Sinh viên khắp thế giới về tham dự
Đại hội Sinh Viên Úc châu (http://daihoi.org.au/youthconference/)
Website Đại hội Sinh Viên Úc châu
Ba sinh viên trong nước được Ban Tổ Chức Đại hội Thanh Niên
Úc Châu mời sang Melbourne tham dự nhưng bị cấm xuất cảnh.
Lý do vì sao và biện pháp như thế nhằm mục đích
gì?
Cấm vì lý do an ninh
Đại hội Thanh niên Úc Châu diễn ra trong bốn ngày từ ngày 10
đến ngày 13 tháng 7 tại thành phố Melbourne của Úc. Đại hội lần này mang tên
‘Một giấc mơ: Tuổi trẻ Việt Nam Đoàn kết’.
Ban tổ chức cho biết có chừng 200 thanh niên gốc Việt tại Úc
tham gia sinh hoạt do Liên Đoàn Hiệp hội Sinh Viên Úc Châu và Mạng Lưới Tuổi Trẻ
Việt Nam Lên Đường đứng ra tổ chức.
Cũng theo Ban Tổ chức họ có mời ba sinh viên từ Việt Nam sang
để tham dự hoạt động này. Mục đích trình bày cho những người trẻ gốc Việt tại Úc
về tình hình thực tế trong nước; bên cạnh đó là bày tỏ sự ủng hộ của người trẻ ở
Úc Châu đối với sinh hoạt vì một xã hội tốt đẹp hơn mà nhiều bạn trẻ trong nước
đang thực hiện.
Anh Don Lê, một thành viên trong Ban Tổ Chức, cho biết về diều
này:
Chúng tôi cũng hy vọng những bạn trong nước thấy những người trẻ sống tại hải ngoại luôn luôn ủng hộ và đóng góp trong công cuộc chung với họ. Và hy vọng họ cũng nhớ là chúng tôi cũng luôn nhớ đến họ khi họ đang làm những công việc xã hộiAnh Don Lê BTC Đại hội Sinh Viên Úc châu
Lần này Ban Tổ Chức Đại hội Sinh Viên Úc châu cũng đã mời 3
người sinh viên từ Việt Nam đến làm diễn giả cho Đại hội Sinh viên Úc Châu. Mục
tiêu để các diển giả từ Việt Nam giúp cho các tham dự viên có thể học hỏi thêm
về tình trạng của Việt Nam. Các diễn giả trình bày kinh nghiệm đang sống trong
một xã hội lạc hậu.
Chúng tôi cũng hy vọng những bạn trong nước thấy những
người trẻ sống tại hải ngoại luôn luôn ủng hộ và đóng góp trong công cuộc chung
với họ. Và hy vọng họ cũng nhớ là chúng tôi cũng luôn nhớ đến họ khi họ đang làm
những công việc xã hội.
Tuy nhiên các bạn sinh viên trong nước được mời như thế đã
không thể có mặt tại đại hội, vì khi họ lên máy bay để đi Úc đã bị cơ quan an
ninh Việt Nam chặn lại tại phi trường Tân Sơn Nhất.
Một số sinh viên trong Ban Tổ Chức Đại
hội Thanh Niên Úc Châu
(http://daihoi.org.au/youthconference/gallery)
Bạn sinh viên Nguyễn Văn Tráng ở Thanh Hóa trình bày lại việc
bị cấm xuất cảnh:
Từ Nội Bài vào Tân Sơn Nhất, khi làm thủ tục hải quan, họ
chặn hộ chiếu của tôi lại, họ đưa vào phòng thẩm vấn. Có 5 an ninh thẩm vấn. Họ
không giải thích lý do cụ thể mà nói rằng đây là vì lý do an ninh quốc gia ngăn
không cho đi, không được phép đi. Sau đó họ thu hộ chiếu của tôi. Khi tôi yêu
cầu làm biên bản thu hộ chiếu thì họ không làm mà thu một cách cưỡng chế! Họ sử
dụng luật rừng nói không cho đi là không cho đi thôi!
Mục đích giao lưu trình bày tình hình trong nước
Một sinh viên khác cũng bị chặn là anh Phạm Đắc Đạt ở Hải
Dương cũng nói về trường hợp của bản thân và mục đích chuyến đi Úc:
Tôi nhận được thư mời của ông Chris Hayes, dân biểu của
tiểu bang Victoria, mời sang (Úc) để tham dự Đại hội Sinh Viên ( Úc Châu) Lần
thứ nhất.
Trước hết tôi rất muốn biết cộng đồng người Việt Nam ở bên
đó có những hoạt động ra sao. Rồi tôi cũng muốn giao lưu với người Việt ở khắp
nơi trên thế giới. Vì vậy khi nhận thư, tôi cũng đã nhận lời.
Sau đó tôi có liên hệ Đại sứ quán Úc để xin
visa.
Sinh viên Nguyễn Văn Tráng cũng nói những chuẩn bị cho hoạt
động tại đại hội thanh niên Úc Châu ở Melbourn, Úc:
Họ không giải thích lý do cụ thể mà nói rằng đây là vì lý do an ninh quốc gia ngăn không cho đi, không được phép đi. Sau đó họ thu hộ chiếu của tôi. Khi tôi yêu cầu làm biên bản thu hộ chiếu thì họ không làm mà thu một cách cưỡng chế! Họ sử dụng luật rừng nói không cho đi là không cho đi thôi!sinh viên Nguyễn Văn Tráng
Tôi suy nghĩ tham gia đại hội để tăng thêm tinh thần đoàn
kết, giao lưu học hỏi lẫn nhau. Tôi là thanh niên nên xác định sẽ trình bày các
vấn đề đang xảy ra trong nước. Chuẩn bị thảo luận về các vấn đề xã hội, và tại
một đất nước độc đảng cộng sản như bây giờ là vấn đề dân chủ…
Phát biểu tại Đại
Hội
Hội Những Người bị cấm xuất cảnh
Anh Paolo Thành Nguyễn, một trong những người cũng từng bị cấm
xuất cảnh đưa ra nhận định về biện pháp mà cơ quan an ninh Việt Nam đang tiến
hành với nhiều công dân như anh và hai bạn sinh viên Nguyễn Văn Tráng và Phạm
Đắc Đạt:
Tôi nghĩ vấn đề này với Nghị định 336 là một nghị định mơ
hồ, họ có thể áp dụng một cách tùy tiện và đối với bất cứ ai nằm trong diện mà
họ đánh giá có khả năng đi ra nước ngoài ‘này, kia’ thì họ lên danh sách sẵn
hết. Không phải tùy theo sự kiện, mà họ có một danh sách những người nằm trong
‘hội, nhóm này kia’.
Hướng đấu tranh bây giờ khác những năm trước: có xu hướng
mở rộng ra bên ngoài và có sự kết hợp từ bên ngoài vào bên trong. Vấn đề là họ
không quản lý được nên cấm. Họ cấm những đối tượng có khả năng đi ra nước ngoài,
liên kết với nước ngoài; họ có danh sách cấm hết.
Tôi nghĩ vấn đề này với Nghị định 336 là một nghị định mơ hồ, họ có thể áp dụng một cách tùy tiện và đối với bất cứ ai nằm trong diện mà họ đánh giá có khả năng đi ra nước ngoài ‘này, kia’ thì họ lên danh sách sẵn hết. Không phải tùy theo sự kiện, mà họ có một danh sách những người nằm trong ‘hội, nhóm này kia’.Anh Paolo Thành Nguyễn
Theo tôi nghĩ đó là cách họ ngăn ngừa sự phát triển của các
nhóm dân sự. Họ ngăn ngừa sự hiện diện của những người trong nước ra nước ngoài.
Họ rất sợ sự hiện diện mang tính hình ảnh liên kết. Một người trẻ trong nước đi
ra nước ngoài và có hình ảnh liên kết với những tổ chức nước ngoài , có sự hiện
diện và nói trực tiếp tại một diễn đàn nào đó thì luôn làm họ lo ngại hơn là nói
trên Internet.
Dù bị cấm xuất cảnh nhưng hai bạn Nguyễn Văn Tráng và Phạm Đắc
Đạt cho biết sẽ vẫn dùng phương tiện mạng xã hội để trình bày với đại hội. Tuy
vậy theo bạn Paolo Thành Nguyễn, biện pháp cấm xuất cảnh của công an cũng phần
nào đạt được mục tiêu của họ.
Theo tôi nghĩ ( biện pháp đó) cũng có hiệu quả. Thường
Internet mở rộng cho nhiều người, nó không bị giới hạn về vấn đề giao tiếp, vấn
đề quan hệ; nhưng khi ra nước ngoài, sự tiếp cận trực diện, hoặc sự học hỏi
thông qua những buổi gặp gỡ người này, người kia. Tính thực tế, tính hiện diện ở
ngay sự kiện, tác động lớn hơn khi diễn ra trên Internet. Mang tính hành động và
thực tế hơn nên họ ngăn ngừa điều đó!
Bản thân bạn Nguyễn Văn Tráng là người từng tham gia phân phát
các tài liệu về quyền con người. An ninh đã trực tiếp làm việc, đe dọa bản thân
anh này, rồi đến bạn gái và gia đình của anh.
Anh Phạm Đắc Đạt cho biết về sinh hoạt bản thân để rồi
bị cấm xuất cảnh như vừa nêu:
Bản thân tôi thì có rất nhiều lần anh em sinh hoạt, tụ tập
với nhau, cũng đã gặp nhiều trường hợp an ninh gây sự, quấy rối, thậm chí đanh
đập rất nhiều rồi!
Những người bị cấm xuất cảnh tại Việt Nam đã hình thành ra Hội
Những người bị cấm xuất cảnh. Họ đã tiến hành hai cuộc cà phê công khai có mời
công an xuất nhập cảnh đến dự để nói về quyền tự do được đi lại của công
dân.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen