NGUYỄN HƯỜNG 01/10/14
17:04
(GDVN) - Vương quốc Anh
có thể là nước đầu tiên sẽ gây áp lực lên chính quyền Bắc Kinh trong vấn đề
biểu tình dân chủ ở Hồng Kông.
Tờ Channel News Asia ngày
1/10 đưa tin cho biết, phản ứng của London đã tăng sau khi cảnh sát sử dụng hơi
cay để trấn áp những người biểu tình ủng hộ "cuộc cách mạng dù" ở
Hồng Kông.
Bộ Ngoại giao Anh hôm
29/9 đã lên tiếng kêu gọi một cuộc "thảo luận mang tính xây dựng"
giữa những nhà lãnh đạo Bắc Kinh với những người lãnh đạo phong trào biểu tình.
Thủ tướng David Cameron
hôm 30/9 cũng bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về tình hình biểu tình ở
Hồng Kông, trong khi Phó Thủ tướng Nick Clegg tuyên bố ý định triệu tập Đại sứ
Trung Quốc ở London để bày tỏ sự "báo động".
Tuy nhiên, các áp lực
ngoại giao không thể che giấu một thực tế cơ bản là "không có bất kỳ một
quốc gia nào có thể ngăn cản Bắc Kinh nếu họ quyết định trấn áp cuộc biểu
tình", Richard Ottoway - Chủ tịch Ủy ban đối ngoại tại Hạ viện Anh cho
biết.
Trước đó, BBC cho rằng
dựa trên tuyên bố Trung-Anh khi trao trả Hồng Kông năm 1997, London có thể kiện
Trung Quốc không tuân thủ lời hứa trao quyền dân chủ cho nhân dân Hồng Kông và
dừng can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2017 tại thành phố này.
Tuy nhiên, Rod Wye - một
chuyên gia về châu Á tại Việc quan hệ Quốc tế Hoàng gia Anh đã bày tỏ hoài nghi
về khả năng Anh có thể gây ảnh hưởng tới Bắc Kinh.
"Họ có thể hỗ trợ
nguyện vọng dân chủ hơn của người Hồng Kông, nhưng người Trung Quốc dường như
không có bất kỳ ý định nào sẽ chấp nhận điều đó. Họ nói rằng Hồng Kông là vấn
đề nội bộ của Trung Quốc và không ai có quyền can thiệp. Vì vậy, Anh có thể làm
gì?", ông Wye nói.
Tuy nhiên, ngay cả khi cơ
hội thành công rất mong mong thì London cũng không muốn từ bỏ áp lực đối với
Bắc Kinh.
Athar Hussain, Giám đốc
Trung tâm nghiên cứu châu Á tại Trường Kinh tế London (LSE) cho rằng: "Họ
(Trung Quốc) không thể sử dụng vũ lực quá mức bởi vì sẽ gây ra những hậu quả
cho mối quan hệ của Trung Quốc với phần còn lại của thế giới và giới phê bình
Đài Loan. Tôi cho rằng việc Anh và các nước Tây Âu thể hiện sự bất bình ít nhất
sẽ khiến Bắc Kinh thận trọng hơn và không trấn áp trong tương lai gần".
Theo ông Rod Wye, việc
Bắc Kinh sẽ không sử dụng các biện pháp cứng rắn trong thời gian tới là có khả
năng bởi hiện nay, phong trào này chưa gây ra mối đe dọa nào trực tiếp tới
chính quyền Bắc Kinh. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh thêm rằng nếu phong trào lan
rộng tới Trung Quốc đại lục thì tình hình sẽ thay đổi./.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen