Cô gái trẻ người Việt chỉ
muốn “dùng cái mo che mặt lại” khi nghe vị khách người nước ngoài lắc
đầu về hành xử của người phụ nữ Việt cùng đứa con 2 tuổi khi đi máy
bay.
Chuyến du lịch Singapore
vừa rồi có lẽ đáng quên với Kim Ngân khi một lúc cô chứng kiến vài câu
chuyện khá xấu hổ về ý thức đi máy bay của người Việt. Và ám ảnh nhất
với Ngân là câu nói của vị khách Tây ngồi cạnh. Dù ngắn thôi
nhưng gợi trong cô nhiều suy nghĩ. Trong chuyến bay này, có hai vị khách đồng
hành làm Ngân chú ý.
Một người phụ nữ đi cùng bé gái
2 tuổi và một bác gái lớn tuổi. Từ lúc máy bay bắt đầu cất cánh, đứa bé – con
của chị người Việt liên tục la khóc, giãy giụa và quấy phá, người mẹ
đành để bé nằm thẳng. Thấy vậy, nữ tiếp viên Hàng Không lịch sự đến gần và hơn
3 lần đề nghị chị đặt bé ngồi lên và thắt dây an toàn. Tuy nhiên, đáp lại yêu
cầu đó, chị ta chỉ ậm ừ nhưng không thực hiện. “Tôi nhìn thấy cái lắc đầu ngao ngán của chị
tiếp viên chỉ vì bất lực không biết làm sao trước tình huống
này”, Ngân chia sẻ.
Nhiều hành khách vẫn
xử dụng điện thoại trên máy bay
Hành xử của người mẹ kia trở nên
“xấu xí” hơn nữa khi máy bay hạ cánh, chị để con mình trèo lên
người và trong lúc mọi người gấp bàn ăn thì chị lại mở cho bé chơi. Thậm chí,
lúc máy bay chuẩn bị chao nghiêng, chuẩn bị đáp, chị vẫn chưa đặt con vào vị
trí và thắt dây an toàn cho bé. Lo lắng, Ngân mở miệng nhắc bằng
tiếng Việt nhiều lần “Máy bay
sắp đáp xuống rồi chị ơi. Chị cho bé ngồi lên ghế và cài dây an toàn kẻo bé bị
té”. Thế nhưng chị này vẫn thờ ơ với lời Ngân nói rồi
tiếp tục chơi với con, ngay cả khi bé vùng chạy ra lối đi, chị cũng không can
ngăn. Một điều bất ngờ đáng xấu hổ mà Ngân nhận được là câu nói nhẹ
nhàng nhưng thâm thúy của anh chàng người nước ngoài ngồi kế bên. Anh nhìn
Ngân rồi bảo: “It’s ok. It’s
Vietnamese”. Ngân bộc bạch, lúc đó cô vô cùng
ngại ngùng và “chỉ muốn có cái mo cau để che mặt lại”. Cô không
ngờ ấn tượng về người Việt Nam của người khách Tây này lại định
kiến đến như vậy. Cô thất vọng vì không biết giải thích với vị khách Tây ra
sao.
Một sự việc nữa khiến
Ngân bức xúc là sự “hồn nhiên” của một bác ngồi gần cô
khi bác không hề tắt điện thoại trong suốt cả chuyến bay. Cô nhẹ nhàng nhắc
thì bác cự cãi: “Bác để trong túi chứ có mở ra đâu”. Ngẩn người
vì sự phản hồi ngô nghê đó, cô suy tư về tình huống có thể gặp phải nếu lúc
máy bay nhiễu sóng, bị va chạm hay sự cố gì đó, không biết sẽ ra sao. “Chẳng nhẽ, thảm họa nào cũng đổ lỗi cho
ngành Hàng Không, thật không công bằng”, Ngân chia sẻ.
Văn hóa đi máy bay đã được nhắc
rất nhiều với hành khách, tuy nhiên thực hiện hay không lại là vấn đề khác.
Theo Ngân, người Việt với nhau nhìn thấy thì có thể nhắc nhở và
bỏ qua, còn với người nước ngoài, họ sẽ nghĩ gì, hay chỉ chép miệng lắc đầu
rồi đánh đồng tất cả người Việt đều như thế? Câu chuyện của Ngân
nhận được nhiều lượt chia sẻ, nhiều người cũng tham gia bình luận và kể
những tình huống mà họ gặp phải.
Trên một chuyến bay vào Sài
Gòn gần đây, Hồng My kể, cô gặp một đám trẻ con khóc ầm ĩ: “Đành rằng trẻ con thì khó kiểm soát nhưng vấn
đề là bố mẹ và ông bà không nhắc con hay cháu mình lấy một câu. Đến khi nhiều
người ý kiến thì họ lại dỗ dành bằng kiểu nói to, nói át tiếng con cả mấy
chục phút. Hành khách cảm giác như bị bạo hành tinh thần. Một tình huống “cười ra nước mắt” nữa là
của chị Mỹ Uyên, câu chuyện xảy ra trong một chuyến du lịch tại Phú
Quốc. Lúc ở sân bay Tân Sơn Nhất, Uyên gặp một cô gái rất xinh,
dáng đẹp, da trắng, ăn mặc rất sành điệu. Khi máy bay đi qua biển, cô gái này
vô tư mở điện thoại rồi nói rất to: “Alo, em đang bay. Đang bay qua biển anh
nhé”. Ngay lập tức, tất cả hành khách trên máy bay quay lại
nhìn cô như người ngoài hành tinh, nhiều người bấm bụng cười. Cũng có người
chọc quê: “Hú hồn may mà máy bay hạ
cánh an toàn chứ như em nói, máy bay đi qua biển mà rớt là toi cả đám đó
nha”.
Vận tải Hàng Không vẫn
được coi là một phương tiện xa xỉ, nhiều người mới chỉ đi lần đầu nên có thể
còn bỡ ngỡ. Nhưng nếu đã vậy, Ngân chỉ mong họ chịu nghe hướng dẫn của
tiếp viên trước khi bay và thực hiện đầy đủ là hành khách VN cũng bớt
tạo định kiến xấu cho du khách nước
ngoài.
=====================
NGƯỜI NHẬT
"THOÁT Á" VÀ NGƯỜI VIỆT "XẤU XÍ"
Với những bài viết làm xôn xao cộng đồng mạng trong thời
gian vừa quá, đã đem đến cho mọi người những cái nhìn đánh giá khách quan, kể
cả chủ quan về những phẩm chất đáng quý, đầy tính nhân văn của con người - đất
nước Nhật Bản và những đánh giá chưa tích cực về lối sống, cách hành xử
của người Việt khi sống, làm việc ở nước ngoài. Bài viết sau đây của
tác giả Cao Hữu Huân - đã thể hiện quan điểm riêng của tác giả đưa đến
cho độc giả những cảm nhận riêng của chính người viết :
Một vị sếp người Nhật đánh giá người lao động Việt
Nam là những người “chỉ biết nghĩ
đến những cái lợi lộc nhỏ của cá nhân mà không biết nghĩ đến cái lợi lớn của
chung”...
Các bạn có thể từng nhớ một chủ đề trên mạng vô cùng xôn xao
đó là "Nước Việt Nam lớn hay nhỏ". Quả thật đó là một chủ đề bất
tận để mà bàn cãi và tranh luận. Ngay cái tên của chủ đề cũng đã thấy có nhiều
vấn đề cần được mổ xẻ và bình luận rồi. Lại thêm cái cảnh người Việt
rất thích tranh luận trên thế giới ảo nên tha hồ mà tôi đọc được các ý kiến đủ
mọi loại.
Người Việt có những thành công, những vinh dự trên
quốc tế không hề thua kém bất cứ một quốc gia nào trên thế giới, có một nền
văn hóa ngàn năm văn hiến, những tinh hóa ẩm thực đang chinh phục kê cả những
du khách khó tính nhất trên thế giới. Ta có một đất nước đáng tự hào không ?
Có chứ, vô cùng tự hào.
Tuy nhiên, đôi khí quá tự hào mà mình lại quên đi
rằng, xây dựng lên, đạt được thành công đã khó, giữ gìn điều đó càng khó hơn
gấp ngàn lần. Bản thân một số người Việt đã và đang làm xấu đi hình ảnh
dân tộc mình trong mắt bạn bè quốc tế.
Tháng 06 - 07/2014, cả thế giới chìm đắm trong sự
cuồng nhiệt và sôi động của không khí World Cup tại Brazil. Mỗi
người trong chúng ta đều hòa mình trong bầy không khí đó, trong màu cờ sắc áo
đội bóng yêu thích, nhưng ta lại thấy sự nhân văn, tinh thần trách nhiệm từ
những cổ động viên Nhật Bản. . Đó là tinh thần tự giác giữ gìn vệ sinh
công cộng và bảo vệ môi trường trên chính khán đài bóng
đá.
Sau khi đội bóng nước nhà thua trận trước các tuyển thủ đến
từ Bờ Biển Ngà, chẳng những không tỏ vẻ tức giận, những cổ động viên
Nhật Bản còn đồng loạt nhặt rác ở khu vực khán đài của sân vận động nơi
diễn ra trận bóng, và sân vận động đó tất nhiên là ở Brazil. Hình ảnh
này sau đó được chia sẻ với tốc độ khủng khiếp trên các trang mạng xã hội trên
toàn thế giới và ngay tại Việt Nam.
Hình ảnh
người Nhật cúi người nhặt rác không làm cho họ thấp hơn trong mắt cư
dân toàn cầu, mà ngược lại còn làm cho họ trở thành những người đáng kính nể và khâm
phục. Đơn giản thôi, một hành động chẳng có gì to tát nhưng
lại khiến cho danh tiếng của một dân tộc lại càng thêm sáng chói.
Thời còn học tập tại Mỹ, tôi thường được nghe các
giáo sư của mình bày tỏ niềm kính trọng đối với người Nhật, nhất là sau
khi đất nước Mặt Trời Mọc phải hứng chịu thảm họa Sóng Thần vào năm
2011. Ý thức dân tộc của họ quá tuyệt vời giúp họ nhanh chóng khắc
phục những hậu quả của thảm họa và nhanh chóng quên đi đau thương để bước
tiếp.
Trước đây, khi còn nhỏ, trong tâm tưởng tôi người
Nhật là dân tộc có ngoại hình xấu, thể trạng nhỏ và rất kì quặc. Là vì
những người lớn đã gieo vào đầu tôi hình ảnh đó. Thậm chí phim ảnh Việt
Nam lúc bấy giờ luôn khắc họa hình ảnh người Nhật là những người
lùn độc tài. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi không muốn nhắc đến những vấn
đề liên quan đến tính lịch sử chính trị, chỉ xin phép nói đến những vấn đề
liên quan đến tư duy, thói quen và ý thức của các dân tộc
.
Do vô tình, một lần được đọc về con đường phát triển của Nhật Bản, tôi được biết, quốc gia này là quốc gia Đông Á duy nhất được cho là đã “thoát Á”. Đầu tiên, xin giải thích chút ít về cụm từ “thoát Á”. “Thoát Á” là cụm từ dùng để chỉ việc thoát khỏi vòng kềm kẹp của nền văn hóa tiểu nông (một nền văn hóa lạc hậu cổ hủ, nặng tính hình thức giả tạo và coi trọng hư danh, điển hình là Trung Quốc) để hội nhập với phương Tây và bước ra cùng thế giới
.
Phải nói là trước đó, tôi đã có suy nghĩ rất trái ngược về đất nước Nhật Bản. Tôi đã nghĩ họ là dân tộc tự tôn đến mức cổ hủ, không cho phép văn hóa Tây phương được phép len lỏi vào đời sống của người dân nước họ. Rõ ràng là một suy nghĩ sai lầm trầm trọng!
.
Do vô tình, một lần được đọc về con đường phát triển của Nhật Bản, tôi được biết, quốc gia này là quốc gia Đông Á duy nhất được cho là đã “thoát Á”. Đầu tiên, xin giải thích chút ít về cụm từ “thoát Á”. “Thoát Á” là cụm từ dùng để chỉ việc thoát khỏi vòng kềm kẹp của nền văn hóa tiểu nông (một nền văn hóa lạc hậu cổ hủ, nặng tính hình thức giả tạo và coi trọng hư danh, điển hình là Trung Quốc) để hội nhập với phương Tây và bước ra cùng thế giới
.
Phải nói là trước đó, tôi đã có suy nghĩ rất trái ngược về đất nước Nhật Bản. Tôi đã nghĩ họ là dân tộc tự tôn đến mức cổ hủ, không cho phép văn hóa Tây phương được phép len lỏi vào đời sống của người dân nước họ. Rõ ràng là một suy nghĩ sai lầm trầm trọng!
Thực ra học thuyết Thoát Á, hay còn được gọi là
Thoát Á Luận khởi nguồn từ một bài viết được đăng báo của học giả
FukuzawaYukichi giữa thế kỷ 19. Ông là nhà tư tưởng có ảnh hưởng
rất lớn đến xã hội Nhật Bản ngày nay. Tư tưởng tiến bộ của ông đã tác
động rất nhiều đến phong trào Khai Sáng ở Nhật Bản vào cuối thế kỷ
19 và đầu thế kỷ 20.
Có thể nói, xã hội Nhật Bản ngày nay là một xã hội
vừa văn minh tiến bộ, vừa giữ
gìn truyền thống tốt đẹp. Sự hội nhập của Nhật Bản với phương
Tây là một sự hội nhập đúng đắn và tạo tiền đề cho sự phát triển vượt bậc
của công nghệ, kỹ thuật và nền kinh tế của người khổng lồ châu Á. Đáng
ngưỡng mộ!
Tôi còn nhớ ngày tôi còn ở Mỹ, một anh bạn người
Mỹ đã hỏi tôi: “Ở Việt Nam,
các cậu có ăn vận như chúng tôi không?” Câu hỏi đó đã làm tôi
vừa buồn cười vừa khó chịu. Buồn cười vì ở đất nước văn minh như vậy lại có
một thanh niên hỏi một câu hỏi ngô nghê. Khó chịu vì cảm thấy tủi hổ khi tất
cả những gì đại chúng Mỹ biết về Việt Nam là qua cuộc chiến
tranh Việt Nam - Hoa Kỳ. Vậy dân Mỹ có quan tâm đến Việt
Nam không? Câu trả lời là không.
Cách đây mấy ngày, tôi có đọc một bài viết về suy nghĩ của
một chủ doanh nghiệp người Nhật đối với những lao động người Việt
Nam. Bài viết khởi đầu rất ấn tượng khi cho rằng, người Việt Nam đừng nên tự ảo tưởng mình với
những lời khen ngợi mang tính ngoại giao của các quan chức cao cấp nước ngoài
mà hãy nghe chính những người bình thường, trực tiếp tiếp xúc với dân Việt
nói về người Việt.
Theo đó, vị sếp người Nhật này đánh giá người lao
động Việt Nam là những người “chỉ
biết nghĩ đến những cái lợi lộc nhỏ của cá nhân mà không biết nghĩ đến cái lợi
lớn của chung”. Chính vì đánh giá lao động Việt như vậy,
cho nên phân tích của vị sếp Nhật này cũng xuất phát từ những cái
nhỏ.
Ông so sánh thú vị rằng một cái tua vít của
doanh nghiệp nhập về giá 40 ngàn đồng bị các nhân viên Việt Nam
dẫm lên, thậm chí đá lăn đi mất chỉ vì đó không phải là tài sản của họ.
Trong khi đó họ sẵn sàng cúi xuống nhặt một điếu thuốc lá đang hút dở
dang chỉ đáng giá 1.000 đồng, vì đó là tài sản của họ. Rồi
đến chuyện ăn cắp tài sản của doanh
nghiệp mang ra ngoài bán. Và cuối cùng ông kể câu chuyện về
anh tài xế đã khai khống quãng đường đi và ăn chặn tiền xăng của
ông trong suốt 5 năm ông làm việc tại Việt Nam như thế
nào.
Trước khi về nước, ông đã mang quà đến tặng cho người tài xế
đó và cảm ơn vì suốt thời gian qua người này đã đảm bảo an toàn tính mạng của
ông khi lưu thông trên đường phố. Những việc làm sai trái của người tài xế đều
được ông lưu tâm nhưng suốt
5 năm qua không hề nói ra. Nhưng thay vì tăng lương cao hơn cho anh
ta, ông đã tăng rất ít. Hỡi người Việt Nam, chúng ta đừng suy nghĩ thiển cận
rằng họ không nói ra là họ không hề biết. Một khi đã
là chủ doanh nghiệp, tức là đầu óc của họ đã hơn người công nhân các anh rồi,
dễ dàng qua mặt được họ sao? Thật đáng hổ thẹn!
Rồi những cửa hàng tại Nhật Bản trưng bảng tiếng
Việt cảnh báo hành vi ăn cắp, những nhà hàng ở Thái Lan cũng
trưng bảng tiếng Việt yêu cầu khách đừng phung phí thức ăn.
Chúng ta trở nên xấu xí như vậy sao? Những hành vi tùy tiện, tham lam, nhỏ
nhen và ích kỷ của một bộ phận không nhỏ người Việt đã vô hình chung
làm người nước khác đánh giá chúng ta là một dân tộc xấu
xí.
Thêm nữa, đại đa số người Việt chúng ta vẫn còn tư
tưởng “tiểu nông”. Những người luôn sợ mất mặt với bà con, làng
xóm, xã hội. Những người thấy đám đông vây quanh một vụ tai nạn cũng sẽ nhanh
chóng chạy đến tham gia, tuyệt nhiên không màng đến việc cả một quãng đường bị
tắc. Những người sẵn sàng
vứt rác ra đường thay vì bước vài bước đến thùng rác công cộng, tuy
nhiên nhà cửa lúc nào cũng phải đẹp và chỉn chu bề ngoài để khách đến phải
trầm trồ khen ngợi. Những người sẵn sàng phóng xe mô tô không cần mũ bảo hiểm
vì sợ hư mái tóc bồng bềnh xinh đẹp. Những người sẵn sàng đánh chết người chỉ
vì ăn trộm chó, nhưng vẫn thản nhiên nhậu thịt chó ngon lành… Còn rất nhiều
những điều kỳ quặc như vậy.
Để kết thúc bài viết này, tôi muốn mượn một câu nói nổi
tiếng của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ngài nói rằng:
Hãy cẩn thận với những
suy nghĩ, vì chúng biến
thành lời nói.
Hãy cẩn thận với lời nói,vì chúng biến thành hành động.
Hãy cẩn thận với hành động, vì chúng biến thành thói quen.
Hãy cẩn thận với thói quen, vì chúng biến thành tính cách.
Hãy cẩn thận với tích cách, vì chúng biến thành số phận của bạn.
Hãy cẩn thận với lời nói,vì chúng biến thành hành động.
Hãy cẩn thận với hành động, vì chúng biến thành thói quen.
Hãy cẩn thận với thói quen, vì chúng biến thành tính cách.
Hãy cẩn thận với tích cách, vì chúng biến thành số phận của bạn.
Người Nhật Bản đã không những “thoát Á”
để vận dụng những tư tưởng văn minh vào công cuộc xây dựng đất nước mà họ còn
dạy cho con cháu họ những tính cách quý báu để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp.
Dẫu biết là “giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”, nhưng khó
không có nghĩa là chúng ta không làm được. Người lớn không thay đổi được thì
lớp trẻ sẽ thay đổi được. Tôi tin là sẽ đến một ngày, Việt Nam cũng sẽ
“thoát Á”.
====================
Dân Việt ngày xưa :
"Con Rồng Cháu Tiên"
... Ngày
nay... : "Con Khùng Cháu
Điên"..
TNN
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen