Tiến
sĩ Cù Huy Hà Vũ (phải) cùng vợ là luật sư Nguyễn Thị Dương Hà và nhà
văn Trần Khải Thanh Thuỷ trong buổi trao Giài Nhân quyền 2014 do Mạng
lưới Nhân quyền Việt Nam tổ chức tại San Jose ngày 7-12-2014 (ảnh Bùi
VănPhú)
13.12.2014
Trong
những ngày qua một số người Việt trong và ngoài nước đã lên tiếng về
vấn đề cải cách luật pháp tại Việt Nam, đặc biệt liên quan các điều 79
(hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân), 88 (tuyên truyền chống nhà
nước xã hội chủ nghĩa), và 258 (lợi dụng tự do dân chủ để xâm phạm
quyền lợi nhà nước) của Bộ luật hình sự.
Nhiều
tù nhân lương tâm đang bị giam tại Việt Nam là bị nhà nước kết án tù vì
bị kết tội đã “vi phạm” những điều này của bộ luật vừa nêu.
Anh
Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh bị bắt mấy tháng trước, mới đây giáo sư Hồng Lê
Thọ và nhà văn Nguyễn Quang Lập cũng bị bắt và bị cáo buộc vi phạm điều
258.
Cải
cách luật pháp để bảo vệ nhân quyền là những đề nghị của Hội đồng Nhân
quyền LHQ trong kỳ kiểm định thường niên mới đây dành cho Việt Nam, một
thành viên thường trực của hội đồng này.
Đó
cũng là những khuyến cáo của Liên hiệp Châu Âu (EU) cũng như của Hoa Kỳ
khi ký kết các hiệp định thương mại, mậu dịch với Việt Nam, cũng như
khi quốc gia này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ một thập
niên qua.
Giáo
sư luật hiến pháp Nguyễn Đăng Dung của Đại học Quốc gia Hà Nội hôm 1-12
nói với BBC Tiếng Việt rằng hiện đang có bàn luận trong giới lãnh đạo
về việc sửa đổi các điều luật 79, 88 và 258.
Trong
buổi gặp gỡ truyền thông tại San Jose chiều 6-12, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ
cũng đã đòi bỏ những điều trên trong Bộ luật hình sự Việt Nam và cả điều
4 Hiến pháp.
Trên
mạng BBC, hôm 8-12 thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung, một cựu tù nhân chính trị
từ trong nước, có bài viết “Bảo vệ nhân quyền cần hiến pháp dân chủ”
đưa ra những nhận định về tình hình nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam và
lên tiếng muốn bỏ không chỉ những điều luật phản dân chủ trên mà còn
muốn có một bản hiến pháp mới cho đất nước.
Theo
tác giả: “Điều quan trọng trong tiến bộ nhân quyền không phải là bỏ
những điều luật bất công, mơ hồ như điều 79, 88, 258 của Bộ luật Hình
sự, hoặc điều 4 Hiến pháp.”
Thạc
sỹ Trung đề nghị: “Để xóa bỏ tình trạng vi phạm nhân quyền, bất công xã
hội đang diễn ra rộng khắp, không gì khác hơn là phải có một bản Hiến
pháp mới thật sự dân chủ để đảm bảo quyền làm chủ của người dân, giới
hạn quyền lực nhà nước (tam quyền phân lập), và quyền tài phán Hiến pháp
độc lập.”
Tuy nhiên tác giả đã không đưa ra phương án cụ thể hay một tiến trình để Việt Nam có một bản hiến pháp mới.
Làm thế nào để có một bản hiến pháp phản ánh được ý dân?
Trong
việc soạn thảo hiến pháp, có những tiến trình khác nhau tại nhiều quốc
gia, nhưng hiến pháp của một quốc gia và mọi sửa đổi phải được quốc hội
phê chuẩn chấp thuận.
Hiến pháp Mỹ là bản văn nguyên thuỷ ra đời năm 1789 và đến nay có 27 tu chính án.
Từ năm 1932, Thái Lan đã có 16 bản hiến pháp khác nhau, khi thì sửa đổi, khi viết lại mới sau những cuộc đảo chánh.
Nước
Pháp ban hành bản hiến pháp đầu tiên năm 1791. Hiện nay là Hiến pháp Đệ
Ngũ Cộng hòa ra đời từ năm 1958 và đã sửa đổi 18 lần.
Nhật Bản có Hiến pháp 1947, gọi là Hiến pháp Hậu Chiến tranh, là bản tu chính của Hiến pháp Meiji 1889.
Malaysia sau khi được Anh trao trả độc lập có Hiến pháp 1957 và được sửa đổi năm 1963.
Hiến
pháp đầu tiên của Nam Triều Tiên ban hành năm 1948. Sau những năm dưới
chế độ độc tài và nhiều lần sửa đổi trước đòi hỏi dân chủ của dân, bản
hiến pháp mới nhất năm 1988 được quốc hội phê chuẩn và qua một cuộc
trưng cầu dân ý.
Việt
Nam sau ngày tuyên bố độc lập 2-9-1945 có Hiến pháp 1946. Đến nay đã có
những bản hiến pháp 1959, 1976, 1980, 1992. Mới nhất là hiến pháp được
sửa đổi và ban hành ngày 28-11-2013, có hiệu lực từ đầu năm 2014.
Ngoại
trừ Việt Nam, những bản hiến pháp mới nhất của những quốc gia dẫn trên
đều được quốc hội với đại diện của nhiều đảng chính trị tham gia trong
việc soạn thảo, sửa đổi hay qua trưng cầu dân ý.
Với
cơ chế hiện nay, quốc hội là cơ quan có quyền sửa đổi hiến pháp. Tuy
nhiên, vì Việt Nam còn là một quốc gia với nền chính trị độc đảng, chưa
phản ánh được ý dân nên để có một hiến pháp dân chủ, trước hết cần có
cải cách chính trị cho phép người dân tự do phát biểu chính kiến mà
không bị trấn áp hay bỏ tù như đang xảy ra.
Năm
ngoái, nhân sự việc sửa đổi hiến pháp, 130 trí thức và nhân sĩ trong
ngoài nước đã ra một tuyên bố đòi cải cách chính trị tại Việt Nam, bỏ
Điều 4 Hiến pháp và trả lại cho dân các quyền dân sự, chính trị như ghi
trong điều 69, trong các công ước quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn từ ba
chục năm qua.
Cùng
lúc, một trang mạng có tên Diễn đàn Xã hội Dân sự được mở ra là nơi phổ
biến những ý kiến, phản biện về thay đổi chính trị cho Việt Nam. Mới
đây có mạng Việt Nam Thời Báo của Hội nhà báo Độc lập. Nhiều năm qua đã
có mạng Boxitvn.net là nơi để bàn luận về những cải cách nhằm đưa tới
dân chủ cho đất nước.
Tháng
trước, ông Nguyễn Công Khế, nguyên Tổng Biên tập báo Thanh Niên có bài
viết trên ấn bản quốc tế của báo New York Times đòi tự do báo chí để
Việt Nam có thể phát triển hơn.
Năm
ngoái, luật gia Lê Hiếu Đằng trước khi qua đời cũng phổ biến một bài
viết kêu gọi thành lập Đảng Dân chủ Xã hội để làm đối trọng với Đảng
Cộng sản đang độc quyền cai trị.
Truyền
thông chính thống trong nước không phổ biến các đóng góp ý kiến của ông
Khế, ông Đằng cũng như của giới trí thức Việt Nam.
Đã
có nhiều tiếng nói kêu gọi sinh hoạt chính trị đa đảng cho Việt Nam
được cất lên từ những thập niên trước, cũng như cho đến hôm nay: Trần
Xuân Bách, Phan Đình Diệu, Nguyễn Đan Quế, Đoàn Viết Hoạt, Trần Độ,
Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Vũ Bình, Phạm Hồng Sơn, Hoàng Minh Chính,
Phạm Viết Đào, Đoàn Thanh Liêm, Cù Huy Hà Vũ v.v…
Gần
đây, vài đại biểu quốc hội và quan chức nhà nước đã lên tiếng về việc
ban hành những luật liên quan đến báo chí, biểu tình cũng như về các
điều luật không còn phù hợp với thực tế phát triển của Việt Nam.
Như
đã nhiều lần lên tiếng trước đây, nay đề nghị quốc hội Việt Nam ban
hành những bộ luật cải cách chính trị cần thiết cho tiến trình phát
triển và dân chủ hoá đất nước.
1/
Huỷ bỏ những điều 79, 88 và 258 của Bộ luật hình sự. Trả tự do cho
những ai vì phát biểu quan điểm trong tinh thần ôn hòa đã bị kết án tù
vì những điều luật này.
2/
Ban hành luật về tự do báo chí, vì truyền thông báo chí là môi trường
để người dân nói lên quan điểm, bức xúc của mình. Một nền dân chủ, một
đất nước phát triển không thể thiếu tự do thông tin, báo chí.
3/ Ban hành luật tổ chức đảng chính trị cho phép sinh hoạt đa đảng.
4/ Ban hành luật mới về bầu cử quốc hội với sự tham gia của các đảng chính trị.
5/ Quốc hội mới sẽ tu chính hiến pháp. Bỏ Điều 4, thêm cơ quan độc lập để giải thích hiến pháp.
Khi nào Việt Nam có một bản hiến pháp dân chủ thì nhân quyền mới được tôn trọng.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen