Siêu trộm
Đặng Ngọc Tân ở Đà Nẵng đã đột nhập vào 45 nhà quan chức, đại
gia.
Trộm nhà quan, quan
thương, mất nhiều thì quan báo thành ít, mà mất ít thì quan ỉm luôn hộ đi
cho “Chỉ có trộm mới
hiểu, tiền quan găm chốn nào, chỉ có trộm mới biết, quan giấu vàng ở đâu…” có
người đã mượn lời thơ “Thuyền và biển” của nữ sĩ Xuân Quỳnh để nói về chuyện
“trộm và quan” thời nay như vậy.
Mới đây nhất là vụ
mất trộm 1,6 tỷ đồng của ông Đào Anh Kiệt- Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường TP
HCH, khi sự việc vỡ ra, ông Kiệt cho biết: “Đó là tiền mồ hôi nước mắt dành dụm
để mua nhà cho con trai”.
Có lẽ chúng ta cũng
dễ dàng đồng ý với ông Kiệt rằng tiền nào cũng là tiền mồ hôi nước mắt cả, nó
không phải từ trên trời rơi xuống. Nhưng vụ mất trộm của ông Kiệt, ở cơ quan,
tiền để trong hộc tủ với một số lượng lớn như vậy khiến cho người dân nghe thấy
không tránh khỏi sự bán tín bán nghi. Sao lại để một số tiền lớn như vậy hớ hênh
ở cơ quan được nhỉ?
Mà cái sự quan chức
mất trộm ngày nay, nó muôn hình muôn vẻ lắm. Hồi năm 2013, một nhóm trộm đột
nhập vào nhà ông Đặng Xuân Thọ - Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Kon Tum và bà Trần
Thị Xuân Lan - Trưởng phòng tổ chức Cục thuế tỉnh Gia Lai khóa cửa ngoài. Dưới
gầm giường nhà ông bà có một vali đã bị bọn chúng nẫng đi với tổng cộng 65 cây
vàng.
Lê Đình Đạt,
một tên trộm đã khoắng đồ ở nhà "quan" bị bắt
Ngặt một nỗi, trộm
thì lấy đi 65 lượng vàng, nhưng thoạt đầu gia chủ đi báo lên Công an phường Yên
Đổ (TP. Pleiku) là bị trộm đột nhập nhà, nhưng không bị mất tài sản. Khoảng một
tuần sau, bà Lan lại có đơn trình báo gửi Công an TP. Pleiku, nhà bà bị kẻ trộm
đột nhập lấy cắp 5 cây vàng.
Các chú trộm biết
tin mừng quá, bèn hối hả lấy vàng ra tiêu, vì 65 cây vàng mà gia chủ chỉ dám
thừa nhận mất có 5 thì 60 cây kia chả phải đã “kính biếu” không cho trộm rồi chứ
còn gì nữa? Và vì quá tự tin với món quà trời cho, nên trộm sa
lưới.
Tháng 6-2013, ba tên
trộm đã đột nhập vào nhà một nữ cán bộ văn phòng UBND tỉnh Nghệ An và lấy đi 57
lượng vàng cùng 50 triệu đồng tiền mặt. Chồng nạn nhân là cảnh sát giao thông
thuộc Công an tỉnh Nghệ An, đã về hưu.
Mới hồi tháng 5-2014
vừa qua, nhà riêng của ông Lăng Văn Hòa - Giám đốc sở Giao thông Vận tải (GTVT)
tỉnh Bắc Kạn bị trộm đột nhập, lấy đi 40.000 USD, 5 cây vàng SJC, 1 lắc tay, 1
cặp nhẫn cưới và 100 triệu đồng.
Nói chung những vụ
mất trộm của nhà quan chức, chỉ cần bạn đọc chịu khó ngồi tỉ mẩn ngồi tìm kiếm
thông tin trên mạng một lúc là ra cả đống. Vụ nào mất cũng cỡ tiền tỷ trở lên
cả.
Đặng Ngọc
Tân và Nguyễn Hữu Phước
Một “siêu trộm” tên
là Đặng Ngọc Tân sinh năm 1982 tại Đà Nẵng đã 45 lần đột nhập tư gia nhà các
doanh nhân, quan chức và thành công 36 vụ, chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng. “Siêu
trộm” từng lấy đi 110 cây vàng miếng SJC ở nhà một vị giám đốc sở này tâm sự rất
thật trước tòa: “Nhà đại gia, quan chức mới lắm tiền nhiều của chứ nhà dân
thường lấy đâu ra tiền mà đột nhập vào cho mất công”.
Đấy, chân lý thật là
dễ hiểu, cứ đột nhập vào nhà đại gia, quan chức thì chắc chắn thành công, chứ
ngu gì chui vào nhà dân thường, vừa xôi hỏng bỏng không có khi lại còn bị đánh
cho gần chết. Lấy của quan, không những quan thương, mất nhiều thì quan báo
thành ít, mà mất ít thì quan ỉm luôn hộ đi cho. Thật là sung sướng không biết
đâu mà kể.
Mối quan hệ giữa
“trộm và quan” thật khăng khít gắn bó chẳng khác gì “thuyền và biển” và trong
bài thơ tình nổi tiếng của nhà thơ Xuân Quỳnh. “Chỉ có trộm mới hiểu, tiền quan
găm chốn nào, chỉ có trộm mới biết, quan giấu vàng ở đâu…” Bí mật của quan không
ai biết rõ ngoài trộm, mà cũng không ai “thương” trộm hơn quan, vì quan có lu
loa mất của lên thì dại mặt quan, nên nhiều vụ quan đành ngậm bồ hòn làm
ngọt.
Một thống kê cho
thấy, trong giai đoạn 2007 - 2013, các cơ quan chức năng đã truy tố gần 2.200 vụ
án về tham nhũng với gần 5.300 bị can, nhưng chưa có vụ án tham nhũng nào được
phát hiện thông qua việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công
chức.
Còn thống kê của
Thanh tra Chính phủ cho biết, trong năm 2011 chỉ phát hiện 2 trường hợp được xác
định kê khai không trung thực và năm 2012 là 3 trường hợp.
Đọc những con số
thống kê này, có người nói vui là sao không nhờ đến các chú trộm và “siêu trộm”
kiểm tra, đối chiếu giúp cho bản kê khai tài sản của các cán bộ, công chức xem
có thực đúng với những gì họ đang cất giữ trong gầm giường, hộc tủ nhỉ? Đơn giản
lắm, chỉ cần một ông “siêu trộm” như ông Tân ở Đà Nẵng, 45 vụ đột nhập và thành
công tới 36 vụ đủ biết trình độ cất giấu của chìm của nổi của các quan chức nước
mình còn non lắm.
Nhưng nói cho vui
vậy thôi, chứ ai dại gì mà dùng trộm vào việc kiểm tra tính xác thực trong việc
kê khai tài sản của công chức, cán bộ, quá bằng “lậy ông tôi ở bụi này” cho các
vị quan chưa bị trộm viếng thăm.
Trộm hay quan, quan
hay trộm, trong cái thời buổi nhập nhèm này, trộm là một thứ quan trong bóng
đêm, còn có khi quan lại là một thứ trộm giữa ban ngày ban mặt cũng nên. Ai mà
biết được.
Chê dân
gian, tham nhũng thì sao?
Lớp thảm bêtông nhựa
nóng hổi vừa rải ra chưa kịp lu lèn đã bị nhiều người dân dùng xẻng kéo vào
đường dân sinh...
Người dân
dùng cuốc xẻng để lấy vật liệu làm đường quốc lộ 1A đoạn qua Lệ
Thủy
Những người dân Lệ
Thủy, (Quảng Bỉnh) ào ra công trình xây dựng đường Quốc lộ 1A lấy vật liệu về
làm đường trước cửa nhà mình, tấn công cả công nhân. Nghe chuyện này, nhiều
người trách họ: “Đúng là dân gian”.
Bài báo “Dân lấy vật
tư thi công Quốc lộ 1A để làm đường dẫn vào nhà mình” trên báo điện tử Vnexpress
làm chúng ta nhớ lại vụ hôi bia ầm ĩ ở Biên Hòa (Đồng Nai) hồi năm 2013. Bởi bản
chất vụ việc này cũng không có gì khác cả.
Bài báo cho biết:
“Nhiều nhà thầu thi công Quốc lộ 1A đoạn qua huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh (Quảng
Bình) bị thất thoát lượng lớn vật tư gồm đất, đá, bêtông nhựa… do người dân
ngang nhiên lấy đưa vào nhà, hoặc dùng ngay làm đường dân sinh.
Sáng 29/7, công nhân
của nhà thầu Phúc Lộc tiến hành rải thảm bêtông nhựa, lớp cuối cùng để hoàn
thành tuyến Quốc lộ 1A đoạn qua xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Tuy
nhiên, công việc luôn bị gián đoạn vì người dân ra chặn xe rải thảm để lấy
bêtông nhựa.
Lớp thảm bêtông nhựa
nóng hổi vừa rải ra chưa kịp lu lèn đã bị nhiều người dân ở đây dùng xẻng kéo
vào đường dân sinh, tạo nên hố rộng gần 2 m nham nhở. Cách đó khoảng 50 mét,
hàng chục người chuẩn bị sẵn cuốc, cào, xẻng chờ chiếc xe chở bêtông đến, rồi
lao vào tranh nhau xúc. Một người đàn ông dùng xe cút kít xúc bê tông nhựa và
lặng lẽ chở đi từng xe đầy ắp”.
Người dân
dùng cuốc xẻng để lấy vật liệu làm đường quốc lộ 1A đoạn qua Lệ
Thủy
Còn nữa, trước đó,
do ngăn cản dân, một công nhân khác đã bị đánh đến nhập viện. Không chỉ tự ý lấy
vật tư để làm đường nối dân sinh, người dân còn lấy đất, đá cấp phối… trữ thành
đống ở trước sân, trong vườn. Thậm chí, nhiều đoạn đá cấp phối được rải hoàn
chỉnh bị người dân dùng cuốc xẻng đào xúc đi.
Lý lẽ người dân ở
Quảng Bình đưa ra là: “Chúng tôi chỉ lấy một vài xẻng để đắp đường đi vào nhà.
Quốc lộ hoàn thành rồi, nếu không làm đường dân sinh ngay thì làm sao chắc chắn
sau này họ sẽ thi công đường nối cho chúng tôi”.
Câu chuyện là thế
đấy. Về bản chất hành vi cũng chẳng khác gì vụ hôi bia, đổ xô ra đường lấy của
người khác về nhà mình, lấy cho xóm mình. Hẳn nhiên, đó là một việc cần lên án,
rất đáng trách, thậm chí là vi phạm pháp luật.
Rất đông người đọc
xong bài báo đã lên án họ, “đúng là dân gian”, có người đã kết luận như vậy. Có
người quy kết vùng miền cho dân miền Trung. Đọc những lời lẽ ấy, chắc ai cũng
cảm thấy buồn cho người Việt mình.
Nhưng rất ít người
đặt ra câu hỏi: “Vì sao mà dân lại gian?” và lý giải nó cặn kẽ. Cũng những người
dân ấy, trong chiến tranh đã không tiếc gì hết, tháo cả cánh cửa nhà mình ra bắc
làm đường cho xe bộ đội đi qua hố bom. Cũng những người dân miền Trung ấy, họ đã
từng không tiếc mạng người, sức của cho cái chung lớn lao của dân tộc. Tại sao
giờ họ lại trở nên như vậy?
Tôi nghĩ, phải chăng
họ phần nào đã không còn tin vào lẽ phải và sự công bằng, đến nỗi xóa nhòa luôn
ranh giới đúng, sai; tốt, xấu và dần dần trở nên ích kỷ, vụ lợi.
Hãy nghĩ mà xem,
liệu có giống như cảnh “Mèo tha miếng thịt xôn xao” không? Những đại án tham
nhũng càng ngày càng vỡ ra đem đến cho người dân một cảm giác bức xúc. Những con
số ngàn tỷ, trăm tỷ bị thất thoát trong những công trình, dự án, những “ông lớn”
đã ra tòa thời gian qua và nhiều “ông lớn” còn chưa bị lộ. Những dinh thự bề thế
như lâu đài của các cựu quan chức mà không thể giải thích lý do vì sao đang hàng
ngày xuất hiện nhan nhản trên truyền thông. Có thể trong đầu họ xuất hiện ý nghĩ
ích kỷ, vụ lợi: “Thôi thì, giờ đến lúc này rồi, phải nhanh chân giành giật cho
bản thân, gia đình được tý nào hay tý ấy? ”.
Tôi nghĩ một tâm lý
như thế, nếu có này sinh cũng là điều không khó hiểu.
Quan lại ngày xưa có
trách nhiệm “giáo dân”, triều đình phong kiến luôn nhắc họ vai trò “phụ mẫu”,
tức là cha mẹ dân để làm gương cho dân. Cha mẹ mà hư thân đốn đời, trộm cắp tham
nhũng thì làm sao con cái nên người?
Buồn thay, ngày càng
nhiều những đại án tham nhũng bị đưa ra xét xử. Những công trình bị rút ruột,
kém phẩm chất vì kinh phí thực hiện đã bị chia chác. Dân trông thấy cả, biết hết
cả, mà không biết làm thế nào để “dạy lại” cho những kẻ tham nhũng những bài học
sơ khai làm người.
Thì hậu quả nhãn
tiền là những vụ hôi của, ăn trộm tập thể bất chấp pháp luật đã xảy ra. Ý thức
người dân kém, nhận thức của họ yếu, đúng vậy, nhưng họ có đáng trách nhiều hơn
những kẻ có quyền lực, có trọng trách, có trình độ mà vẫn không thắng được những
dục vọng trong mình, vẫn ăn bẩn của công, thu vén cá nhân?
Làm sao bắt người
dân phải đạo đức, ngoan ngoãn, nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật nếu có một bộ
phận những người làm gương cho họ lại bê bết, gian tham, bất chấp đạo lý?
Vì vậy, dù có thế
nào, chúng ta cũng đừng vội trách dân, đừng đổ hết mọi tội lỗi lên đầu họ. Ở đời
mọi sự đều “có vay có trả” cả đấy, bạn đọc ạ.
Mi
An
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen