Ngô Văn--
FB/CTM
Bình thường,
tính theo tỷ lệ đầu người thì Nhật là quốc gia tiêu thụ hải sản đứng đầu thế
giới. Dân Nhật cũng chấp nhận trả giá cao cho các mặt hàng hải sản nhập cảng nên
rất nhiều nước muốn bán tôm cá vào nước này. Hải sản Việt Nam đã đạt được chỗ
đứng rất tốt trong thị trường Nhật, đặc biệt là tôm. Chỉ riêng năm 2010, số tôm
Việt Nam xuất khẩu sang Nhật đã lên tới 581 triệu mỹ kim, chiếm hơn 23% thị
trường mặt hàng này.
Đến tháng 3 năm
2011, khi Nhật bị thiên tai động đất, sóng thần dẫn đến tai nạn nhà máy điện hạt
nhân Fukushima, cả vùng biển miền Đông Bắc nước Nhật bị nhiễm phóng xạ nặng, tôm
cá ở đây coi như không ăn được. Đây càng là cơ hội cho các mặt hàng thủy sản của
Việt Nam xuất khẩu sang Nhật nhiều hơn nữa.
Tiếc thay, cơ
hội bị bỏ lỡ khi cơ quan bảo vệ an toàn thực phẩm của Nhật phát giác vào năm
2011 hầu hết số
lượng tôm sú nhập từ Việt Nam đều nhiễm hoạt chất Trifluralin trên tiêu chuẩn
cho phép. Tin tức liền được truyền thông Nhật loan tải rộng rãi để dân Nhật biết
mà tránh và thế là từ đó đến nay lượng tôm sú Việt Nam xuất khẩu sang Nhật bị
tuột dốc thê thảm.
Thoạt đầu, nhà
cầm quyền Việt Nam cho báo đài lên tiếng chỉ trích Nhật lập ra nhiều rào cản mới
để giới hạn tôm sú Việt Nam vào thị trường Nhật. Tokyo lập tức kháng nghị Hà Nội
với đầy đủ kết quả khảo nghiệm các chuyến hàng nhập từ Việt Nam. Đến lúc này, bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam biện hộ rằng Bộ đã đưa hoạt chất
Trifluralin vào danh mục cấm sử dụng trong việc nuôi trồng thủy sản. Nhưng trong
thực tế, cả những viên chức trách nhiệm ở một số Chi cục Quản lý Chất lượng nông
lâm sản và thủy sản còn ngơ ngác, không biết chất đó thế nào và dùng làm gì.
Nông dân nuôi tôm lại càng không biết chất Trifluralin có trong những loại thuốc
và loại thực phẩm nuôi tôm nào để mà tránh.
Nhiều Chi cục
thuộc một số tỉnh ven biển Nam bộ còn cãi lại Bộ rằng hoạt chất Trifluralin chưa
có trong danh sách các chất cấm của Chương trình Quốc gia về An toàn Vệ sinh
thực phẩm, nên cơ quan chức năng ở nhiều tỉnh không chịu trách nhiệm kiểm tra
hoạt chất Trifluralin.
Nhưng tất cả
các tranh cãi đó là chuyện nội bộ của Việt Nam. Ngày nào chất độc đó còn trên
mức tiêu chuẩn, ngày đó dân Nhật còn né tránh và kỹ nghệ xuất khẩu tôm sú vào
Nhật còn nổi trôi lềnh bềnh.
Nhưng đến ngày
25/07/2014 thì tất cả các mặt hàng thủy sản Việt Nam tại Nhật bị thiệt hại nặng
khi truyền thông Nhật loan tin một số lượng lớn cá Shishamo đông lạnh nhập từ
Việt Nam vào có chứa phân người và thuốc diệt chuột. Lô cá Shishamo đông
lạnh này do công ty Rich Beauty Food, 100% vốn của Đài Loan, có trụ sở đặt tại
tỉnh Thái Bình, bán cho hãng Imura ở tỉnh Yamaguchi. Hàng nhập vào ngày
29/05/2014 và bắt đầu phân phối ngày 06/06/2014 đến các chợ ở khắp 10 tỉnh, kể
cả thủ đô Tokyo. Tin tức cho biết thêm rằng hãng Imura đã lập tức ra thông báo
thu hồi toàn bộ số lượng cá Shishamo đã bán ra, kể cả những lô hàng nhập khẩu
trước tháng 5/2014. Hãng Imura cũng đem 2 lô hàng có phân người sang tận Việt
Nam làm bằng chứng để yêu cầu hãng Rich Beauty Food điều tra và đền bồi thiệt
hại.
Các bản tin nêu
trên được truyền thông loan tải trong hai ngày liền và từ đó đến nay tuyệt đại
đa số dân Nhật chẳng những không ai dám đụng đến cá Shishamo đông lạnh nhập từ
Việt Nam (của bất kỳ hãng nào) mà còn né tránh luôn tất cả các loại hải sản khác
có dán nhãn hiệu Made in Vietnam.
Điều cần nói
thêm đây không phải là loại các nuôi hay bắt tại Việt Nam. Cá Shishamo là một
loại cá trứng, có tên khoa học là Spiringchus Lanceolatsus (vì hình dạng nó như
lá Liễu nên nó còn có âm Hán là Liễu Diệp Ngư). Loại cá này chỉ sống ở vùng biển
nước lạnh như Hokkaido miền Bắc nước Nhật, ở Na Uy hay ở Nga. Biển Việt Nam
không có loại cá Shishamo nên chắc chắn công ty Rich Beauty Food của Đài Loan
nhập từ Nga, từ Na Uy đem vào Việt Nam gia công (đông lạnh, đóng thùng ) để bán
sang Nhật, nghĩa là Rich Beauty Food đã và đang sử dụng Quota (hạng mức số
lượng) hải sản mà Nhật dành cho Việt Nam.
Nhưng dữ kiện
đó lại càng làm cho người Nhật kinh hồn: làm sao phân người có thể lọt vào khâu
đông lạnh, đóng thùng? Liệu nhà cầm quyền Việt Nam có biện pháp gì đáng kể để
bảo vệ toàn ngành hải sản không? Hay Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chỉ
đơn giản bảo rằng "phân người" đã được Bộ ghi vào danh mục cấm sử
dụng?
Nguồn: FB CTM
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen