Hồi Trống Tự Do - Lê Hoàng Trúc (Le Hoang Truc)
Cập nhật: 15:59 GMT - thứ hai, 4 tháng 8,
2014
Cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương ở Việt Nam lên
tiếng kêu gọi thay đổi trong việc giới thiệu ứng viên vào các vị trí của Đảng
Cộng sản.
Các bài liên quan
- Luân chuyển cán bộ: Cơ hội, thách thức
- 'Chuẩn bị đại hội Đảng cập rập, vội vã'
- Sao quan chức không được ở nhà to?
Chủ đề liên quan
Lời kêu gọi của ông Lê Đăng Doanh, được đưa ra trong lúc việc chuẩn bị
cho Đại hội XII, dự kiến diễn ra trong nửa đầu năm 2016, đang được ráo riết
chuẩn bị.
Vị cựu viện trưởng nói với Nguyễn Hùng của BBC tại Toulouse, nơi ông có
chuyến thăm:
"Việc hạn chế đảng viên không được giới thiệu các ứng cử viên ngoài các
ứng cử viên đã đươc cấp ủy giới thiệu làm cho tôi, là một đảng viên, rất lo
ngại.
"Thực tế đã cho thấy có những lần cấp ủy giới thiệu những ứng cử viên mà
sau đó không được bầu.
"Trái lại những ứng cử viên không được cấp ủy giới thiệu thì lại được
bầu."
Tại Hội nghị Trung ương 7 của Đảng Cộng sản trong năm ngoái, cả hai ứng
viên được Bộ Chính trị đề cử để bầu bổ sung vào cơ quan này đều không đủ
phiếu.
Đó là hai ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính Trung ương và ông
Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đảng.
Thay vào đó hai ứng viên Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội và
Nguyễn Thiện Nhân, khi đó là Phó Thủ tướng, đã được bầu ra từ danh sách hàng
chục ứng viên.
'Đổi mới chính trị'
Tiến sỹ Doanh cũng bày tỏ lo ngại về thực trạng hiện nay ở Việt Nam và
nói về nhu cầu phải có những thay đổi về chính trị.
Ông nói với BBC: "Việt Nam hiện nay đứng về mặt kinh tế đang ở trong giai
đoạn tăng trưởng thấp nhất từ khi Đổi Mới cho tới nay.
"Đây là giai đoạn tăng trưởng thấp kéo dài và nó dưới tiềm năng của Việt
Nam.
"Mặc dù từ năm 2013 đã có sự hồi phục, kinh tế có tăng trưởng trở lại
nhưng vẫn dưới tiềm năng.
"Về chính trị, hiện Việt Nam đang chuẩn bị Đại hội XII song các văn bản
và thảo luận trong xã hội chưa được mở rộng. Còn về các mặt khác, xã hội Việt
Nam đang gặp khá nhiều vấn đề. Một là tham nhũng, hai nữa là muốn xin công ăn
việc làm đều phải có mối quan hệ và đều phải có đút lót, có tiền.
"Việt Nam hiện nay đứng về mặt kinh tế đang ở trong giai đoạn tăng trưởng
thấp nhất từ khi Đổi Mới cho tới nay."
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh
"Giáo dục và y tế cũng gặp khá nhiều khó khăn và ngay cả an toàn trật tự
xã hội cũng đang có vấn đề."
Ông Doanh nói mặc dù các báo cáo của Viện chuyên nghiên cứu dư luận của
Ban Tư tưởng văn hóa trung ương "phản ánh khá chính xác tâm tư nguyện vọng" của
người dân, thực tế được công bố và những gì người dân cảm nhận vẫn có "khoảng
cách đáng kể".
Vị Tiến sỹ nói thêm: "Cho đến nay tôi thấy dấu hiệu cho một sự thay đổi
chuyển biến, tích cực chưa rõ.
"Chính Đại hội XI đã nói rằng phải đổi mới chính trị song song với đổi
mới kinh tế.
"Rất tiếc là cho tới tay, đã quá nửa nhiệm kỳ rồi, nhưng quyết định của
Đại hội XI vẫn chưa được thực hiện.”
Mối lo Trung Quốc
Ông Doanh nói việc chống tham nhũng ở Việt Nam vẫn chưa mang lại sự thay
đổi cần thiết.
"Như thực tế trong xã hội mà báo chí chính thức công khai nêu lên thì
thấy rất nhiều cán bộ giàu có một cách không thể giải thích được và thu nhập
cũng không thể giải thích được," vị Tiến sỹ nói.
TS Doanh cho rằng chống tham nhũng ở Việt Nam chưa tạo ra thay
đổi
"Vấn đề không phải chỉ có một vài vụ án. Vấn đề là phải thay đổi thể chế
và cơ chế, phải thực hiện công khai minh bạch, phải giảm bớt chi tiêu bằng tiền
mặt và phải có trách nhiệm giải trình.
"Anh dùng tiền của dân thì anh phải giải thích anh chi tiêu như thế đem
lại hiệu quả gì cho người dân.
"Và điều đó phải được thể hiện trong cả lựa chọn cán bộ, lắng nghe ý kiến
của người dân, lắng nghe các ý kiến khác nhau và điều đó đòi hỏi phải có cải
tiến rõ rệt trong thực hiện các quyền tự do dân chủ của người dân."
Trong phỏng vấn với BBC, ông Doanh cũng nói về những lo ngại liên quan
tới Trung Quốc:
"Trung Quốc có mạng lưới thu thập thông tin rất có hiệu quả ở Việt Nam và
trong thực tế họ biết về chúng ta rất nhiều, biết về con người và sự
việc.
"Vì họ biết nên họ có những đối sách và làm khó khăn cho những quyết định
của chúng ta.
"Tôi rất hy vọng không vì những biện pháp có tính chiến thuật của Trung
Quốc mà chúng ta không thực hiện hay thực hiện chậm trễ những quyết định chiến
lược và rất quan trọng để bảo vệ độc lập chủ quyền của chúng ta," Tiến sỹ Doanh
phát biểu.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen