Donnerstag, 17. Juli 2014

Hiểm họa tiềm ẩn từ các dự án đầu tư Trung quốc

Anh Vũ - RFA

2014-07-15
Việc các nhà đầu tư TQ trúng thầu quá nhiều các công trình trong lúc công tác quản lý về phía VN đã có quá nhiều sơ hở, điều đó không chỉ dẫn đến tình trạng làm cho kinh tế VN phụ thuộc vào kinh tế TQ, mà còn có thể tạo nên những nguy cơ về an ninh quốc phòng. Anh Vũ có thêm chi tiết.

JPEG - 41.7 kb
Một công trình trong khu vực dự án Formosa đượ c rào kín chung quanh có gần cả ngàn lao động

Việt Nam – Trung quốc là hai quốc gia  người Trung Quốc làm việc.láng giềng có chung đường biên giới, do các đặc điểm địa chính trị mang tính đặc thù đã khiến cho hai quốc gia có các quan hệ về kinh tế chính trị khá mật thiết.
Cảnh báo các gói thầu lớn đều vào tay TQ
Hiện tượng hầu hết các gói thầu lớn của Việt Nam đều rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc là biểu hiện hết sức đáng lo ngại. Đáng chú ý, các doanh nghiệp Trung  Quốc được ưu đãi đến mức độ biệt đãi, không còn gì để ưu đãi hơn. Một hiện trạng đang bị báo chí trong nước nêu ra là trong khi người Việt thiếu công ăn việc làm, thì các doanh nghiệp Trung Quốc đã không sử dụng lao động VN mà lén lút đưa rất nhiều lao động phổ thông từ nước họ sang.
Đánh giá về thực trạng đầu tư của TQ vào VN hiện nay, T.S Ngô Trí Long thấy rằng sở dĩ nhà thầu TQ trúng thầu nhiều, lý do chính là do phía VN thiếu vốn nên phải vay từ nguồn quỹ vốn xuất khẩu từ phía TQ. Nhưng hầu hết các dự án đều thi công chậm tiến độ, rất nhiều công trình chậm đến 2 - 3 năm, chất lượng thiết bị không đồng đều, một số phải thay thế. Một điểm đáng chú ý là các nhà thầu TQ thường dùng thủ đoạn đút lót các doanh nghiệp VN để trúng thầu.
Từ Hà nội, T.S Ngô Trí Long cho biết:
“Đầu tư trực tiếp và gián tiếp của TQ vào VN không nhiều, đặc biệt, họ hay đưa công nghệ lạc hậu vào VN. Thường thường họ bỏ thầu giá thấp, mà VN trong giai đoạn đầu lại chủ yếu coi trọng về giá, hơn nữa thủ đoạn của TQ làm ăn, theo cách hối lộ, mua chuộc “có nghề” của họ. Thường thường tiền lệ của nhà thầu TQ đối với VN là: bỏ giá thấp, thi công chậm trễ, kéo dài, rồi yêu cầu đội vốn lên, đưa công nghệ lạc hậu vào, đưa lao động phổ thông vào nhiều, gây bất lợi cho VN.”
Điều đó đã dẫn đến việc các ngành cơ khí, dệt may và ngay cả ngành hàng nông sản xuất khẩu… cũng đang phải gánh chịu hậu quả do phụ thuộc quá nhiều vào TQ. Không chỉ thế, việc đầu tư kinh tế của TQ cũng được dư luận cho là hình thức núp bóng để phục vụ cho các mục tiêu quân sự và quốc phòng đối với VN.
Theo truyền thông của nhà nước cho hay, trung tướng Đồng Sỹ Nguyên một quan chức cao cấp đã từng đặt câu hỏi, vì sao các doanh nghiệp TQ lại chọn thuê đất và đầu tư chủ yếu ở các tỉnh khu vực biên giới phía Bắc, hoặc các vị trí chiến lược trọng điểm như Tây nguyên, Cam ranh… Đặc biệt ở khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, nơi có trục đường 7, đường 8 sang Lào, đường đi lên Tây Nguyên và họ đưa công nhân của họ vào với số lượng rất lớn?
Những lãnh địa riêng của Trung Quốc trên đất Việt
Cụ thể hàng loạt các cơ sở kinh tế lớn cùng hàng trăm kho bãi của các công ty Trung Quốc chạy dọc bờ sông Ka Long - Móng Cái, một địa điểm quan trọng cho an ninh quốc phòng vùng Đông Bắc. Hay Đặc khu kinh tế Vũng Áng được thuê trong 70 năm, hiện tại Trung Quốc đang biến nó thành một lãnh địa riêng, khi xây tường bao xung quanh, người Việt không thể vào được. Điều đó đã tạo ra một tiền lệ nguy hiểm rằng, ở chỗ nào người Trung Quốc đầu tư, thì người Việt không được vào.
JPEG - 39 kb
Thậm chí người Trung Quốc còn đặt nhiều tên đường VN bằng tiếng Hoa. Ảnh: đường Dong Fang, được tập đoàn điện khí Dong Fang Trung Quốc, trúng thầu xây dựng nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, đặt tên. Ở công trình này, tên các con đường nội bộ đều do nhà thầu Trung Quốc đặt.
Đáng chú ý, khu vực Vũng Áng nằm đối diện và cách đảo Hải Nam -Trung Quốc chỉ  khoảng vài trăm km. Về phía tây, từ cảng Vũng Áng đi qua Lào chỉ có 50km, đây là khu vực có con đường chiến lược do Trung Quốc xây dựng, đồng thời di dân sang ở và phục vụ làm đường. Kết nối con đường này với Vũng Áng và căn cứ quân sự Tam Á trên đảo Hải nam là rất nguy hiểm.
Bình luận về vấn đề này, TS. Lê Đăng Doanh nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW bày tỏ sự lo ngại và thấy rằng đây là một mưu đồ có tính toán rất nguy hiểm, đồng thời là hiểm họa rất lớn về lâu dài của TQ. Điều này nếu không được giải quyết sẽ dẫn đến việc bảo vệ kiều dân như trường hợp đã xảy ra ở Ukraina vừa qua.
TS. Lê Đăng Doanh nói:
“Tôi cũng không hiểu tại làm sao mà trên lãnh thổ Việt Nam lại có các đơn vị Trung Quốc kinh doanh đóng kín, mà như người dân ở đấy nói lại, như ở Hà Tĩnh công an vào họ cũng không cho vào. Họ xây một khu riêng và dựng hàng rào lên kín   mít và trong đó người dân không biết trong đấy họ làm cái gì và đấy là công nhân hay là lính hay là họ định chuẩn bị cái gì đây. Nếu như vậy ở đấy đã thành ra lãnh địa của Trung Quốc rồi chứ còn gì nữa!”
Nói về thực trạng và các nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng trên, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ cho rằng phía VN đã rất mất cảnh giác. Theo bà công tác quản lý địa bàn của các cơ quan chức năng địa phương hiện rất lỏng lẻo, để mặc người Trung Quốc vào đầu tư hoặc làm việc tại các địa bàn trọng yếu mà không có giấy phép. Điển hình trong số này là vụ việc dân Trung Quốc nuôi tôm rất nhiều năm ở sát cảng Cam Ranh 300m, mà trong một thời gian dài các cơ quan chức năng thành phố này không hề biết.
Bà Phạm Chi Lan nói:
“Thực tế có nhiều doanh nghiệp hoặc cá nhân Trung Quốc vào làm ăn ở Việt Nam theo kiểu không có phép tắc gì cả và gây ra những nhiễu loạn trong xã hội cũng như gây thiệt hại cho người Việt Nam rất nhiều. Như chuyện họ đi nuôi tôm, nuôi cá ở vùng biển Khánh Hòa, hoặc đi thuê người dân trồng khoai lang ở Vĩnh Long hoặc là đi thu mua các loại rễ cây, sừng móng trâu bò v..v.. Những câu chuyện gần như là những câu chuyện thường kỳ trên báo chí rồi.”
Trong bài “Ai nguy hiểm hơn ai ?”, tác giả Nguyễn Hưng Quốc đã cảnh báo hiểm họa không thể lường hết được của lực lượng lao động chui người TQ đang có mặt rất đông từ Bắc chí Nam ở VN và cho rằng : "Đáng nói hơn nữa là những người Trung Quốc này làm gì ở Việt Nam? Nếu họ chỉ làm lậu không thì về phương diện kinh tế và xã hội, hậu quả đã rất đáng lo ngại. Còn nếu họ làm thêm việc gì khác nữa thì hậu quả thật không thể lường hết được. Nhất là khi tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc không còn kìm giữ được nữa. Trong trường hợp ấy, rõ ràng là Trung Quốc đã có sẵn một lực lượng nằm vùng khổng lồ".
Cảnh báo của giới chuyên gia như vừa nêu được đưa ra lâu nay; thế nhưng rồi các nhà thẩu Trung Quốc vẫn nhận được dự án tại Việt Nam. Mới đây là dự án đường cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi. Nhiều người thắc mắc tại sao chính quyền Hà Nội vẫn tiếp tục mất cảnh giác đến như thế!
Nguồn: RFA

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen