Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-08-27
2014-08-27
08272014-politicization-of-justice.mp3
Ngành
tư pháp tại Việt nam không phải là độc lập và lại được xem là một công
cụ chính trị của đảng cầm quyền. Mới đây đảng cộng sản lại có thêm những
cố gắng để kiểm soát chặt chẽ hơn những người làm việc trong ngành luật
pháp ở Việt nam. Sau đây là ý kiến một số nhà quan sát về một số diễn
biến có liên quan đến ngành tư pháp của Việt nam trong thời gian
gần đây.
Điều tra viên có nhiều quyền lực
Liên
quan trực tiếp đến hoạt động của giới luật sư, mới đây một thông tư
mang số 28 của Bộ công an về việc điều tra các vụ án ra đời. Trong
thông tư này các điều tra viên của bộ công an được cho nhiều quyền hạn,
trong đó có quyền quay phim, chụp ảnh, các buổi làm việc của luật sư với
thân chủ của mình. Ngoài ra cơ quan điều tra của bộ công an sẽ có quyền
lớn hơn quyền của Viện kiểm sát. Nhiều luật sư đã lên tiếng không đồng
tình với thông tư 28.
Luật
sư Trần Đình Triển nói rằng việc hạ thấp vai trò của Viện kiểm sát là
trái luật về tố tụng và kiểm sát. Ông cũng nói là nếu các điều tra viên
được giao quyền lớn như vậy theo thông tư 28 thì chuyện bức cung, dùng
nhục hình ,… như thời gian qua vẫn sẽ còn kéo dài. Luật sư Võ An Đôn thì
nói rằng thông tư 28 có thể tạo điều kiện để các điều tra viên viện dẫn
các lý do khác nhau mà từ chối luật sư.
Đảng muốn kiểm soát giới luật sư
Nếu các điều tra viên được giao quyền lớn như vậy theo thông tư 28 thì chuyện bức cung, dùng nhục hình ,… như thời gian qua vẫn sẽ còn kéo dài. Luật sư Võ An Đôn thì nói rằng thông tư 28 có thể tạo điều kiện để các điều tra viên viện dẫn các lý do khác nhau mà từ chối luật sư.Luật sư Trần Đình Triển
Cuối
tháng bảy 2014 một việc gây chấn động trong
giới luật sư Việt nam là ông Chủ tịch đoàn luật sư TP HCM Nguyễn Đăng
Trừng bị khai trừ ra khỏi đảng. Lý do được nhiều người nói đến là ông
Trừng cản trở sự lãnh đạo của đảng cộng sản đối với các luật sư. Ông
Phạm Chí Dũng, nhà báo độc lập từng làm việc nhiều năm ở thành ủy thành
phố HCM nói về việc này
“Việc
ông Trừng đấu tranh để giảm sự can thiệp của chính quyền, của đảng vào
công tác luật sư đoàn của thành phố là một việc mà thành ủy và Ủy ban
nhân dân thành phố không thể hài lòng. Đặc biệt là văn bản ông Trừng ký
để phản ứng ông Trần Thế Lưu là trưởng ban nội chính thành ủy thành phố
HCM. Đó là
một văn bản mà các ngành, các cấp, các hội đoàn rất ít khi dám làm. Có
thể đây là một văn bản hiếm hoi mà cơ quan cấp dưới phản ứng cấp trên.
Có thể vì vậy mà họ cho là quá đà, đặc biệt là việc quá đà này xảy ra
trong một hoàn cảnh hết sức nhạy cảm. Việc nhạy cảm là đang nảy sinh các
hội đoàn mang tính chất độc lập, mà trong đó các luật sư cũng không nằm
ngoài hệ qui chiếu của xã hội dân sự là dần dần hình thành các hệ tư
tưởng tự do, các hệ phái sinh hoạt độc lập.”
Một
điều mà nhiều nhà hoạt động xã hội ở Việt nam cũng thừa nhận là từ khi
đảng cộng sản quyết định mở cửa kinh tế Việt nam, ngành tư pháp cũng có
nhiều
phát triển. Trong đó có việc làm sống lại vai trò của người luật sư tại
tòa án, chứ không phải là các Hội thẩm nhân dân được chỉ định bởi Hội
đồng nhân dân các cấp. Từ đó các đoàn luật sư đã phát triển, góp phần
làm cho ngành tư pháp được độc lập hơn vì luật sư không phải là người
được Hội đồng nhân dân bổ nhiệm.
Đối với các hoạt động diễn biến của xã hội dân sự, tức là diễn biến hòa bình, thì có hai giới rất quan trọng, một là giới nhà báo, hai là giới luật sư. Đó là những tiếng nói công khai, và họ lại hiểu pháp luật, rất ít khi họ đi quá giới hạn của tình thế cho phép. Tôi thấy họ trừng trị ông Nguyễn Đăng Trừng vì giới luật sư đã trở nên một tín hiệu nguy hiểm đối với đảngông Hà Sĩ Phu
Tuy
nhiên sự phát triển của các hội đoàn luật sư cũng khiến đảng cộng sản
lo ngại. Ông Phạm Chí Dũng nói tiếp về vụ luật sư Trừng
“Một
số quan chức nhà nước luôn nghi ngờ và dèm pha về việc nếu hình thành
một hội luật sư độc lập ở Việt nam thì điều đó là không tốt đối với sự
tồn tại của chính thể. Những quan chức ấy luôn cho rằng các hội luật sư
ấy là đối lập chứ không phải độc lập. Đối lập ở đây là đối lập chính
trị, và đặc biệt là nghề luật sư lại có liên quan nhiều đến chính trị.”
Trong
các vụ án có mang tính chính trị trong thời gian mấy năm gần đây, danh
sách các luật sư bị cầm tù ở Việt nam là khá dài. Đó là các ông bà Lê
Công Định, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Lê Quốc Quân,… Một
nhà quan sát chính trị Việt nam khác là ông Hà Sĩ Phu nhận xét về việc
này
“Đối
với các hoạt động diễn biến của xã hội dân sự, tức là diễn biến hòa
bình, thì có hai giới rất quan trọng, một là giới nhà báo, hai là giới
luật sư. Đó là những tiếng nói công khai, và họ lại hiểu pháp luật, rất
ít khi họ đi quá giới hạn của tình thế cho phép. Tôi thấy họ trừng trị
ông Nguyễn Đăng Trừng vì giới luật sư đã trở nên một tín hiệu nguy hiểm
đối với đảng.”
Ngày
26/8, một bản tin đánh đi từ Hồng Kong cho thấy là giới tư pháp nước
này đang lo
ngại về sự can thiệp của đảng cộng sản Trung quốc lên tính độc lập của
ngành tư pháp ở lãnh thổ này. Đó là mối lo ngại ở một nơi vốn có một
lịch sử tư pháp độc lập lâu đời. Người ta tin rằng việc can thiệp từ
đảng cộng sản Trung quốc sẽ làm cho tính công minh của công lý bị đe
dọa.
Ở
Việt nam, các vụ án không minh bạch, các vụ án có sự lạm dụng quyền lực
của cơ quan công quyền,… vẫn còn xảy ra nhiều. Nhiều luật sư cho rằng
nguyên nhân là do sự không độc lập của ngành tư pháp, cộng với quyền lực
quá lớn của ngành công an. Thế nhưng với sự ra đời của thông tư 28,
cùng với sự cố gắng kiểm soát hoạt động của các đoàn luật
sư từ cơ quan đảng, đảng cầm quyền có lẽ vẫn tin rằng tư pháp Việt nam
vẫn hoạt động tốt trong tình trạng không độc lập của nó.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen