12242014-behind-the-petitions.mp3
Từ
vài năm qua mỗi lần có sự việc quan trọng xảy ra người ta thấy xuất
hiện những thư ngỏ, kiếnnghị gửi cho nhà nước những đề nghị mà hàng
ngàn người ký tên yêu cầu thực hiện. Những thư ngỏ, kiến nghị ấy chưa
bao giờ được trả lời hay thực hành dù là một điều rất nhỏ. Câu hỏi đặt
ra, tại sao không có kết quả nhưng hàng ngàn người vẫn tiếp tục ký những
kiến nghị có vẻ vô vọng ấy?
Sau
khi nhà văn Nguyễn Quang Lập tức Bọ Lập bị bắt vào ngày 6 tháng 12, bốn
ngày sau một bức thư do nhà văn Nguyên Ngọc chủ xướng với hơn 600 chữ
ký ban đầu gửi đến cho ba ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng và Trần
Đại Quang yêu cầu thả nhà văn vô điều kiện. Thư yêu cầu này có con số
tăng hàng ngày cho tới hôm nay, trong ngày lễ Giáng Sinh năm 2014 con số
người ký tên đã gần tới 1.500 người.
Lời
lẽ trong thư yêu cầu cũng theo trình tự như những kiến nghị, thư ngỏ
trước đây nghĩa là cũng chứng minh một cách thuyết phục rằng việc bắt
nhà văn Nguyễn Quang Lập là vi phạm quyền tự do ngôn luận, là gây xúc
động cho dư luận vì ông đang trọng bệnh, và tính chính đáng của việc bắt
giữ là đáng nghi ngờ vì những dấu hiệu vi phạm luật pháp của việc bắt
giữ rất rõ ràng.
Đạo
diễn Trần Văn Thủy với tác phẩm nổi tiếng “Hà Nội trong mắt ai” lần đầu
tiên đặt bút ký vào thư yêu cầu như thế cho biết cảm nghĩ của ông:
-Có
lẽ tôi cũng chỉ một trong những người quan tâm và đã ký vào kiến nghị
để yêu cầu trả tự do cho nhà văn Nguyễn Quang Lập. Tôi xin nói thêm một
chút là trước giờ anh Lập là người được nhiều người quý mến và kính
trọng trong đó có tôi bởi vì những gì anh ấy đã đóng góp cho xã hội qua
quan điểm của anh ấy là con thuyền chở sự thật đến với mọi người thì tôi
thấy rất đáng quý trọng.
Tôi có cái băn khoăn là khi chúng ta thả được Cù Huy Hà Vũ, rồi Điếu Cày và rồi chúng ta lại bắt thêm người khác thì tôi thấy nó cũng hòa cả làng. Người ta nhìn vào và thấy xã hội Việt Nam không thể có niềm hy vọngĐạo diễn Trần Văn Thủy
Nói
về chuyện chúng tôi tham gia ký vào kiến nghị thì trước tiên phải nói
cái uy tín của nhà văn Nguyên Ngọc rất là lớn, ông là người khởi xướng
việc này và rất nhiều người đã tham gia hưởng ứng và tôi thấy đây là
việc nên làm. Có lẽ quyết định cuối cùng là phải có sự đổi mới hay xem
xét như thế nào đấy ở những người có trách nhiệm, thẩm quyền bởi vì nó
có rất nhiều lý do giống như trong bức thư mà GS Ngô Bảo Châu cùng với
hai GS ở Mỹ đã đề nghị rằng không có lý do gì mà lại đi bắt những người
đang ốm đau bệnh tật như thế. Có lẽ làm như vậy thì bộ mặt xã hội Việt
Nam đối với bên ngoài nó không tốt đẹp.
Còn việc đúng sai, tốt xấu, hay dở thế nào thì nó phải dựa vào pháp luật. Nó phải dựa vào cái gì công khai minh bạch.
Tôi
có cái băn khoăn là khi chúng ta thả được Cù Huy Hà Vũ, rồi Điếu Cày và
rồi chúng ta lại bắt thêm người khác thì tôi thấy nó cũng hòa cả làng.
Người ta nhìn vào và thấy xã hội Việt Nam không thể có niềm hy vọng.
Chữ
ký dù của ai chăng nữa không phải là yếu tố mạnh nhất khiến nhà nước
phải giải quyết nhưng những người ký tên tin rằng sự nhẫn nại kiên trì
của mình rồi một lúc nào đó sẽ có kết quả vì kết quả của một kiến nghị
không đến từ phía nhà nước mà đến từ sự phản ứng của dư luận. Chữ ký
càng nhiều thì phản ứng càng lớn và phản ứng ấy tác động lên chính người
nhận kiến nghị là một điều không thể tránh.
Không
giống như nhân sĩ, trí thức, đa số người trẻ có hoạt động tranh đấu
không ai tin rằng kiến nghị có thể làm thay đổi cục diện và kiến nghị mà
không có hoạt động tiếp theo chỉ là một hành động tự an ủi mình. Bạn
trẻ Lã Việt Dũng từ Hà Nội cho biết:
Chữ ký càng nhiều thì phản ứng càng lớn và phản ứng ấy tác động lên chính người nhận kiến nghị là một điều không thể tránh
-Thực
ra bọn em không tin vì những việc ký như thế nó không tác dụng gì nữa
cả mà em muốn rằng mọi người thay vì ký thì nên có hành động quyết liệt
hơn. Thật ra nếu mà ký nằm trong một kế hoạch tổng thể thì OK chứ nếu mà
ký chỉ để chỉ thỏa mãn cái tâm trạng của chính mình rằng tôi đã lên
tiếng cho một việc nhỏ nhoi nào đó thì bọn em không đồng ý tức là bản
thân của em em không ký và nghĩ rằng nên làm những việc khác to hơn.
Thực
ra trước đây đã có rất nhiều lần ký rồi nhưng như bọn em mong chờ là
người khởi xướng sau đó phải làm một cái gì với các chữ ký đó, phải làm
gì đó…nhưng mà thực sự em không thấy có một hành động tiếp theo gì cả.
Đối với cá nhân em thấy rằng việc ký đó như một cách tự an ủi chứ không
phải là một hành động thật sự vì thế em không tham gia trong lần này.
Tác động của kiến nghị
Sẽ
có người đặt câu hỏi: Nếu nói rằng không có tác động thì tại sao công
an, dân phố mỗi lần có một kiến nghị xuất hiện lại tới từng nhà của
người ký tên truy hỏi, vận động rút tên hay thậm chí là sách nhiễu hăm
dọa? Những động thái này rõ ràng cho thấy nhà nước rất ngại dư luận vì
chính kiến nghị là một tuyên ngôn gửi cho dư luận nhưng dùng chữ kiến
nghị để ngụy trang mục đích của mình.
Ông
Đào Tiến Thi một chuyên gia đang làm việc cho chính phủ khi được hỏi
tại sao tất cả những kiến nghị từ trước tới nay chưa bao giờ được phản
hồi từ nhà nước nhưng ông vẫn kiến trì ký tên ông nói:
-Thực
tế như anh nói là đúng, tức là chúng tôi ký không biết bao nhiêu kiến
nghị rồi nhưng không bao giờ có một hồi âm gì mà nếu như có hồi âm thì
nó sẽ có kiểu khác tức là người ta đi truy tìm để xem mình có phải là
người ký không, tại sao ký? Có khi truy vấn ai thảo cái bức đó và một
loạt sự răn đe khác. Ký là đã chấp nhận một sự phiền lụy có khi còn nguy
hiểm nhưng chúng tôi vẫn ký.
Chúng tôi muốn nêu những điều đó cho tất cả dư luận chứ không riêng nhà cầm quyền bởi vì dư luận nhiều khi cũng không hiểu, người ta cứ thấy bắt là nghĩ rằng có tội gì đấy. Chúng tôi muốn thể hiện rằng những người ấy không có tội mà còn có công với đất nướcÔng Đào Tiến Thi
Thế
còn như anh nói không bao giờ được phản hồi thì cái đó là đúng nhưng
chúng tôi vẫn ký là vì những lý do như thế này. Thứ nhất, chúng tôi vẫn
kiên trì cái tinh thần của mình là đấu tranh ôn hòa, nói lẽ phải và phân
tích cho nhà cầm quyền những lẽ phải những điều ích nước lợi dân. Vẫn
kiên trì tin rằng đến một lúc nào đó họ sẽ tỉnh ngộ. Thứ hai, chúng tôi
muốn thể hiện cái chính nghĩa. Riêng trường hợp anh Nguyễn Quang Lập thì
tôi thấy đã thể hiện cái tâm rất tốt của nhà văn và tất cả những gì mà
nhà văn viết về tiêu cực, cái xấu của xã hội là mong đóng góp một cách
chân thành đối với đất nước.
Cũng
như kiến nghị của ba giáo sư người Việt ở Mỹ vừa rồi nêu cái ý thứ nhất
là cái tâm rất tốt của nhà văn Nguyễn Quang Lập. Chúng tôi cũng khẳng
định cái chính nghĩa, cai tinh thần đóng góp cho đất nước của nhà văn
Nguyễn Quang Lập.
Chúng
tôi muốn nêu những điều đó cho tất cả dư luận chứ không riêng nhà cầm
quyền bởi vì dư luận nhiều khi cũng không hiểu, người ta cứ thấy bắt là
nghĩ rằng có tội gì đấy. Chúng tôi muốn thể hiện rằng những người ấy
không có tội mà còn có công với đất nước.
Kiến
nghị tự bản thân là một sự xin phép nhã nhặn trước nhà cầm quyền tuy
nhiên phía sau nó ẩn chứa sức mạnh của quần chúng. Từ xin phép đến yêu
cầu là một chặng đường dài. Phải qua rất nhiều kiến nghị mới tới thư
ngỏ. Từ thư ngỏ tới thư yêu cầu lại là một chặng khác cho thấy lòng dân
ngày một tự tin hơn vào chữ ký của mình tuy không thay đổi ngay lập tức
chính sách của nhà nước nhưng lay động được những người vốn chưa tin vào
các bức thư như thế.
Nếu
bản kiến nghị ngưng khai thác boxit vào tháng 10 năm 2010 được hàng
ngàn tên tuổi trí thức khoa học gia ký tên nhưng không được nhà nước
quan tâm thì khi kiến nghị thả TS Cù Huy Hà Vũ vào năm 2011 khiến không
ít người ký kiến nghị lâm vào tai họa cho thấy mức độ lo lắng các kiến
nghị lay động người dân ngày càng cao của nhà nước.
Kiến nghị tự bản thân là một sự xin phép nhã nhặn trước nhà cầm quyền tuy nhiên phía sau nó ẩn chứa sức mạnh của quần chúng
Cùng
năm 2011 một kiến nghị khác yêu cầu bảo vệ và phát triển đất nước rồi
tới năm 2012 văn bản mang chữ ký của 71 trí thức gửi Quốc hội và lãnh
đạo cũng gây chú ý cho dư luận trước những bế tắc, bất cập mà nhà nước
bị bao vây.
Không
ngừng ở đó, trong dịp sửa Hiến Pháp năm 2013, kiến nghị của 72 nhân sĩ
trí thức đã như tiếng chuông cho thấy chính phủ không còn tự do tung
hoành trên một phần đất linh thiêng mang tên hiến pháp mặc dù sau đó
tiếng kêu của họ lại như những lần trước rơi vào im lặng.
Tuy
biết không ai trong chính quyền sẽ lên tiếng trả lời nhưng ngày 28
tháng 7 năm 2014 bản kiến nghị mang chữ ký của 61 tướng lãnh cán bộ cao
cấp được tiếp tục tung ra dư luận yêu cầu Đảng thay đổi cương lĩnh, từ
bỏ theo đuổi đường lối chủ nghĩa xã hội và phải có biện pháp mạnh đối
phó với Trung Quốc.
Thư
yêu cầu thả Bọ Lập vào ngày 6 tháng 12 năm 2014 vì thế sẽ không phải là
bức thư có hình thức kiến nghị, yêu cầu cuối cùng của người dân gửi cho
nhà nước.
Nhìn
vào nội dung từng sự việc người ta thấy có những yếu tố làm nảy sinh
kiến nghị. Thứ nhất là sự dung dưỡng những sai trái của nhà nước trước
việc khai thác tài nguyên quốc gia. Thứ hai là sự chủ quan và duy ý chí
của một nhóm lãnh đạo cao cấp trước các vấn đề biển đảo. Thứ ba sự độc
quyền cai trị đã dẫn đất nước tới một mô hình mất dân chủ không thể phát
triển một cách bình thường. Và thứ tư là luật pháp bị diễn giải tùy
tiện dẫn tới bất công khiến trí thức trở thành bù nhìn và dân oan xuất
hiện trên mọi miền đất nước.
Những
lý do cốt lõi ấy được bày trọn trong từng tờ kiến nghị với hàng ngàn
chữ ký không thể là một việc làm nông nổi và vô vọng. Người ký tên đã
bộc lộ quyền thực thi dân chủ của mình một cách ôn hòa và việc thực thi
dân chủ ấy nếu tiếp tục nhân rộng sẽ là bài toán không lời giải cho bất
cứ một chính quyền toàn trị nào.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen