Những
hộ dân nằm trong diện được bồi thường, hỗ trợ do dự án đường điện 110KV
xóm 3, xã Mỹ Thành vẫn còn khúc mắc số tiền được bồi thường do thông
báo không nhất quán mức bồi thường qua nhiều lần họp dân của cán bộ xã
Mỹ Thành
Xuân Hòa (GDVN) - Dân
có thắc mắc, cán bộ xã không trả lời mà đuổi ra khỏi trụ sở. Sau đó,
còn đe dọa đuổi việc con để ép mẹ nhận tiền đền bù...Chuyện đang xảy ra
tại Nghệ An.
Mỗi lúc xã nói một kiểu
Tháng 4/2013 đường dây và trạm biến áp 110KV Yên Thành – Đô Lương, Nghệ An được xây dựng, đây là dự
án trọng điểm của tỉnh Nghệ An nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn, tin cậy của hệ thống điện trong khu vực.
Tuyến
đường điện trên do Công ty Lưới điện cao thế miền Bắc làm chủ đầu tư,
xuất tuyến từ trạm biến áp 220kV Đô Lương E15.10 và điểm kết thúc tại
thị trấn Yên Thành (Nghệ An). Dự kiến trong tháng 8/2014 công trình sẽ
hoàn thành đi vào hoạt động. Hiện toàn bộ các trụ điện đã được dựng xong
và đang trong quá trình kéo dây.
Trong
quá trình thi công do đường dây phải đi qua nhiều xã của
hai huyện Đô Lương và Yên Thành (Nghệ An) nên chủ đầu tư đã tiến hành
giải phóng mặt bằng theo đúng quy trình. Tuy nhiên, tại xã Mỹ Thành,
huyện Yên Thành, Nghệ An nơi có đường điện đi qua việc giải phóng mặt
bằng không thống nhất đã khiến người dân khúc mắc và bức xúc.
Dự
án đường lưới điện 110KV Đô Lương - Yên Thành chạy qua địa phận nhiều
xã của hai huyện Đô Lương , Yên Thành và ảnh hưởng không ít đến các hộ
gia đình
Theo
những hộ dân tại xóm 3, xã Mỹ Thành, huyện Yên Thành cho biết: Do trong
các cuộc họp để thống nhất việc bồi thường cho người dân thì cán bộ
chính quyền xã đã nhiều lần đưa ra nhiều mức bồi thường, hỗ trợ khác
nhau, không đồng nhất nên người dân không biết đâu là đúng.
“Lúc
đầu cán bộ địa chính xã họp thì nói bồi thường mức 200.000 đồng/m2, sau
lại nói 80.000 đồng/m2. Nhưng cuối cùng khi chúng tôi lên nhận tiền bồi
thường giải phóng mặt bằng thì lại chỉ nhận được có 40.000 đồng/m2. Địa
phương không hề có một văn bản nào trả lời cụ thể mà thông báo mức bồi
thường, hỗ trợ cho người dân bằng miệng và không nhất quán nên chúng tôi
sinh ra thắc mắc”, chị Nguyễn Thị Sáu, xóm 3, xã Mỹ Thành cho biết.
“Trong
nhiều cuộc họp khi ông Chinh (cán bộ địa chính xã Mỹ Thành) nói gia
đình tôi được bồi
thường và hỗ trợ 50 triệu. Lúc lại nói gia đình tôi được bồi thường 59
triệu rồi khi lại nói được 74 triệu. Nói chung là chẳng có sự nhất quán
nào nên tôi cũng không biết chính xác mình được hỗ trợ, bồi thường bao
nhiêu. Chỉ đến khi nhận tiền thì thấy được 74 triệu thôi các chú ạ! Làm
việc kiểu gì mà lạ quá, phải có sự nhất quán rồi hãy thông báo cho người
dân chứ”, chị Nguyễn Thị Hoa, xóm 3, xã Mỹ Thành bức xúc nói.
Không
chỉ gia đình chị Sáu, chị Hoa mà gia đình chị Nguyễn Thị Hai, gia đình
bà Nguyễn Thị Phượng cũng chung nỗi bức xúc đó. Do đó việc giải phóng
mặt bằng ở đây đã gặp khó khăn do
người dân khúc mắc trong việc thông báo mập mờ tiền hỗ trợ, bồi thường
nên họ không đồng ý nhận tiền.
Tuyên truyền, vận động hay ép buộc?
Sau
khi khoanh vùng và xác định khu vực cần bồi thường để xây dựng các cột
điện và khu vực ảnh hưởng của các hộ dân chủ đầu tư đã tiến hành việc
chi trả tiền bồi thường và hỗ trợ. Tuy nhiên, do cách tuyên truyền phổ
biến trước đó của cán bộ xã Mỹ
Thành nên người dân không chịu nhận tiền bồi thường. Cùng với đó họ yêu
cầu chính quyền trả lời rõ số tiền thực tế họ được nhận là bao nhiêu?
Sự
thắc mắc đó của người dân là hợp lý nhưng khi người dân lên trụ sở xã
Mỹ Thành yêu cầu cán bộ xã giải thích lại bị cán bộ địa phương này đuổi
ra khỏi trụ sở.
Chị
Nguyễn Thị Sáu cho biết: Mặc dù còn thắc mắc mức bồi thường nhưng do bị
Chủ tịch xã Mỹ Thành dọa đuổi con gái đang dạy hợp đồng ở trường mầm
non xã nên chị phải nhận
“Do
không nhất quán mức bồi thường nên tôi lên gặp ông Chinh cán bộ địa
chính xã hỏi cho rõ thì bị mấy cán bộ đang làm việc
ở đây đuổi ra khỏi trụ sở. Đã không trả lời cho dân hiểu thì thôi lại
còn đối xử với người dân như vậy? Cán bộ xã mà ứng xử vậy hả các chú?”, bà Nguyễn Thị Phượng, xóm 3, xã Mỹ Thành bức xúc nói.
Các
hộ gia đình khác nằm trong diện được nhận bồi thường đều cho biết: Khi
họ còn chưa rõ mức bồi thường cần được giải thích thì cán bộ địa chính
xã và chủ tịch xã đã dọa nạt họ “nếu không nhận tiền bồi thường thì sau
sẽ không trả nữa”.
Không
những vậy trường hợp của gia
đình chị Nguyễn Thị Sáu thì còn cho biết, ông Nguyễn Văn Định – Chủ
tịch xã Mỹ Thành dọa nếu không chịu nhận bồi thường sẽ cho con gái chị
đang làm giáo viên hợp đồng tại trường mầm non xã Mỹ Thành nghỉ việc.
“Gia
đình tôi còn chưa rõ thì tôi hỏi nhưng đến khi ông Định dọa nếu không
nhận tiền bồi thường thì ông ấy sẽ đuổi con gái tôi đang dạy hợp đồng
trường tại trường mầm non xã. Vì nghĩ đến con, sợ con bị đuổi làm nên
tôi đành chấp nhận lấy tiền bồi thường chứ tôi vẫn ấm ức vì chưa được
giải thích rõ thực chất gia đình tôi được nhận bao nhiêu tiền
bồi thường”.
Việc
ông Nguyễn Văn Định - Chủ tịch xã Mỹ Thành thừa nhận có ý định cho con
gái chị Sáu nghỉ dạy cho thấy việc người dân phản ánh bị cán bộ xã ép
nhận
tiền bồi thường là có cơ sở
Theo
tìm hiểu của PV Báo Giáo dục Việt Nam thì con gái chị Sáu là chị Nguyễn
Thị Phượng làm giáo viên hợp đồng trường của Trường mầm non xã Mỹ Thành
đã 3 năm nay. Kinh phí chi trả cho chị Phượng là do phụ huynh các học
sinh đóng góp. Trong thời gian làm việc tại đây chị Phượng không vi phạm
gì và cũng không bị phụ huynh học sinh nào phản ánh tiêu cực nào. Hiện
chị Phượng cũng đã lập gia đình riêng chứ không còn ở với gia đình chị
Sáu nữa.
Trước
sự việc trên chúng
tôi đã có cuộc làm việc với ông Nguyễn Văn Định - Chủ tịch xã Mỹ Thành.
Về vấn đề không nhất quán việc thông báo mức bồi thường cho các hộ dân
thì ông Định cho rằng, cái đó thể là do lỗi của ông Chinh (Cán bộ địa
chính xã Mỹ Thành).
Việc
người dân phản ánh cán bộ xã Mỹ Thành ép họ nhận tiền bồi thường và
đuổi họ ra khỏi trụ sở khi họ lên hỏi lại mức bồi thường ở xã thì ông
Định lý lẽ: “Dân họ
nói gì tôi không biết, họ nói cán bộ xã ép phải nhận tiền bồi thường là
không có cơ sở. Dân ai chẳng muốn được bồi thường cao. Xã cũng nằm trong
ban giải
phóng mặt bằng nhưng xã không chi trả tiền bồi thường. Xã cũng đã nhiều
lần xuống tuyên truyền, vận động cho người dân hiểu nhưng họ không chịu
nghe”.
Còn
về việc ông Định đe dọa gia đình chị Sáu nếu không nhận số tiền bồi
thường thì sẽ cho con gái chị đang dạy mầm non xã Mỹ Thành nghỉ dạy, ông
Định thẳng thừng tuyên bố: "Tôi
chưa khi nào nói với bà ấy vậy cả. Nhưng tôi cũng đã có dự định đó bởi
bà ấy quá đáng, hay nói lung tung. Bà ấy còn lằng nhằng, tôi nữa ép
nữa".
Qua việc ông Định thừa nhận có ý định cho con chị Sáu nghỉ dạy cho thấy việc người dân ép họ nhận tiền bồi thường là có cơ sở.
Báo Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục đề cập đến vấn đề này.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen