Mittwoch, 9. Juli 2014

Kinh tế - chủ đề chính trong chuyến thăm Trung Quốc của bà Merkel


Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong cuộc họp báo chung ở Đại lễ đường Nhân dân, Bắc Kinh hôm nay. Ảnh: Reuters
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong cuộc họp báo chung ở Đại lễ đường Nhân dân, Bắc Kinh hôm nay. Ảnh: Reuters

"Nếu những thông tin đó là đúng thì đây là một vụ việc nghiêm trọng", bà Merkel nói trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh hôm nay. "Nếu những cáo buộc đó là sự thật thì điều này hoàn toàn mâu thuẫn với những gì mà tôi đang cân nhắc để tin tưởng vào sự hợp tác giữa các cơ quan và đối tác".
Một nhân viên 31 tuổi, thuộc cơ quan tình báo nước ngoài BND của Đức, tuần trước bị bắt với cáo buộc làm gián điệp cho Mỹ. Người này được trả khoảng 25.000 euro (34.000 USD) để cung cấp 218 tài liệu cho một đầu mối liên lạc của Washington. Trong số tài liệu này có thông tin điều tra của một ủy ban quốc hội Đức về cáo buộc Mỹ nghe lén điện thoại của bà Merkel.
Theo các nguồn tin tình báo và chính trị, nhân viên trên đã thừa nhận hành vi của mình. Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối bình luận về vụ việc. 
"Đức chống lại điều đó, bất kể là nó xuất phát từ đâu", bà Merkel nói, đề cập đến hoạt động gián điệp. "Chúng tôi, với vai trò là một quốc gia, có nhiệm vụ bảo vệ nền kinh tế của chúng tôi. Chúng tôi bảo vệ tài sản trí tuệ của chúng tôi".
Theo Reuters, trong khi nữ thủ tướng đang thăm Bắc Kinh, một giám đốc tình báo Đức cũng cảnh báo rằng các công ty nước ngoài đang đối mặt với mối đe dọa ngày càng lớn từ những gián điệp của chính phủ Trung Quốc. 
Tuy nhiên, trong cuộc họp báo trên, Thủ tướng Lý Khắc Cường tái khẳng định rằng Bắc Kinh không liên quan đến những hoạt động này. 
"Trung Quốc và Đức có thể nói là hai nạn nhân của các vụ tấn công mạng. Chính phủ Trung Quốc kiên quyết phản đối những cuộc tấn công này cũng như việc sử dụng Internet để đánh cắp những bí mật thương mại hay tài sản trí tuệ", ông Lý nói. "Trung Quốc sẽ tham gia đối thoại và tham vấn để bảo vệ an ninh mạng".
Sau những tiết lộ của cựu nhân viên tình báo Edward Snowden về chương trình theo dõi toàn cầu của Mỹ hồi năm ngoái, Berlin đã yêu cầu Washington nhất trí một "thỏa thuận không gián điệp". Tuy nhiên, Mỹ vẫn chưa sẵn sàng cho cam kết này.
Thủ tướng Merkel hôm qua bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc ba ngày để bàn về các vấn đề thương mại và thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương. Đây là chuyến thăm Trung Quốc lần thứ 7 kể từ khi bà lên làm thủ tướng năm 2005.
Anh Ngọc

Kinh tế - chủ đề chính trong chuyến thăm Trung Quốc của bà Merkel

Thứ Hai 06:46 07/07/2014
Theo Tân Hoa xã, Thủ tướng Đức Angela Merkel đang dẫn đầu một đoàn đại biểu kinh tế cấp cao thực hiện chuyến thăm chính thức Trung Quốc trong ba ngày 6-8/7.

Trong bối cảnh quan hệ kinh tế song phương Trung-Đức phát triển nhanh chóng, kinh tế được coi là nội dung trọng tâm chuyến thăm lần này của bà Merkel.




Chủ tịch Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator (MERICS) của Đức, Sebastian Heilmann, cho rằng trọng tâm của các cuộc đối thoại trong chuyến thăm của bà Merkel sẽ là các cuộc tham vấn chính phủ dự kiến diễn ra vào tháng Mười tới, bao gồm các vấn đề từ công nghệ tới giáo dục và chương trình văn hóa. Kinh tế được coi là trọng tâm chuyến thăm Trung Quốc lần này của bà Merkel dựa trên “sự cộng sinh kinh tế” đang gia tăng giữa hai nước.

Thủ tướng Đức Angela Merkel (áo xanh) trên xe điện thăm nhà máy ôtô FAW-Volkswagen ở tỉnh Tứ Xuyên ngày 6/7. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Thủ tướng Đức Angela Merkel (áo xanh) trên xe điện thăm nhà máy ôtô FAW-Volkswagen ở tỉnh Tứ Xuyên ngày 6/7. (Nguồn: AFP/TTXVN)


Đức hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc ở châu Âu, trong khi Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng nhất của Đức ở châu Á và là thị trường quan trọng đối với hàng xuất khẩu của Đức.

Sự phát triển mạnh mẽ về quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Đức dựa trên thực tế hai nước này có nền kinh tế có tính bổ sung cho nhau.

Theo chuyên gia Heilmann, Đức cung cấp cho Trung Quốc những sản phẩm mà nước này cần cho quá trình công nghiệp hóa như máy móc, hàng điện tử, trong khi nhu cầu hàng tiêu dùng với giá cả phải chăng của Trung Quốc ở Đức lại khá cao. Hợp tác đầu tư giữa hai nước cũng không còn là một chiều. Hiện đã có rất nhiều công ty Trung Quốc tích cực đầu tư vào Đức.

Cùng tháp tùng chuyến thăm của bà Merkel tới Trung Quốc còn có một đoàn doanh nghiệp lớn của Đức, trong đó có các giám đốc điều hành của Volkswagen, Siemens, Airbus và Deutsche Bank. Một loạt các hiệp định kinh tế dự kiến sẽ được ký kết trong chuyến thăm này.

Bà Merkel bắt đầu chuyến thăm hôm 6/7 ở Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc), nơi Đức đã mở tổng lãnh sự được 10 năm. Thành Đô được các công ty Đức coi là điểm khởi đầu của các khu vực phía Tây chưa phát triển của Trung Quốc.

Hiện có khoảng 160 công ty Đức đang hoạt động ở đây, trong số đó có nhà máy Volkswagens, nơi bà Merkel dự kiến sẽ đến thăm.

Báo chí Đức cũng lưu ý rằng Ủy ban cố vấn về kinh tế Trung-Đức mới thành lập gần đây sẽ có cuộc gặp lần đầu tiên ở Bắc Kinh với sự hiện diện của bà Merkel và người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường. Mục đích của Ủy ban này là nhận diện những vấn đề thương mại giữa hai nước và đưa ra các đề xuất chính sách cụ thể./.

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen