Phạm Thanh Nghiên
(Kỷ niệm 6 năm ngày bị bắt)
(Kỷ niệm 6 năm ngày bị bắt)
Tôi không bị bắt vào
ngày 11 tháng 9 như nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và một số anh em khác. Thay vào
đó, tôi liên tục bị thẩm vấn tại cơ quan an ninh điều tra. Có lúc đuối sức, mẹ
tôi phải mời bác sĩ về nhà truyền nước cho con mình. Công an thậm chí vây quanh
giường bệnh chờ truyền hết chai nước để đưa tôi đi “làm việc”.
Bẩy ngày bị khủng bố,
tôi phải “tuyệt thực”oan vì từ chối đồ ăn của công an.
Tám giờ sáng ngày 18
tháng 9 năm 2008, tôi Tọa kháng.
Tôi ngồi xếp bằng,
trong tư thế ngồi thiền. Trước mặt là tấm vải đen mang giòng chữ: “Trường
Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam. Phản đối công hàm bán nước ngày 14 tháng 9 năm
1958 của Phạm Văn Đồng”. Không chờ công an phải gọi cửa, tôi chủ động
nhờ mẹ ra mở cổng.
Tôi vẫn ngồi xếp bằng,
xung quanh là một lực lượng công an đông đảo hơn ngày thường. Chuông điện thoại
của mẹ reo. Đó là sự sắp đặt của tôi từ trước. Và cũng là cuộc trả lời phỏng vấn
cuối cùng của tôi.
Cuộc Tọa kháng bị chấm
dứt khi mấy an ninh nữ xông vào xốc nách lôi tôi đứng dậy. Tấm vải bị thu giữ.
Một cuộc lục soát lần thứ hai trong vòng một tuần lễ tiếp tục được tiến hành. Mọi
thứ đã được “dọn sạch” từ hôm 11 tháng 9- một tuần trước đó. Nhưng bọn họ gặp
khó khăn trong việc tìm chiếc máy ảnh có ghi lại hình ảnh tôi Tọa kháng. Vì thế,
cuộc khám xét phải kéo dài mấy tiếng đồng hồ. Chiềm yêu cầu tôi đưa hắn lên
phòng riêng của vợ chồng anh trai tôi trên tầng hai. Lúc đi lên cầu thang(được
xây lộ thiên), tôi giật mình khi thấy chiếc xe thùng đậu ở bên dưới. Không để
cho Đinh Trọng Chiềm phát hiện ra phút bối rối, tôi bông phèng:
-Ơ thế “quả” xe kia
dành cho tôi đấy hả?
-Không cho chị thì
cho ai? Thôi, máy ảnh để đâu đưa ra cho khỏi mất thời gian. Làm khó nhau làm
gì. Cứ thế này, không khéo phải phá nhà để tìm mất.
-Khiếp, gì mà dọa
nhau kinh thế. Các anh phải tự tìm chứ, cứ động tí hỏi tôi còn ra gì nữa. Mà kể
cũng tiếc, đang định hôm nào mời anh đi café mà cái xe thùng đỗ chình ình ra thế
kia thì…
-Đợi bao giờ chị về
thì đi có sao đâu. Nhưng chắc tôi sẽ phải đợi hơi lâu đấy. Nhưng tôi vẫn muốn
chị giữ lời hứa.
-Anh yên tâm, chỉ sợ
anh không dám đi thôi. Anh đợi được, nhất định tôi sẽ mời.
Không tìm thấy chiếc
máy ảnh, anh ta lại dẫn lính đi xuống. Cuộc khám xét lần này tỉ mỉ hơn hôm 11
tháng 9. Thùng giấy trong nhà vệ sinh cũng vinh dự được bàn tay công an mò tới.
Chiếc máy ảnh cất trong chiếc túi áo khoác treo trên tường. Một tên công an vô
tình tựa lưng vào nên mới tìm ra. Không hiểu sao hồi đó, tôi lại dốt nát như thế.
Tôi đã ý thức được việc chiếc máy ảnh sẽ bị thu giữ thì lẽ ra, phải gửi hình đi
từ trước. Nhưng cũng không gửi được bằng cách nào. Nhiều tuần lễ rồi tôi bị cầm
tù trong nhà, điện thoại, máy in, máy tính cùng nhiều thứ khác đã bị tịch thu
hôm 11/9.
Sau khi trở về, tôi
được biết là cuộc trả lời phỏng vấn sáng hôm đó, cuộc đối thoại của tôi với
công an, lệnh còng tay do tên Chiềm ban ra cũng được thu âm lại và truyền đi rộng
rãi. Nhất là câu nói của mẹ dặn tôi làm rất nhiều người xúc động: “ Cố
mà ăn bát cháo rồi đi cho có sức”. Điều đó, sau này an ủi tôi phần nào.
Tên Đinh Trọng Chiềm vừa
đọc xong lệnh bắt, một đồng nghiệp của hắn cất giọng đắc ý:
-Chị Nghiên, chị thua
rồi!
-Không, tôi thắng chứ.
Tôi thắng các anh về chính nghĩa. Tôi thắng các anh về lẽ phải. Tôi thắng các
anh về lòng yêu nước. Tôi thắng các anh về lương tâm và trách nhiệm. Tôi chỉ
thua các anh về cơ bắp thôi. Nhưng vũ lực không bao giờ dẫn các anh đến với chiến
thắng.
Tay bị còng, tôi cúi
xuống hôn mẹ, một cái hôn vội vã. Bà vẫn ngồi yên như thế trên chiếc ghế hàng
ngày bà vẫn ngồi. Hời hợt đáp lại nụ hôn của tôi. Bà quan tâm đến những kẻ bắt
con bà hơn:
-Như vậy là các anh
đã bắt con tôi về tội yêu nước.
Câu nói đó đã khích lệ
tôi suốt 4 năm tù. Phải nhiều ngày sau tôi mới lý giải được vì sao bà không đứng
dậy tiễn tôi. Không phải bà không muốn. Mà mẹ tôi, khi đó đã không còn đủ sức để
đứng dậy. Sức lực còn lại bà đã dồn vào câu nói cuối cùng để không chỉ kết tội
những kẻ đã bắt con bà, mà còn là sức mạnh truyền sang cho tôi. Tôi, cho đến
ngày hôm nay vẫn chưa hiểu hết tấm lòng của mẹ mình.
Đi ngang qua mặt
Lã Thị Thu Thủy, tôi giễu cợt:
-Vậy là Nhà nước của chị
đã đánh giá lại đẳng cấp của tôi rồi à?
Chị ta giận tím mặt.
Những tên khác ngơ ngác. Tôi bước ra khỏi nhà. Không ngoái lại nhìn.
Chả là mấy hôm trước,
Trong lúc ngồi chờ các Điều tra viên, Lã Thị Thu Thủy và tôi có một cuộc tán gẫu
khá thú vị. Thủy là người của phòng An ninh chính trị. Chị ta có mặt ở tất cả
các cuộc gặp gỡ, làm việc và nhiều khi trực tiếp thẩm vấn tôi. Tuy chạm mặt rất
nhiều lần nhưng tôi chưa bao giờ thấy chị ta mặc sắc phục. Trong một cuộc thẩm
vấn vài tháng trước đó, tôi đã yêu cầu chị ta ra ngoài chỉ vì không mặc sắc phục
và có thái độ hống hách thiếu lễ phép với công dân. Lần này, chị ta cùng các đồng
nghiệp bên An ninh chính trị vẫn hiện diện nhưng việc thẩm vấn thuộc Cơ quan An
ninh điều tra. Chị ta có lẽ làm công tác “hậu cần”. Khi tôi hỏi: “Sao các chị
không bắt quách tôi cho xong, cả hai bên đỡ mất thời gian và mệt mỏi? ”. Chị ta
kéo dài giọng nói rằng:
-Ối dời! Em mơ đấy à?
Em nghĩ em là ai mà đòi được bọn chị bắt. Phải tầm cỡ như Nguyễn Văn Đài, Nguyễn
Thanh Giang, Lê Quốc Quân, hay chí ít cũng phải như Nguyễn Xuân Nghĩa. Em còn
phải phấn đấu chán mới được “bị bắt”. Phải biết mình là ai chứ Nghiên. Nhà nước
chỉ bắt những người có đẳng cấp, còn cỡ “tép riu” như em thì chưa cần thiết
đâu, Nghiên nhá!
Những người hàng xóm
đứng từ xa, rụt rè và im lặng. Trong đám đông, tôi nhận thấy mấy gương mặt phụ
nữ cúi xuống kéo vạt áo. Rồi một cánh tay ngập ngừng giơ lên. Tôi cũng giơ đôi
tay bị còng lên vẫy vẫy.
-Lên xe đi, tù rồi
còn lắm chuyện.
Tôi trừng mắt nhìn
tên công an vừa quát. Hắn còn rất trẻ. Chưa bao giờ tôi dành cho ai ánh mắt như
thế. Hắn lảng đi. Một nữ công an khác đỡ tôi lên xe. Chị ta rất nhẹ nhàng. Tôi
đoán, chị ta cũng thấy ánh nhìn của tôi. Tên công an kia đã vô tình giúp tôi
ngăn lại phút yếu lòng bởi khi đó, tôi đã gần khóc.
Cửa xe thùng đóng lại.
Tôi chỉ cho mình khóc một chút thôi. Rồi co cẳng chân lên để nước mắt thấm vào ống
quần nơi đầu gối. Mọi chuyện đã kết thúc. Đang bắt đầu một chặng đường mới. Chặng
đường mù mịt và tăm tối. Chính tôi sẽ phải tự thắp sáng đường đi cho mình.
Tôi, rất có thể sẽ phải
xa nhà ba năm, năm năm, bẩy năm hay lâu hơn thế. Tôi sẽ già đi, thậm chí có thể
mang thương tích, bệnh tật trên cơ thể. Và nhất là, mẹ hẳn sẽ yếu đi rất nhiều
hoặc bà cũng sẽ không còn ngồi lại trên chiếc ghế ngày nào bà tiễn tôi. Nhưng
tôi nhất định sẽ trở về trong chiến thắng. Bởi, không phải ai khác mà chính tôi
đã chọn cho mình con đường ấy: Con đường Tự do.
Phạm Thanh Nghiên
(Kỷ niệm 6 năm ngày bị bắt)
Tôi không bị bắt vào
ngày 11 tháng 9 như nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và một số anh em khác. Thay vào
đó, tôi liên tục bị thẩm vấn tại cơ quan an ninh điều tra. Có lúc đuối sức, mẹ
tôi phải mời bác sĩ về nhà truyền nước cho con mình. Công an thậm chí vây quanh
giường bệnh chờ truyền hết chai nước để đưa tôi đi “làm việc”.
Bẩy ngày bị khủng bố,
tôi phải “tuyệt thực”oan vì từ chối đồ ăn của công an.
Tám giờ sáng ngày 18
tháng 9 năm 2008, tôi Tọa kháng.
Tôi ngồi xếp bằng,
trong tư thế ngồi thiền. Trước mặt là tấm vải đen mang giòng chữ: “Trường
Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam. Phản đối công hàm bán nước ngày 14 tháng 9 năm
1958 của Phạm Văn Đồng”. Không chờ công an phải gọi cửa, tôi chủ động
nhờ mẹ ra mở cổng.
Tôi vẫn ngồi xếp bằng,
xung quanh là một lực lượng công an đông đảo hơn ngày thường. Chuông điện thoại
của mẹ reo. Đó là sự sắp đặt của tôi từ trước. Và cũng là cuộc trả lời phỏng vấn
cuối cùng của tôi.
Cuộc Tọa kháng bị chấm
dứt khi mấy an ninh nữ xông vào xốc nách lôi tôi đứng dậy. Tấm vải bị thu giữ.
Một cuộc lục soát lần thứ hai trong vòng một tuần lễ tiếp tục được tiến hành. Mọi
thứ đã được “dọn sạch” từ hôm 11 tháng 9- một tuần trước đó. Nhưng bọn họ gặp
khó khăn trong việc tìm chiếc máy ảnh có ghi lại hình ảnh tôi Tọa kháng. Vì thế,
cuộc khám xét phải kéo dài mấy tiếng đồng hồ. Chiềm yêu cầu tôi đưa hắn lên
phòng riêng của vợ chồng anh trai tôi trên tầng hai. Lúc đi lên cầu thang(được
xây lộ thiên), tôi giật mình khi thấy chiếc xe thùng đậu ở bên dưới. Không để
cho Đinh Trọng Chiềm phát hiện ra phút bối rối, tôi bông phèng:
-Ơ thế “quả” xe kia
dành cho tôi đấy hả?
-Không cho chị thì
cho ai? Thôi, máy ảnh để đâu đưa ra cho khỏi mất thời gian. Làm khó nhau làm
gì. Cứ thế này, không khéo phải phá nhà để tìm mất.
-Khiếp, gì mà dọa
nhau kinh thế. Các anh phải tự tìm chứ, cứ động tí hỏi tôi còn ra gì nữa. Mà kể
cũng tiếc, đang định hôm nào mời anh đi café mà cái xe thùng đỗ chình ình ra thế
kia thì…
-Đợi bao giờ chị về
thì đi có sao đâu. Nhưng chắc tôi sẽ phải đợi hơi lâu đấy. Nhưng tôi vẫn muốn
chị giữ lời hứa.
-Anh yên tâm, chỉ sợ
anh không dám đi thôi. Anh đợi được, nhất định tôi sẽ mời.
Không tìm thấy chiếc
máy ảnh, anh ta lại dẫn lính đi xuống. Cuộc khám xét lần này tỉ mỉ hơn hôm 11
tháng 9. Thùng giấy trong nhà vệ sinh cũng vinh dự được bàn tay công an mò tới.
Chiếc máy ảnh cất trong chiếc túi áo khoác treo trên tường. Một tên công an vô
tình tựa lưng vào nên mới tìm ra. Không hiểu sao hồi đó, tôi lại dốt nát như thế.
Tôi đã ý thức được việc chiếc máy ảnh sẽ bị thu giữ thì lẽ ra, phải gửi hình đi
từ trước. Nhưng cũng không gửi được bằng cách nào. Nhiều tuần lễ rồi tôi bị cầm
tù trong nhà, điện thoại, máy in, máy tính cùng nhiều thứ khác đã bị tịch thu
hôm 11/9.
Sau khi trở về, tôi
được biết là cuộc trả lời phỏng vấn sáng hôm đó, cuộc đối thoại của tôi với
công an, lệnh còng tay do tên Chiềm ban ra cũng được thu âm lại và truyền đi rộng
rãi. Nhất là câu nói của mẹ dặn tôi làm rất nhiều người xúc động: “ Cố
mà ăn bát cháo rồi đi cho có sức”. Điều đó, sau này an ủi tôi phần nào.
Tên Đinh Trọng Chiềm vừa
đọc xong lệnh bắt, một đồng nghiệp của hắn cất giọng đắc ý:
-Chị Nghiên, chị thua
rồi!
-Không, tôi thắng chứ.
Tôi thắng các anh về chính nghĩa. Tôi thắng các anh về lẽ phải. Tôi thắng các
anh về lòng yêu nước. Tôi thắng các anh về lương tâm và trách nhiệm. Tôi chỉ
thua các anh về cơ bắp thôi. Nhưng vũ lực không bao giờ dẫn các anh đến với chiến
thắng.
Tay bị còng, tôi cúi
xuống hôn mẹ, một cái hôn vội vã. Bà vẫn ngồi yên như thế trên chiếc ghế hàng
ngày bà vẫn ngồi. Hời hợt đáp lại nụ hôn của tôi. Bà quan tâm đến những kẻ bắt
con bà hơn:
-Như vậy là các anh
đã bắt con tôi về tội yêu nước.
Câu nói đó đã khích lệ
tôi suốt 4 năm tù. Phải nhiều ngày sau tôi mới lý giải được vì sao bà không đứng
dậy tiễn tôi. Không phải bà không muốn. Mà mẹ tôi, khi đó đã không còn đủ sức để
đứng dậy. Sức lực còn lại bà đã dồn vào câu nói cuối cùng để không chỉ kết tội
những kẻ đã bắt con bà, mà còn là sức mạnh truyền sang cho tôi. Tôi, cho đến
ngày hôm nay vẫn chưa hiểu hết tấm lòng của mẹ mình.
Đi ngang qua mặt
Lã Thị Thu Thủy, tôi giễu cợt:
-Vậy là Nhà nước của chị
đã đánh giá lại đẳng cấp của tôi rồi à?
Chị ta giận tím mặt.
Những tên khác ngơ ngác. Tôi bước ra khỏi nhà. Không ngoái lại nhìn.
Chả là mấy hôm trước,
Trong lúc ngồi chờ các Điều tra viên, Lã Thị Thu Thủy và tôi có một cuộc tán gẫu
khá thú vị. Thủy là người của phòng An ninh chính trị. Chị ta có mặt ở tất cả
các cuộc gặp gỡ, làm việc và nhiều khi trực tiếp thẩm vấn tôi. Tuy chạm mặt rất
nhiều lần nhưng tôi chưa bao giờ thấy chị ta mặc sắc phục. Trong một cuộc thẩm
vấn vài tháng trước đó, tôi đã yêu cầu chị ta ra ngoài chỉ vì không mặc sắc phục
và có thái độ hống hách thiếu lễ phép với công dân. Lần này, chị ta cùng các đồng
nghiệp bên An ninh chính trị vẫn hiện diện nhưng việc thẩm vấn thuộc Cơ quan An
ninh điều tra. Chị ta có lẽ làm công tác “hậu cần”. Khi tôi hỏi: “Sao các chị
không bắt quách tôi cho xong, cả hai bên đỡ mất thời gian và mệt mỏi? ”. Chị ta
kéo dài giọng nói rằng:
-Ối dời! Em mơ đấy à?
Em nghĩ em là ai mà đòi được bọn chị bắt. Phải tầm cỡ như Nguyễn Văn Đài, Nguyễn
Thanh Giang, Lê Quốc Quân, hay chí ít cũng phải như Nguyễn Xuân Nghĩa. Em còn
phải phấn đấu chán mới được “bị bắt”. Phải biết mình là ai chứ Nghiên. Nhà nước
chỉ bắt những người có đẳng cấp, còn cỡ “tép riu” như em thì chưa cần thiết
đâu, Nghiên nhá!
Những người hàng xóm
đứng từ xa, rụt rè và im lặng. Trong đám đông, tôi nhận thấy mấy gương mặt phụ
nữ cúi xuống kéo vạt áo. Rồi một cánh tay ngập ngừng giơ lên. Tôi cũng giơ đôi
tay bị còng lên vẫy vẫy.
-Lên xe đi, tù rồi
còn lắm chuyện.
Tôi trừng mắt nhìn
tên công an vừa quát. Hắn còn rất trẻ. Chưa bao giờ tôi dành cho ai ánh mắt như
thế. Hắn lảng đi. Một nữ công an khác đỡ tôi lên xe. Chị ta rất nhẹ nhàng. Tôi
đoán, chị ta cũng thấy ánh nhìn của tôi. Tên công an kia đã vô tình giúp tôi
ngăn lại phút yếu lòng bởi khi đó, tôi đã gần khóc.
Cửa xe thùng đóng lại.
Tôi chỉ cho mình khóc một chút thôi. Rồi co cẳng chân lên để nước mắt thấm vào ống
quần nơi đầu gối. Mọi chuyện đã kết thúc. Đang bắt đầu một chặng đường mới. Chặng
đường mù mịt và tăm tối. Chính tôi sẽ phải tự thắp sáng đường đi cho mình.
Tôi, rất có thể sẽ phải
xa nhà ba năm, năm năm, bẩy năm hay lâu hơn thế. Tôi sẽ già đi, thậm chí có thể
mang thương tích, bệnh tật trên cơ thể. Và nhất là, mẹ hẳn sẽ yếu đi rất nhiều
hoặc bà cũng sẽ không còn ngồi lại trên chiếc ghế ngày nào bà tiễn tôi. Nhưng
tôi nhất định sẽ trở về trong chiến thắng. Bởi, không phải ai khác mà chính tôi
đã chọn cho mình con đường ấy: Con đường Tự do.
Phạm Thanh Nghiên
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen