Tọa
đàm chủ đề ‘Cơ chế của Liên Hiệp Quốc về Bảo vệ Người bảo vệ Nhân
quyền’ diễn ra hôm nay 26 tháng 11 tại cơ sở sinh hoạt của Nhà thờ Thái
Hà ở Hà Nội.
Đại diện Công an không dự
Ban
tổ chức cuộc tọa đàm gồm Diễn đàn Xã hội Dân sự và Nhóm Công tác UPR
Việt Nam trước ngày diễn ra cuộc tọa đàm đã công khai thư mời trên mạng,
đồng thời gửi thư qua đường phát chuyển nhanh đến Bộ Công An và Sở Công
an Hà Nội mời đại diện của hai cơ quan này đến tham dự.
Tôi đi bộ khoảng 500 mét đến bến ô tô buýt, họ tìm mọi cách cản không cho tôi lên ô tô buýt. Tôi vẫy taxi thì họ không cho lên taxi và đuổi taxi đi; lên xe máy cũng như vậy.
-TS Nguyễn Quang A
Tiến
sĩ Nguyễn Quang A, thuộc Diễn đàn Xã Hội Dân sự, cho biết thì vào sáng
ngày hôm trước buổi tọa đàm có người tự xưng từ A83 (Cục An ninh- Chính
trị Nội bộ) của Bộ Công an gọi điện cho ông nói đã nhận được giấy mời.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A mời người này đi uống cà phê để trao đổi. Đích
thân người gọi điện là cục phó A83 Dương Văn Cừ và Phó phòng NGO của A83
Nguyễn Xuân Nam đến gặp tiến sĩ Nguyễn Quang A và cả ba có cuộc nói
chuyện kéo dài từ hai giờ đến ba giờ 20 phút chiều ngày 25 tháng 11. Một
nội dung chính được tiến sỹ Nguyễn Quang A thuật lại là cả hai người từ
A83 Bộ Công an đều từ chối không thể đến dự buổi tọa đàm vì nếu đến dự
là phạm pháp. Hai cán bộ Công an nêu ra những quyết định của thủ tướng
và ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội với kết luận cuộc tọa đàm là trái
với những quyết định như thế. Cả hai đề nghị tiến sĩ Nguyễn Quang A can
thiệp để hoãn buổi tọa đàm, chờ giấy phép của chính quyền. Một điểm được
hai viên cán bộ công an đưa ra là Nhà Thờ Thái Hà là điểm nhạy cảm.
Tiến
sĩ Nguyễn Quang A cũng thuật lại là đối với yêu cầu can thiệp hoãn buổi
tọa đàm, ông lập luận là những quuyết định mà hai cán bộ A83 nêu ra là
vi hiến nên ông không và không thể khuyên hoãn lại. Về vấn đề địa điểm,
thì tiến sỹ Nguyễn Quang A nói bản thân những người tổ chức muốn tiến
hành cuộc tọa đàm tại một nơi công cộng, trung lập nhưng bị phía công an
ngăn cản như lần ở Khách sạn New World tại Sài Gòn vừa qua.
Ngăn chặn
Đông
đảo công an, dân phòng, an ninh ngăn cản TS Nguyễn Quang A tham dự Tọa
đàm Cơ chế của LHQ về Bảo vệ Người bảo vệ Nhân quyền. Photo courtesy of
Peter Lâm Bùi.
Ngoài
cuộc nói chuyện với hai cán bộ A83 như vừa nêu, tiến sỹ Nguyễn Quang A
còn cho biết cảnh sát khu vực và ủy ban nhân dân phường nơi ông cư trú
cũng muốn gặp ông vào chiều tối ngày 25 tháng 11, nhưng ông từ chối và
bảo họ nên hỏi lại nội dung từ các cán bộ A83.
Vào
sáng ngày diễn ra buổi tọa đàm, tiến sỹ Nguyễn Quang A ra khỏi nhà và
ông bị an ninh đi theo cản trở trên đoạn đường được ước lượng cả hơn
chục kilomet. Ông kể lại việc ngăn chặn đó như sau:
“Tôi
đi từ khoảng 5 giờ sáng, ra đến đường cách nhà tôi khoảng 200 mét, có
một chục người đi xe máy, đi bộ bám theo. Tôi đi bộ khoảng 500 mét đến
bến ô tô buýt, họ tìm mọi cách cản không cho tôi lên ô tô buýt. Tôi vẫy
taxi thì họ không cho lên taxi và đuổi taxi đi; lên xe máy cũng như vậy.
Cuối cùng cách duy nhất là tôi phải đi bộ trên vỉa hè. Họ cũng đi theo
và khuyên tôi nên về, làm thế không kết quả gì đâu… Tôi thuyết phục họ
lại ‘chuyện này rất tốt cho các bạn’. Tôi mời họ đi cùng tôi đến Nhà thờ
Thái Hà để dự cuộc tọa đàm đó.
Cứ
dùng dưa như thế và tôi đi bộ khoảng 4 cây số đến đầu cầu Chương Dương.
Cầu này không cho người đi bộ. Họ nghĩ đến đó cũng tắc thôi, phải đi
về. Nhưng tôi rẽ tay phải lên cầu Long Biên. Họ cũng theo lên cầu Long
Biên, người đi xe, người đi bộ. Tôi đi bộ qua cầu Long Biên sang đến bên
kia và tôi tiếp tục đi bộ cho đến chỗ đường đê La Thành cắt với đường
Hàng Bột cũ. Lúc đó đi bộ cũng được mấy tiếng rồi và tôi cũng mời họ vào
uống cà phê, ăn phở nhưng họ không dám vào, chỉ có một anh vào thôi.
Đến cách nhà thờ Thái Hà khoảng 500-600 mét thì họ tụ tập đủ 10 người,
nọ nói thẳng không đi được đâu, họ chặn cả vỉa hè, không có lối đi bộ
nữa.
Đại
diện Đại sứ quán Mỹ, Úc, và Anh tham dự Buổi Tọa đàm chủ đề ‘Cơ chế của
Liên Hiệp Quốc về Bảo vệ Người bảo vệ Nhân quyền’ diễn ra hôm nay 26
tháng 11 tại cơ sở sinh hoạt của Nhà thờ Thái Hà ở Hà Nội. Photo
courtesy of Nguyễn Văn Đề.
Tôi
gọi điện cho anh em ở Thái Hà ra. Có 5-6 người ra và họ không cản được
nữa thì tôi lại đi bộ tiếp đến chỗ rẽ vào nhà thờ Thái Hà, lúc này số
lượng của họ trên 30 người. Họ vây quanh tôi và tìm mọi cách để đưa tôi
sang bên kia đường. Dùng dằng như thế chừng 10-15 phút, những anh em bên
trong hội thảo và đặc biệt có đại diện Đại sứ quán Mỹ, Úc, và Anh ra.
Với số người như thế, lúc đó tôi lẻn đi vào nhà thờ được. Lúc đó đúng 9
giờ.”
Ngoài
trường hợp của tiến sỹ Nguyễn Quang A, một số người tham gia hoạt động
xã hội dân sự và quyền con người, cũng bị an ninh theo dõi hay ngăn cản
không đến được buổi tọa đàm.
Vào
chiều tối ngày 25 tháng 11, một công an và dân phòng phường Quang Trung
vào Nhà Thờ Thái Hà đòi kiểm tra tạm trú nhưng giáo dân phản ứng buộc
họ phải ngưng lại. Tiến sỹ Nguyễn Quang A cũng cho biết Ủy ban Nhân dân
Thành phố Hà Nội có gửi văn bản cho Nhà thờ Thái Hà ngưng cuộc tọa đàm
chờ giấy phép.
Bài học ghi nhận
Tuy nhiên, sinh hoạt cũng diễn ra và nhiều người cũng đã có mặt tại buổi tọa đàm như tiến sỹ Nguyễn Quang A.
Một
trong những người tham dự, anh Trịnh Bá Phương, con trai của hai tù
nhân dân oan chống lại việc thu hồi đất bất công Cấn Thị Thêu- Trịnh Bá
Khiêm, trình bày ý kiến của anh sau khi tham dự buổi tọa đàm như sau:
“Tới
đây nhân dân Dương Nội sẽ căn cứ vào Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên
Hiệp Quốc và các Công ước về quyền ân sự và chính trị mà chính Việt Nam
tham gia ký kết, bám sát vào những quyền đó để đấu tranh. Đấu tranh
trong ôn hòa, đấu tranh bất bạo động.”
Buổi
tọa đàm ngoài sự tham gia của những nhà hoạt động từ nhiều vùng miền
khác nhau của Việt, còn có đại diện của 8 cơ quan ngoại giao nước ngoài ở
Hà Nội.
Ban
tổ chức cuộc tọa đàm cho biết tại kỳ kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân
quyền, viết tắt theo tiếng Anh là UPR, ở Geneve hồi tháng 6 vừa qua, Hà
Nội chấp nhận một số khuyến nghị về việc công nhận, bảo vệ và bảo đảm
môi trường hoạt động cho những người bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam. Cụ
thể một số khuyến nghị được Hà Nội chấp nhận là khuyến nghị số 143, 149
cảu Luxembourg, khuyến nghị 143, 162 của Na Uy , và khuyến nghị 143, 167
của Tunisia.
Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tháng 11 năm ngoái.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen