Vi Anh
Thời
sự mới đây ở Á châu Thái bình dương đáng chú ý, là Mỹ ủng hộ thành lập
một liên minh cốt lõi và một liên minh phụ trợ nhưng cùng một mục đích
là ngăn chận đà bành trướng của TC nếu không muốn nói chống TC.
Đối với 10 nước Đông Nam Á của tổ chức Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á gọi tắt là ASEAN, Mỹ chỉ nói, chỉ khuyên nên “đóng băng” các hoạt động có khả năng gây mất ổn định tại Biển Đông. Nhưng đối với các siêu cường Úc, Nhựt, Ấn, thì Mỹ làm, thực hiện liên minh cốt lõi bao vây quân sự Trung Cộng. Điều này không có gì khó hiểu, trong ASEAN có Việt Nam là chế độ CS từng “đồng chí” với TC, có Miên và Lào vốn CS và bây giờ hoàn toàn lệ thuộc TC về kinh tế và chánh trị. Một tổ chức 10 nước, mà 3 thân với TC, một tổ chức xôi đậu đỏ như vậy, Mỹ chỉ có thể tương quan như “đối tác” chớ không thể liên kết đồng minh được. Còn Úc là đồng minh truyền thống của Mỹ, Nhựt đồng minh Mỹ có hiệp ước bảo vệ, có mấy chục ngàn quân đội đồn trú, và Ấn độ một quốc gia dân chủ lâu đời, từng có chiến tranh biên giới với TC trong thời Chiến tranh Lạnh gần đây Mỹ vận động “đông tiến”, Mỹ thực hiện những nước thân cận này thành liên minh chống TC là chuyện dĩ nhiên.
Bên cạnh liên minh Mỹ Úc Nhựt Ấn cốt lõi đó, Mỹ còn ủng hộ cho Nhựt thành lập một liên minh phụ trợ vòng ngoài một chút, gồm Nhựt, Phi luật tân, Việt Nam mà mục đích cũng không có gì khác hơn là chống TC.
Như đã biết, với một phối hợp chặt hai vị Bộ Trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng của Mỹ sau hội ARF của ASEAN, đều bay xuống Úc, thực hiện những gì Tổng Thống Obama của Mỹ đã trình bày với nhân dân và chánh quyền Úc, một cách long trọng trước Quốc Hội Úc khi Mỹ chuyển trục quân sự vế Á châu Thái bình dương trong những năm trước. Kể ra việc hiện thực và cụ thể hoá này của Mỹ với Úc có vẻ chậm, nhưng chậm mà chắc như tình đồng minh của Mỹ rất lâu đời suốt nhiều cuộc chiến tranh của Tây Phương ở Á châu đối với Úc một quốc gia Tây phương lớn ở Nam Á châu này.
Ngày 12/08/2014 Mỹ và Úc chính thức ký Hiệp ước tăng cường hợp tác quân sự, 2500 Lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ sẽ đóng thường trực tại căn cứ Darwin của Úc, miền Bắc nước này, sát Biển Đông để sẵn sàng can thiệp khi cần thiết. Không quân và Hải quân Mỹ cũng được quyền tiếp cận các căn cứ Úc một cách rộng rãi hơn ở nhiều nơi của nước Úc. Hiệp ước có hiệu lực trong vòng 25 năm. Úc và Mỹ cũng quyết định hợp tác hình thành hệ thống phòng thủ hỏa tiễn đạn đạo tại khu vực Đông Bắc Á, cũng như tăng gia hợp tác và thao dượt hải quân.
Hai đồng minh thân thiết này còn đồng ý mở rộng liên minh quốc phòng với Nhật Bản ở vùng Đông Bắc Á, và Ấn Độ ở vùng Nam Á. Đây rõ ràng là hành động Mỹ gia tăng mạnh sự hiện diện quân sự trong khu vực. Đây rõ ràng là Mỹ và Úc dùng hợp tác quân sự quốc phòng của mình làm nòng cốt để mở rộng liên minh cốt lõi, dù không nói ra nhưng ai cũng biết, liên minh chống lại sách lược bành trướng của TC. Đối với Nhựt, thông cáo chung của liên minh nồng cốt Úc- Mỹ gọi là AUSMIN nói rõ: «Úc và Hoa Kỳ hoan nghênh nỗ lực của Nhật Bản nhằm đóng góp lớn hơn vào hòa bình và ổn định quốc tế, bao gồm cả quyết định của Nhật hành xử quyền tự vệ tập thể theo tinh thần Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Hai nước [Mỹ và Úc] cam kết duy trì các quan hệ an ninh song phương mạnh mẽ với Nhật Bản, phát huy hợp tác an ninh và quốc phòng ba bên, trong đó có cơ chế Đối thoại Chiến lược Ba bên, và phát triển hơn nữa các cuộc tập trận ba bên hiện hữu».
Đối với Ấn Độ cũng thế, Mỹ và Úc đều công nhận tư cách «nền dân chủ lớn nhất thế giới» và «cường quốc kinh tế và chiến lược quan trọng trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương» của Tân Delhi. Mỹ và Úc xác nhận ý định mở rộng hợp tác ba bên với Ấn Độ, trong những lãnh vực như an ninh hàng hải, an ninh năng lượng, tăng trưởng kinh tế, cũng như thông qua hợp tác với Ấn Độ trong các tổ chức khu vực.
Trước khi Mỹ Úc chính thức ký Hiệp ước tăng cường hợp tác quân sự, Úc đã ký hiệp ước với Nhựt về “phòng vệ tập thể”, mua khoa học kỹ thuật tiền tiến đóng tàu lặn tàng hình của Nhựt. Và chính TT Obama cũng ký hiệp ước với Phi luật tân về việc Mỹ đưa các quân nhân Mỹ tới tham gia các cuộc tập trận trong vòng 10 năm tại Philippines. Và Phi luật tân liên kết với VN trong việc bảo vệ biển đảo trước đà xâm lấn của TC nhứt là khi TC cắm dặt giàn khoan Hải Dương vào vùng đặc quyền kinh tế VN khiến Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng đích thân sang gặp TT Phi dể liên kết.
Đối với 10 nước Đông Nam Á của tổ chức Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á gọi tắt là ASEAN, Mỹ chỉ nói, chỉ khuyên nên “đóng băng” các hoạt động có khả năng gây mất ổn định tại Biển Đông. Nhưng đối với các siêu cường Úc, Nhựt, Ấn, thì Mỹ làm, thực hiện liên minh cốt lõi bao vây quân sự Trung Cộng. Điều này không có gì khó hiểu, trong ASEAN có Việt Nam là chế độ CS từng “đồng chí” với TC, có Miên và Lào vốn CS và bây giờ hoàn toàn lệ thuộc TC về kinh tế và chánh trị. Một tổ chức 10 nước, mà 3 thân với TC, một tổ chức xôi đậu đỏ như vậy, Mỹ chỉ có thể tương quan như “đối tác” chớ không thể liên kết đồng minh được. Còn Úc là đồng minh truyền thống của Mỹ, Nhựt đồng minh Mỹ có hiệp ước bảo vệ, có mấy chục ngàn quân đội đồn trú, và Ấn độ một quốc gia dân chủ lâu đời, từng có chiến tranh biên giới với TC trong thời Chiến tranh Lạnh gần đây Mỹ vận động “đông tiến”, Mỹ thực hiện những nước thân cận này thành liên minh chống TC là chuyện dĩ nhiên.
Bên cạnh liên minh Mỹ Úc Nhựt Ấn cốt lõi đó, Mỹ còn ủng hộ cho Nhựt thành lập một liên minh phụ trợ vòng ngoài một chút, gồm Nhựt, Phi luật tân, Việt Nam mà mục đích cũng không có gì khác hơn là chống TC.
Như đã biết, với một phối hợp chặt hai vị Bộ Trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng của Mỹ sau hội ARF của ASEAN, đều bay xuống Úc, thực hiện những gì Tổng Thống Obama của Mỹ đã trình bày với nhân dân và chánh quyền Úc, một cách long trọng trước Quốc Hội Úc khi Mỹ chuyển trục quân sự vế Á châu Thái bình dương trong những năm trước. Kể ra việc hiện thực và cụ thể hoá này của Mỹ với Úc có vẻ chậm, nhưng chậm mà chắc như tình đồng minh của Mỹ rất lâu đời suốt nhiều cuộc chiến tranh của Tây Phương ở Á châu đối với Úc một quốc gia Tây phương lớn ở Nam Á châu này.
Ngày 12/08/2014 Mỹ và Úc chính thức ký Hiệp ước tăng cường hợp tác quân sự, 2500 Lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ sẽ đóng thường trực tại căn cứ Darwin của Úc, miền Bắc nước này, sát Biển Đông để sẵn sàng can thiệp khi cần thiết. Không quân và Hải quân Mỹ cũng được quyền tiếp cận các căn cứ Úc một cách rộng rãi hơn ở nhiều nơi của nước Úc. Hiệp ước có hiệu lực trong vòng 25 năm. Úc và Mỹ cũng quyết định hợp tác hình thành hệ thống phòng thủ hỏa tiễn đạn đạo tại khu vực Đông Bắc Á, cũng như tăng gia hợp tác và thao dượt hải quân.
Hai đồng minh thân thiết này còn đồng ý mở rộng liên minh quốc phòng với Nhật Bản ở vùng Đông Bắc Á, và Ấn Độ ở vùng Nam Á. Đây rõ ràng là hành động Mỹ gia tăng mạnh sự hiện diện quân sự trong khu vực. Đây rõ ràng là Mỹ và Úc dùng hợp tác quân sự quốc phòng của mình làm nòng cốt để mở rộng liên minh cốt lõi, dù không nói ra nhưng ai cũng biết, liên minh chống lại sách lược bành trướng của TC. Đối với Nhựt, thông cáo chung của liên minh nồng cốt Úc- Mỹ gọi là AUSMIN nói rõ: «Úc và Hoa Kỳ hoan nghênh nỗ lực của Nhật Bản nhằm đóng góp lớn hơn vào hòa bình và ổn định quốc tế, bao gồm cả quyết định của Nhật hành xử quyền tự vệ tập thể theo tinh thần Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Hai nước [Mỹ và Úc] cam kết duy trì các quan hệ an ninh song phương mạnh mẽ với Nhật Bản, phát huy hợp tác an ninh và quốc phòng ba bên, trong đó có cơ chế Đối thoại Chiến lược Ba bên, và phát triển hơn nữa các cuộc tập trận ba bên hiện hữu».
Đối với Ấn Độ cũng thế, Mỹ và Úc đều công nhận tư cách «nền dân chủ lớn nhất thế giới» và «cường quốc kinh tế và chiến lược quan trọng trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương» của Tân Delhi. Mỹ và Úc xác nhận ý định mở rộng hợp tác ba bên với Ấn Độ, trong những lãnh vực như an ninh hàng hải, an ninh năng lượng, tăng trưởng kinh tế, cũng như thông qua hợp tác với Ấn Độ trong các tổ chức khu vực.
Trước khi Mỹ Úc chính thức ký Hiệp ước tăng cường hợp tác quân sự, Úc đã ký hiệp ước với Nhựt về “phòng vệ tập thể”, mua khoa học kỹ thuật tiền tiến đóng tàu lặn tàng hình của Nhựt. Và chính TT Obama cũng ký hiệp ước với Phi luật tân về việc Mỹ đưa các quân nhân Mỹ tới tham gia các cuộc tập trận trong vòng 10 năm tại Philippines. Và Phi luật tân liên kết với VN trong việc bảo vệ biển đảo trước đà xâm lấn của TC nhứt là khi TC cắm dặt giàn khoan Hải Dương vào vùng đặc quyền kinh tế VN khiến Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng đích thân sang gặp TT Phi dể liên kết.
Trong thông cáo chung Mỹ Úc sau khi ký hiệp ước 12/08/2014 ở Sydney,
Mỹ và Úc lên tiếng “phản đối mọi nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi thực
tế trên mặt đất hoặc mặt biển thông qua việc đe dọa hay sử dụng vũ lực
hoặc cưỡng chế», phản đối các hành vi dùng võ lực để làm thay đổi hiện
trạng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông,
đồng thời kêu gọi các bên tranh
chấp «tự nguyện đóng băng» một số hoạt động có nguy cơ làm căng thẳng
leo thang. Dù không nói ra, nhưng các quan ngại được Mỹ và Úc bày tỏ
trong bản Thông cáo chung đều liên quan đến các động thái hung hăng áp
đặt và đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trong thời gian qua, đặc biệt là
yêu sách chủ quyền mập mờ gói trong tấm bản đồ 9 đường gián đoạn chiếm
gần trọn Biển Đông, vốn bị coi là hoàn toàn thiếu cơ sở pháp lý.
Trong phần nói riêng về Biển Đông, bản Thông cáo chung Mỹ-Úc đã nhấn mạnh trở lại một số điểm từng được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát huy khi ông đề nghị giải pháp «đóng băng» tại các hội nghị của khối ASEAN ở Miến Điện vào tuần trước.
Liên minh phụ nhưng quan trọng của ba nước Á châu Thái bình dương giữa Nhựt, Phi, Việt Nam bị TC xâm lấn trực tiếp cho thấy, Mỹ đã chuẩn bị đề phòng nếu chưa gỡ cấm vận bán vũ khí sát thương cho VN, không thể liên minh quân sự với VNCS vì truyền thống Mỹ không đồng minh với chế độ CS, thì Nhựt sẽ làm việc đó đối với VNCS.
Dĩ nhiên TC phản ứng như đỉa phải vôi. Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối kịch liệt việc Mỹ và Úc gia tăng hợp tác quốc phòng, coi đó là hành động làm gia tăng căng thẳng và hoài nghi giữa các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Hai ngoại trưởng Mỹ Úc cứng tay nhưng mềm lưởi, nhẹ nhàng hoá giải, làm dịu tình hình. Ngoại trưởng John Kerry hoan nghênh sự trỗi dậy của Trung Quốc và mong muốn hợp tác với Bắc Kinh trong tinh thần xây dựng. Ngoại trưởng Úc Julie Bishop lên tiếng, cho rằng việc này không nhằm kiềm chế sức mạnh đang lên của Trung Quốc đang gây căng thẳng trong khu vực.
Nhưng đó chỉ là những lời ngoại giao thường lệ, chớ không phải chiến thuật, chiến lược quân sự thường các nước làm nhưng ít hay không nói./.(Vi Anh)
Trong phần nói riêng về Biển Đông, bản Thông cáo chung Mỹ-Úc đã nhấn mạnh trở lại một số điểm từng được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát huy khi ông đề nghị giải pháp «đóng băng» tại các hội nghị của khối ASEAN ở Miến Điện vào tuần trước.
Liên minh phụ nhưng quan trọng của ba nước Á châu Thái bình dương giữa Nhựt, Phi, Việt Nam bị TC xâm lấn trực tiếp cho thấy, Mỹ đã chuẩn bị đề phòng nếu chưa gỡ cấm vận bán vũ khí sát thương cho VN, không thể liên minh quân sự với VNCS vì truyền thống Mỹ không đồng minh với chế độ CS, thì Nhựt sẽ làm việc đó đối với VNCS.
Dĩ nhiên TC phản ứng như đỉa phải vôi. Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối kịch liệt việc Mỹ và Úc gia tăng hợp tác quốc phòng, coi đó là hành động làm gia tăng căng thẳng và hoài nghi giữa các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Hai ngoại trưởng Mỹ Úc cứng tay nhưng mềm lưởi, nhẹ nhàng hoá giải, làm dịu tình hình. Ngoại trưởng John Kerry hoan nghênh sự trỗi dậy của Trung Quốc và mong muốn hợp tác với Bắc Kinh trong tinh thần xây dựng. Ngoại trưởng Úc Julie Bishop lên tiếng, cho rằng việc này không nhằm kiềm chế sức mạnh đang lên của Trung Quốc đang gây căng thẳng trong khu vực.
Nhưng đó chỉ là những lời ngoại giao thường lệ, chớ không phải chiến thuật, chiến lược quân sự thường các nước làm nhưng ít hay không nói./.(Vi Anh)
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen