên chiến thắng. Hãy nhìn vào nội dung chương trình giáo dục từ
tiểu học đến đại học sẽ thấy VN hôm đang xây dựng những thế tương lai
mang tính thụ động, ích kỷ, hãnh diện hão huyềnvà xa rời thực tế thì đủ
biết hậu qua VN sẽ đi về đâu.
Thứ hai là thể chế chính trị lỗi thời. VN cố bám lấy thể chế độc tài,
độc đảng, chuyên quyền, bóc lột tham những, mưu lợi cho phe đảng thay
vì làm lợi cho cả quốc gia dân tộc.
Thứ ba là dựa vào Trung Cộng để nắm giữ quyền lực.Đảng CSVN chịu sự
chỉ đạo của TC, đi ngược với nguyên vọng của đồng bào. Trung Cộng dùng
kinh tế, chính trị, văn hóa khống chế VN.
Do ba yếu tố trên đây đã kìm hãm sự phát triển của VN, cho dù VN có
quan hệ ngoại giáo với Hoa Kỳ hay bất cứ quốc gia văn minh tiến bộ nào
đi nữa, thì họ cũng không thể làm gì hơn được,bởi VN không muốn nước
khác, trừ TC, xen vào chuyện nội bộ của mình, khi trong nhà đầy dẫy sai
trái, bất công thối nát, và tự ái hão huyền.
Từ những nhận định trên, VN muốn phá vỡ tình trạng bế tắc hiện nay
thì phải gỡ bỏ cả ba cái ma lực đang đè năng chúng ta. Muốn vậy, người
dân VN phải tự hành động dành lạichủ quyềncủa mình, bắt đầu từ hạ tầng
cơ sở,chống lại sự áp bức của chi bộ đảng, củabọn cường hào ác bá và côn
đồ do đảng dựng nên ở đia phương. Khai dụng sức mạnh từ quần chúng đã
có từ ngàn đời, lẽ tất thắng sẽ về tay nhân dân.
Cám ơn quí thính giả đã theo dõi bài quan điểm của chúng tôi.
LLTDCNTQ
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen