VRNs (16.12.2014) –
Hơn 10 tổ chức Xã hội dân sự (XHDS) Việt Nam đã tổ chức kỷ niệm 66 năm
Ngày Nhân Quyền (NNQ), tại DCCT Sài Gòn, từ 09 giờ đến 13 giờ 30, hôm
qua, 15.12.2014.
Hòa
thượng Thích Không Tánh, Viện phó điều hành Tăng đoàn Giáo hội Phật
giáo VNTN cho biết lý do NNQ được toàn thế giới kỷ niệm vào ngày 10.12,
nhưng các XHDS ở VN chỉ có thể tổ chức vào ngày 15.12 là do công an
canh, và ngăn cản không cho các thành viên lãnh đạo và đại diện các tổ
chức đến gặp nhau.
Mục
sư Nguyễn Mạnh Hùng, quản nhiệm Hội thánh Chuồng Bò, thuộc Giáo hội
Mennonite Độc lập cho biết việc các XHDS quy tụ ngày hôm nay khẳng định
quyền tự do hội họp của công dân, không ai có quyền ngăn cản. Mục sư
Hùng cũng là người điều hợp buổi họp mặt kỷ niệm này.
Tham
dự buổi kỷ niệm này có các tổ chức: Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo VNTN,
Phật giáo Hòa Hảo, Tin Lành Mennonite, Hội đồng Liên tôn VN, Văn phòng
Công lý hòa bình DCCT, Hội phụ nữ nhân quyền, Con đường Việt Nam, Hội
cựu tù nhân lương tâm, Hội nhà báo độc lập, Hội anh em dân chủ, Hội bảo
vệ quyền tự do tôn giáo, Diễn đàn UPR, Mạng lưới blogger VN, Hội Bạch
Đằng Giang, Lao Động Việt, Liên hiệp dân oan, CLB Lê Hiếu Đằng.
Phát
biểu mở đầu, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, đồng chủ tịch Hội cựu tù nhân lương
tâm cho biết, ngày 10.12 vừa qua, lần đầu tiên các XHDS đã gởi đến đồng
bào quốc nội và hải ngoại thông điệp đầu tiên nhân NNQ.Thông điệp này tức khắc được ủng hộ không chỉ cộng đồng người Việt khắp nơi, mà cả các hệ thống truyền thông quốc tế.
Trong
lời phát biểu, bác sĩ Quế nhắc lại sự kiện ngày 10.12.1948, khi Công
ước quốc tế về nhân quyền được thông qua, thì công dân các nước trên thế
giới được sống các quyền tự do của mình, nhưng đau buồn thay, 1/2 dân
cư của thế giới thuộc về các nước cộng sản lại bị vi phạm nhân quyền
cách nghiêm trọng. Các nước cộng sản dần dần đã sụp hết, đến nay chỉ còn
Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn, Cuba và Lào. Dự báo thời gian tồn tại
cũng không còn lâu.
Bác
sĩ Quế xúc động về các bạn trẻ dân thân cho hoạt động xã hội trong
những năm gần đây, đặc biệt là hoạt động phổ biến Công ước quốc tế về
Nhân Quyền của Con Đường VN và các tổ chức khác. Có hàng trăm ngàn bản
Công ước được in dưới nhiều hình thức khác nhau được gởi đến mọi người ở
mọi nơi, từ bến xe đến đồn công an, từ công viên đến quán cà phê, từ
phố chợ đến trước cổng tòa án nhân dân. Việc khởi động phong trào “Chúng
tôi muốn biết” của Mạng lưới blogger gây chú ý mạnh mẻ toàn xã hội,
việc ra đời các tổ chức Hội cựu tù nhân lương tâm, Hội nhà bao độc lập
Việt Nam đã thực sự là một khẳng định về quyền công dân.
Ngay
sau đó, cha Giuse Đinh Hữu Thọai, Trưởng văn phòng Công lý hòa bình
trình bày sơ lược về họat động. Theo đó, từ tháng 05.2011, Tu viện DCCT
Sài Gòn quyết định mỗi Chúa nhật cuối tháng lúc 20 giờ, sẽ có thánh lễ
cầu nguyện cho công lý và hòa bình. Ban đầu dân thập phương đến cầu
nguyện, dần dần nhu cầu của dân oan cần trợ giúp pháp lý, nên tháng
04.2013, Phòng công lý và hòa bình được thành lập để hỗ trợ pháp lý cho
dân oan. Hiện có hơn 700 hồ sơ, trong đó 90% là liên quan đến đất đai.
Hiện nay, Phòng công lý hòa bình kế thừa các hoạt động của Hòa thượng
Thích Không Tánh, Chùa Liên Trì để tổ chức các hoạt động tri ân cho quý
ông thương phế binh (TPB) VNCH. Năm nay chương trình mở rộng thêm hoạt
động chăm sóc sức khỏe cho các công TPB, mổ mắt, làm kính, tặng xe lăn
xe lắc, mua bảo hiểm y tế … Hiện có khoảng 1000 hồ sơ TPB.
Góp
vui trong ngày kỷ niệm nay, luật sư Nguyễn Văn Đài, Hội anh em dân chủ
từ Hà Nội qua đại diện ở Sài Gòn gởi tặng các tham dự viên mỗi người một
chiếc áo thun có in logo của NNQ và nhấn mạnh “Phán đối bạo lực, sách
nhiễu người dân”. Mục sư Hùng và mục sư Du (cũng thuộc HT Chuồng Bò)
trao tận tay các tham dự viên món quà dễ thương này.
Sau
đó thạc sĩ Phạm Bá Hải, điều phối viên của Hội cựu tù nhân lương tâm
trình bày hoạt động của Hội trong năm qua và hướng đi của năm 2015.
Nguyên tắc chung của Hội là “Thả tất cả tù nhân lương tâm và thúc đẩy
phát triển các tổ chức XHDS”. Ông Hải cũng cho biết đã có rất nhiều hoạt
động cụ thể như lên tiếng phản đối chính sách sai trái, ủng hộ tù nhân
lương tâm, gởi báo cáo về chống tra tấn, … thăm viếng các cựu tù nhân và
thân nhân. Nhìn chung, các hoạt động đã qua, và năm sắp tới vẫn hướng
đến những hoạt động nhằm đòi quyền cư xử nhân đạo trong các nhà tù,
quyền tự do lập hội, quyền tự do hội họp, quyền tự do đi lại, quyền an
toàn thân thể.
Kế
tiếp linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh, DCCT trình bày đôi nét về Hội đồng
liên tôn VN và Hội bảo vệ quyền tự do tôn giáo. Theo đó, Hội đồng liên
tôn VN hiện nay là “phiên bản thứ ba”. Phiên bản một đã có từ thời các
bậc khai đạo Cao Đài và Hòa Hảo, nhưng không thành. Phiên bản hai vào
thập niên 90 thế kỷ 20 với Đại lão Hòa thượng Thích Quãng Độ, Cụ hội
trưởng Lê Quang Liêm, Linh mục Chân Tín và một vài vị khác, nhưng do
nhiều lý do và ngăn trở, nên cũng không duy trì được. Hội đồng liên tôn
VN hiện nay khởi đầu từ giữa năm 2012 tại Chùa Liên Trì, do Hòa thượng
Thích Không Tánh chủ động mời đại diện các chức sắc tôn giáo cùng tham
gia các buổi cầu nguyện và phát quà cho các cháu bệnh nhân ung thư và
các ông thương phế binh. Sau vài lần, các hoạt động này bị công an quốc
hai đánh phá, gây khó khăn, ngăn chặn. Các chức sắc vào cuối năm 2012 về
DCCT và chính thức thành lập Hội đồng liên tôn. Hội đồng liên tôn có
Ban lãnh đạo gồm 5 vị đồng chủ tịch của năm tôn giáo, do các chức sắc
cùng tôn giáo thành viên hội đồng bầu lên. Thường trực có vị điều phối
viên và vị phụ tá là tổng thư ký. Hội đồng liên tôn đã lên tiếng nhiều
vấn đề liên quan đến tự do tôn giáo, cũng như về an nguy của tổ quốc.
Trong năm qua, Hội đồng liên tôn VN được chỉ định là nơi chính thức để
đặc phái viên tư do tôn giáo Liên Hiệp Quốc đến làm việc. Báo cáo sơ bộ
của vị đặc phái viên, ông Heiner Bielefeldt, trước khi rời VN đã phản
ánh nhiều nội dung đã được trao đổi với Hội đồng liên tôn. Hiện nay, Hội
đồng liên tôn đang chuẩn bị kêu gọi các XHDS và cộng đồng cùng lên
tiếng kêu gọi hủy bỏ bản án tử hình, vì án tử hình mà oan sai là không
cách nào sửa được nữa.
Về
Hội bảo vệ tự do tôn giáo, cha Thanh cho biết, Hội này đã được lập từ
đầu năm 2014. Hội hiện nay đang triển khai hai dự án: (1) Báo cáo những
vi phạm tự do tôn giáo của các cơ quan thuộc chính phủ mỗi ba tháng. báo
cáo này được chuyển trực tiếp tới Văn phòng cao ủy nhân quyền LHQ tại
Bangkok, Thái Lan. (2) Bảo vệ quyền thực hành tôn giáo trong quân ngũ.
Những chí bộ độ là những công dân ưu tú, là những người đang trực tiếp
và sẵn sàng hy sinh xương máu và mạng sống để bảo vệ tổ quốc, họ đáng
được ứu đãi hơn hết mọi người. Tuy nhiện hiện nay, khi đi nghĩa vụ quân
sự, các công dân đó bị tước đi quyền thực hành tôn giáo. Họ chỉ được
thực hành cách âm thầm và riêng tư, thậm chí, nhiều quân nhân phải trốn
trại lính để đi lễ ngày Chúa nhật, sau đó bị kỷ luật. Hiến pháp đều 24
quy định công dân có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, tự do theo hoặc
không theo tín ngưỡng, tôn giáo. Nhưng nhiều công dân theo tôn giáo đi
vào bộ đội đã không được thực hành tôn giáo. Việc chăm sóc đời sống tôn
giáo cho quân nhân là một yếu tố qaun trọng giúp xây dựng một quân đội
mạnh. Các nước có quân đội mạnh trên thế giới luôn chăm sóc tốt đời sống
tôn giáo cho quân nhân.
Cha
Thanh cho một ví dụ cụ thể. Một tân binh ra trận, lần đầu tiên bắn chết
một người của phía bên kia. Anh ta sẽ gặp hniều bối rối và hoảng loạn,
vì dù sao đó cũng là hành vi giết người. Nếu những xáo trộn từ tâm lý
xoáy sâu vào tâm linh đó không được giải quyết thì sẽ tạo ra một quân
đội có những người lính bất quân bình, và là một quân đôi không an toàn.
Hiện nay các văn thư liên quan đến vấn đề này đã được gởi đến các vị
đứng đầu quốc gia Việt Nam và các quân khu.
Ngoài
ra cha Thanh cũng đánh giá cao các XHDS Việt Nam và đề nghị các XHDS
chú ý đến điểm mấu chốt của XHDS là ví cộng đồng và nhờ cộng đồng. Ngoài
những người lãnh đạo, người điều phối hoạt động, cần phải có những
người làm việc vận động cộng đồng. Đây là một vấn đề quan trọng bậc nhất
trong lúc này.
Tiếp
theo, Hòa thượng Thích Không Tánh trình bày về các hoạt động xã hội của
Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo VNTN. Hòa thượng cũng lên án chính sách cố
tình xoá tôn giáo bằng cách lập ra các tôn giáo quốc doanh. Thầy cho
một minh họa đau lòng là tại Bà Rịa,người ta cho xe ủi cổng chùa để xây
lại cổng ấp văn hóa. Các nhà sư ra can ngăn thì bị đánh nhừ đòn.
Kế
đó, tiến sĩ Phạm Chí Dũng trình bày về Hội nhà báo độc lâp. Ông cho
biết số người truy cập vào website của hội hàng ngày từ 50 đến 55 ngàn,
và sẽ phấn đấu được 100 ngàn vào năm tới. Dứ báo về năm 2015, liệu những
người hoạt động xã hội sẽ bị bắt nhiều, bầu khi tự do sẽ thế nào? Tiến
sĩ Dũng cho biết 50-50, nhưng có chút hy vọng, như là xu thế bắt buộc.
Sau
đó, mục sư Nguyễn Mạnh Hùng trình bày về những bách hại tôn giáo xảy ra
tại Bình Dương cho Tin Lành Mennonite độc lập như truyền thông đã liên
tục đưa tin.
Sau
đó anh Hoảng Dũng trình bày về các hoạt động quảng bá Công ước quốc tế
về nhân quyền. Đặc biệt, hai tháng qua, Phong trào Con đường VN đã phát
hành báo giấy qua Bản tin MỞ. Đây là hoạt động phối hợp với website Dân
Luận.
Các tổ chức và cá nhân tiếp tục được mời trao đổi những suy nghĩ và kế họach hoạt động của năm 2014 và 2015.
PV. VRNs
Nguồn ảnh: Các Facebooker tham gia lễ kỷ niệm
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen