Chân dung cha con
Hoàng Hoa Thám, nghĩa quân Yên Thế tập luyện... là những hình ảnh độc đáo, quý
hiếm nằm trong bộ sưu tập bưu ảnh Đông Dương của một doanh nhân người
Pháp.
Bưu ảnh của Lacombe độc đáo và quý hiếm, phân loại theo từng chủ đề khác nhau. Một trong số đó là bộ bưu ảnh về 'Nghĩa quân Yên Thế của Hoàng Hoa Thám' cùng bộ bưu ảnh chính quyền thực dân - phong kiến xử tử những người yêu nước sau khi cuộc khởi nghĩa của Đề Thám thất bại. |
Bức bưu ảnh thủ lĩnh nghĩa quân Hoàng Hoa Thám cùng các cháu tại Yên Thế. Ông sinh năm 1846, mất 1913. Cuộc đời người anh hùng rừng núi gắn với các cuộc khởi nghĩa, trong đó ngót 30 năm ông lãnh đạo Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) - cuộc đối đầu vũ trang giữa những người nông dân ly tán tại vùng Yên Thế Thượng và sau đó là Thái Nguyên. |
Nhóm nghĩa quân người Mán dưới quyền thủ lĩnh Phạm Quế Thắng ở Vũ Nhai. |
Nghĩa quân Yên Thế trong cuộc Khởi nghĩa Yên Thế. |
Bức ảnh hiếm về hai người con nuôi của Hoàng Hoa Thám, Cả Rinh và Cả Huỳnh. |
Đội trưởng nghĩa quân và những người lính luyện tập bắn súng. Trong gần 30 năm lãnh đạo, Đề Thám đã tổ chức đánh nhiều trận, tiêu biểu là Luộc Hạ, Cao Thượng (tháng 10/1890), thung lũng Hố Chuối (tháng 12/1890) và Đồng Hom (tháng 2/1892), trực tiếp đương đầu với các tướng lĩnh danh tiếng của quân đội Pháp. |
Ảnh người đứng đầu nghĩa quân người Mường ở Yên Bái. |
Hoàng Hoa Thám, người được mệnh danh là "Hùm thiêng Yên
Thế", nỗi khiếp đảm cho chính quyền thực dân, phong kiến. Đề Thám người
tầm thước, vai rộng, ngực nở, tóc thường cắt ngắn hoặc cạo trọc, mắt một
mí, dáng đi chậm, nói năng từ tốn, nhỏ nhẹ. Ông được mô tả là người có
năng lực chiến đấu ít ai sánh kịp. Trong nhiều năm, quân Pháp đã tập trung
lực lượng để đàn áp cuộc khởi nghĩa Yên Thế và sử dụng nhiều thủ đoạn, từ
phủ dụ đến bao vây tàn sát. Tuy nhiên, với tài lãnh đạo, Đề Thám nhiều lần
buộc quân Pháp phải nhượng bộ. Ông gây dựng được lực lượng lớn mạnh trong
giai đoạn hòa hoãn hơn 10 năm. Một trong những sự kiện chấn động là vụ "Hà
thành đầu độc" ngày 27/6/1908 trong trại lính pháo thủ tại Hà Nội. Đây là
vụ mưu sát và binh biến trong hàng ngũ bồi bếp và binh lính người Việt Nam
phục vụ cho quân Pháp nhằm đầu độc quân Pháp để chiếm Hà Nội. Binh biến
thất bại, 24 người tham gia bị Pháp xử tử, 70 người bị xử tù chung
thân.
|
Trong giai đoạn lớn mạnh nhất, Hoàng Hoa Thám còn xúc tiến xây dựng căn cứ kháng chiến, bí mật liên hệ với lực lượng yêu nước ở bên ngoài. Nhiều sĩ phu như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh... đã gặp gỡ Hoàng Hoa Thám và bàn kế hoạch phối hợp hành động, mở rộng hoạt động xuống đồng bằng. Sang năm 1909, cuộc khởi nghĩa suy yếu sau khi thực dân Pháp tung 15.000 quân chính quy tổng tấn công vào căn cứ Yên Thế. Trong ảnh là Quan Hầu, nghĩa quân lớn tuổi nhất cùng con rể của Đề Thám, Cả Huỳnh ra hàng. |
Bức ảnh mô tả cảnh xử chém những người theo nghĩa quân Yên Thế tại Quảng Yên (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh) năm 1905. Khởi nghĩa Yên Thế chấm dứt vào năm 1913. Hoàng Hoa Thám được cho là mất cùng năm, song đến nay, nhiều giả thiết vẫn còn đặt ra quanh cái chết của ông. Phần mộ của ông cũng chưa được xác định. |
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen