Christian Science Monitor - Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - Trong
các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, một
người 17 tuổi lãnh đạo những người khác để đòi hỏi dân chủ hoàn toàn từ
Trung Quốc. Giống như nhiều nhà hoạt động học sinh sinh viên, anh tìm
bằng chứng về các lý thuyết đã học ở
lớp - và sự tin tưởng hoàn toàn về cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương
lai.
Những
ý kiến nhỏ nhặt chẳng khiến anh bận tâm. Ở trường đại học, anh không
nói nhiều về chính trị. Anh ghét viết những bài luận văn bàn về cải cách
bầu cử. Anh chán nghe các nhà chính trị diễn thuyết. Nhưng trong hai
tuần qua, Joshua Wong 17 tuổi là khuôn mặt, thậm chí là lãnh đạo, các
cuộc biểu tình đòi tự do cho công dân Hồng Kông được chọn ứng cử viên
của họ trong cuộc bầu cử lãnh đạo thành phố sắp tới.
Joshua Wong |
Từ
khi 14
tuổi, lúc anh kêu gọi được hơn 100.000 người phản đối kế hoạch áp đặt
chương trình giáo dục thân Trung
Quốc lên các trường học Hồng Kông, Joshua là một trong những học sinh
sinh viên nổi bật trong đám đông. Anh gia nhập với nhóm bạn cùng trang
lứa là những người đã chắp đôi chân cho lý thuyết và tiếng nói cho hành
động.
"Thầy
cô giáo nào lại chẳng rất sung sướng khi thấy học trò mình thấu hiểu sự
học một cách rất độc lập, rất cụ thể, và say mê như thế?" Denise Ho, giáo sư trường Đại học Trung Quốc ở Hồng Kông, đã viết trong lá thư gởi cho học sinh mình về
những cuộc biểu tình đòi dân
chủ.
Malala Yousafzai |
Một
nhà
hoạt động khác với tinh thần tuổi
trẻ là Malala Yousafzai, blogger người Pakistan đã thách thức Taliban
khi lên tiếng đòi hỏi các em bé gái phải được học hành. Nhờ kêu gọi mọi
người trên thế giới ủng hộ phong trào này, chị đã được đề cử giải Nobel
Hòa bình lúc 16 tuổi và được phát biểu trước Liên Hiệp Quốc. (Chị cũng
đã bình phục sau khi bị Taliban bắn.)
Rồi
có Rekkha Kalindi ở Ấn Độ, người vào năm 2007 từ chối bị ép gả chồng
vào lúc 13 tuổi vì thích đến trường hơn. Chị trở thành người vận động
đấu tranh chống lại hủ tục cha mẹ bắt con gái phải lấy chồng từ lúc còn
nhỏ.
Những
người rất trẻ tuổi này là phần lịch sử của những nhà hoạt động can đảm
mà, như em bé mà sự ngây thơ khiến em nói hoàng đế ở truồng, chỉ muốn
chứng minh trong thực tiễn những điều hay lẽ phải họ đã học và hiểu
trong tâm mình.
Rekkha Kalindi |
Từ
trước đến nay học sinh sinh viên thường ở trên tuyến đầu của những cuộc
biểu tình, họ say mê áp dụng những điều họ đã học ở trường. Tháng Ba
vừa
qua các nhà hoạt động sinh viên ở Đài Loan tiến hành cuộc tọa kháng
phản đối một hiệp ước thương mại được thương lượng bí mật với Trung
Quốc, và đã buộc chính quyền đáp ứng yêu cầu của họ về sự minh bạch. Từ
năm 2009 đến nay, trong những cuộc biểu tình từ Iran đến Ukraine, những
sinh viên thông thạo Internet đã dễ dàng đoàn kết lại với nhau để đòi
hỏi dân chủ, một tiếng vang vọng từ những cuộc biểu tình trên đường phố ở
Phương Tây vào thập niên 1960 và ở Quảng trường Thiên An Môn vào năm
1989.
Những
cuộc phản kháng công khai chỉ là một cách cho sinh viên học sinh thử
thách sự giáo dục của họ. Tuy nhiên chúng là tấm gương cho ta thấy những
học sinh sinh viên tạo ra những sự kiện thực sự trên thực địa từ những
chân lý họ học ở trên lớp. Những người rất trẻ tìm bằng chứng về những
kiến thức họ mới học được là những người ở trên tuyến đầu cho tất cả
chúng ta.
Nguồn:
Trích dịch từ báo Christian Science Monitor số ra ngày 2/10/2014. Tựa đề của người dịch.
Bản tiếng Việt:
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen