Hàng ngàn người đã tấn công vào các công ty mà họ cho là của Trung
Quốc sau khi Bắc Kinh ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981
vào vùng biển Hoàng Sa thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại
Biển Đông. Có bốn người chết, và Bắc Kinh đã cho rút 4.000 công nhân
Trung Quốc về nước.
Trong một thông cáo trên mạng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết , chính quyền Việt Nam đã tỏ ý « lấy làm tiếc » về các vụ bạo động này, và các nạn nhân sẽ nhận được « một khoản hỗ trợ nhân đạo ».
Hồng Lỗi nói rằng: « Trung Quốc khen ngợi cách làm và thái độ của
phía Việt Nam, và hy vọng rằng Việt Nam sẽ áp dụng chu đáo các biện
pháp thích đáng ». Ông ta nói thêm, một phái đoàn sẽ được gởi đến tại chỗ để bày tỏ phân ưu của Bắc Kinh đối với gia đình các nạn nhân.
Tuyên bố này được đưa ra vào thời điểm ủy viên Bộ Chính trị Lê Hồng
Anh, Thường trực Ban bí thư và là đặc phái viên của Tổng bí thư Nguyễn
Phú Trọng sẽ sang thăm Trung Quốc trong hai ngày 26 và 27/8. Theo Bộ
Ngoại giao Việt Nam, mục đích của chuyến đi là nhằm « trao đổi về các biện pháp làm dịu tình hình, không để tái diễn các vụ việc căng thẳng như vừa qua ».
Phát ngôn viên Việt Nam Lê Hải Bình cho biết : « Hội hữu nghị
Việt – Trung sẽ cử đoàn sang Trung Quốc thăm hỏi một số gia đình đại
diện cho những người bị nạn (…) tiếp tục các chính sách hỗ trợ đã công
bố đối với các doanh nghiệp thiệt hại. Việt Nam đã và đang tiếp tục điều
tra nghiêm túc và xử lý nghiêm những người gây rối vi phạm pháp luật ».
Dư luận khi nêu lên những nghi vấn trước sự xuất hiện của những người
lạ mặt không phải là công nhân cầm đầu và kích động các cuộc bạo động
tại Bình Dương và Hà Tĩnh, đã cho rằng có bàn tay đạo diễn phía sau để
bôi xấu Việt Nam, và tình hình này chỉ có lợi cho Trung Quốc. Hãng tin
Reuters nhắc lại, Trung Quốc yêu sách gần như toàn bộ Biển Đông, bác bỏ
mọi khẳng định chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và
Đài Loan.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen