Thứ Sáu, ngày 20 tháng 6 năm 2014
Bộ trưởng Phạm Bình Minh (phải) bắt tay Ủy viên quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì |
Anh
mắt “rực lửa” của Bộ trưởng Phạm Bình Minh khi bắt tay Ủy viên quốc vụ
Trung Quốc Dương Khiết Trì rất khí phách, thể hiện phong cách ngoại giao
trong quan hệ thực chất hiện nay với Trung Quốc. Tiếc rằng trong bài
phát biểu của ai nấy đọc , họ lại vẫn còn gọi nhau là “đồng chí”. Nghe
rõ chán!
Luận bàn hai từ “đồng chí”
Ngôn
từ nào cũng phải hợp ngữ cảnh thì mới có sức sống. Dùng sai ngữ cảnh
thì nó lãng nhách như Trung Quốc hiện nay đã không dấu giếm bộ mặt xâm
lược đối với Việt Nam mà hai bên vẫn gọi nhau bằng "đồng chí" thì chẳng
khác nào "sấm giữa trời quang". Cách gọi đó không chỉ vô duyên, mà
còn rất phũ phàng, ghẻ lạnh với các chiến sĩ bảo vệ biển và ngư dân ta
đang vật lộn, kiên cường bám biển, không quản ngại hy sinh, gian khổ bị
tàu Trung Quốc “đâm
húc” ngoài Biển Đông, nhất là từ gần hai tháng nay. Người dân có quyền
đặt ra câu hỏi với những người đang giữ trọng trách quản lý điều hành
đất nước: phải chăng hai chữ
"đồng chí" trong hoàn cảnh nầy chứa đựng sự bí ẩn cũng như “sự
kiện Thành đô", như cụm từ "nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai
bên", "vì đại cục" vv....
Dường
như một loạt chữ ĐỒNG như đồng chí, đồng đội, đồng bào… đang bị lặng lẽ
thủ tiêu hoặc thay thế bằng đồng tiền và đồng bọn! Thật kinh hoàng! Hay
là việc sử dụng từ đồng chí trong ngôn ngữ ngoại giao là để đấu tranh,
mang ý nghĩa cao siêu mà dân không hiểu chăng!? Chẳng biết nên hi...hi,
ha...ha hay hu...hu đây !!!
Gọi
nhau là "đồng chí" trong hoàn cảnh hiện nay, phải
chăng là muốn tái khảng định Việt Nam và Trung Quốc vẫn cùng chung
một ý thức hệ vì đồng là cùng và chí là chí hướng hay ý thức hệ . Không
lẽ lãnh
đạo Đảng và Nhà Nước Việt Nam hiện nay vẫn cố xích lại gần giới cầm
quyền và bành trướng Trung Quốc dù bị nó lừa, khinh rẻ, ngang nhiên xâm
phạm chủ quyền quốc gia và bộc lộ rõ mưu đố biến Biển Đông thành ao nhà
của chúng?. Nếu duy danh định nghĩa thì Việt Nam và Trung Quốc hiện nay
chẳng đồng với nhau về chí hướng cũng như quan điểm tôn trọng độc lập
chủ quyền
của nhau, có “đồng” chăng là trong một số trường hợp các vị tham nhũng
có quyền lợi mờ ám gắn bó với nhau thôi!
Bàn
về hai chữ " đồng chí ", ngay từ hơn 50 năm trước đây, nhà thơ Việt
Phương trong bài thơ nổi tiếng mọi thời " Cuộc đời yêu như vợ của ta ơi "
(trong tập thơ Cửa mở) đã viết những dòng thơ rất sâu sắc và rất đáng
suy ngẫm về hai từ "đồng chí" này :
" Ta cứ tưởng đã là đồng chí rồi thì không ai xấu nữa
Trong lòng ta chỉ có chỗ của yêu thương
Đã chọn đường đi không ai dừng ở giữa
Mạc Tư Khoa còn hơn cả thiên đường !".
Có
lẽ đây là dòng thơ bất hủ lột tả sự ngộ nhận tệ hại của
cả một thế hệ về hai từ đồng chí. Khác với Việt Phương, nhà thơ Tố Hữu
cùng thời, lại mơ mộng, lãng mạn với hai từ " đồng chí " đậm tính cách
mạng trong bài thơ " Xuân 61 " :
" Rồi hai đứa hôn nhau, hai người đồng chí ..."
Cho
đến bây giờ, nếu cứ tiếp tục thực sự vẫn coi Trung Quốc là đồng chí
thì chắc chắn sẽ bị một "phát đạn đồng chí" bắn thẳng vào tim và hậu quả
sẽ thảm khốc và không thể tránh khỏi một dòng máu đỏ!. Việt Nam sẽ chết
một cách tức tưởi trong u mê và lú lẫn! Đừng để sau này lịch sử và con
cháu viết lại những dòng cay đắng " Ngu thì chết, chứ bệnh tật gì đâu "
hay " Chết vì ngu, chết vì lú lẫn "!
Đại biểu Quốc hội phải như thế!
Liên quan đến tình hình Biển Đông, ngày 19/6, tại nghị trường, Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa dõng dạc phát biểu : “Nếu Quốc hội không có tuyên bố hay nghị quyết chính thức gì cả về Biển Đông, tôi tin
rằng nhân dân ta sẽ rất thất vọng, thậm chí hoang mang”.
Tiếng
nói khảng khái của đại biểu Trương Trọng Nghĩa “đột phá” trên hội
trường phản ánh tâm và tầm của vị đại biểu Quốc hội hiểu thấu lòng dân,
đồng thời làm cử tri cả nước thấy nhớ và tri ân các vị đại biểu quốc hội
các khóa trước như Nguyễn Quốc Thước, Nguyễn Minh Thuyết, Lê Văn Cuông,
Phạm Thị Loan vv...
Nhiều
cử tri nhắn nhủ với các vị đại biểu Quốc hội hãy hành xử đúng vai trò,
vị thế của người đại diện cho dân, “cộng hưởng” cùng với đại biểu Trương
Trọng Nghĩa. Nghị sỹ là cương vị dân cử vào trong nghị trường để có
chức năng nghị bàn, nghị luận, chất vấn chứ đâu phải là chỉ cho đủ số,
đủ chỗ và ... "bấm nút" – kiểu "nghị gật"!
Đại
biểu Quốc hội chưa phải là ngự sử nhưng với đại biểu Dương Trung Quốc
vừa là nghị sỹ, lại vừa là sử gia chắc chắn ông đã nhìn thấy tấm gương
chức quan ngự sử trong những triều đình xưa, cái chức sắc hệ trọng biết
chừng nào - khi mà triều đình thay đổi (bây giờ gọi là đảo chính) thì
người ta có thể sẽ thay cả loạt các quan chức cũ nhưng riêng quan ngự sử
thì cấm chỉ không được động đến (luật bất thành văn), bởi vì quan ngự
sử đó chính là pho sách sống của sự thật, của
quốc gia! Cho nên, với những vị này thì "lời nói là đọi máu"!
Sự
kiện Biển Đông là thách thức lớn đồng thời tạo cơ hội lớn cho Việt Nam
cải tổ thể chế, đoàn kết và hòa giải dân tộc, thực hiện dân chủ hóa để
hòa nhập với cộng đồng thế giới văn minh. Nếu cứ tiếp tục u mê, lú lẫn
và ngộ nhận coi Trung Quốc là đồng chí, là cùng chung một ý thức hệ thì
hậu quả sẽ khôn lường. Việt Nam sẽ ngày càng thụt lùi, xa rời
thế giới văn minh và lấn sâu vào vũng bùn của Trung Quốc.
Thay cho lời kết
Cái
bí ẩn trong từ "đồng chí" cũng như cái bí mật của "Thành Đô", hay nhận
thức chung ở tầm cao, vì đại cục...Muốn giải mật mã này, suy cho cùng
chỉ duy nhất có một chữ "KIỆN" có nghĩa là phải kiện Trung Quốc ra tòa
án quốc tế về xâm chiếm Hoàng Sa và bành trướng phi lý “đường lưỡi bò” ở
biển Đông.
Chỉ
có KIỆN thì toàn dân mới biết, sẽ biết người làm sai, nhất là làm rõ
"đồng chí", bốn tốt, 16 chữ chữ vàng...là cái gì. Không kiện là mất lòng
dân, mà kiện lỡ nó lòi ra cái gì thì còn có thời gian mà sửa. Kể cả
nhận lỗi để thành tâm mà sửa. Chậm trễ, hết thời cơ thì dân tộc ta sẽ
mãi mãi bị trầm luân.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen