Gia Minh, biên tập viên RFA,
Bangkok
2014-06-23
2014-06-23
Tàu Trung quốc ngang nhiên đâm chìm
một tàu cá Việt Nam trước sự chứng kiến của nhiều ngư dân trên các tàu cá khác
ngày 26 tháng 5, 2014.
Một số sinh viên trẻ tại Việt Nam như Nguyễn Phương Uyên, Từ
Anh Tú vì công khai lên tiếng cho một xã hội dân chủ hay tích cực đấu tranh
chống tham nhũng và chống Trung Quốc xâm lược Việt Nam đã bị đuổi học hay tù
tội; thế nhưng họ vẫn kiên định với chính kiến của bản thân. Nhất là trong tình
hình hiện nay, việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam càng
củng cố, chứng minh những điều mà họ theo đuổi lâu nay là đúng đắn.
Biện pháp kiện và ngưng kiện
Hồi trung tuần tháng 6 vừa qua, sinh viên Nguyễn Phương Uyên ký
đơn gửi Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh khởi kiện hiệu trưởng Đại học Công
nghiệp Thực phẩm Minh về quyết định buộc thôi học đối với bản thân cô.
Lý do khởi kiện vì quyết định đó không được ban hành theo đúng
trình tự, thủ tục, qui định, gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân.
Đơn khởi kiện được làm ra sau khi bản thân sinh viên Nguyễn
Phương Uyên nhận được thư trả lời đơn khiếu nại cũng nêu rõ việc làm trái pháp
luật của trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm thành phố Hồ Chí Minh.
Trong tình trạng đất nước hiện nay, hệ thống pháp luật không có khả năng thực hiện công lý, thì bằng những đơn kiện để giải quyết công việc của mọi người là nhằm đánh động để ngành pháp luật VN có những khả năng thực hiện lại công lýNguyễn Phương Uyên
Theo sinh viên Nguyễn Phương Uyên, dù biết rằng khả năng giải
quyết đơn khởi kiện theo đúng qui định của luật pháp cũng chẳng hứa hẹn gì,
nhưng đây là việc cần làm để ngành tư pháp Việt Nam phải có thay đổi. Trả lời
chúng tôi vào ngày 23 tháng 6, sinh viên Nguyễn Phương Uyên nói:
Trong tình trạng đất nước hiện nay, hệ thống pháp luật không
có khả năng thực hiện công lý, thì bằng những đơn kiện để giải quyết công việc
của mọi người là nhằm đánh động để ngành pháp luật Việt Nam có những khả năng
thực hiện lại công lý!
Cô Nguyễn Phương Uyên (files
photos)
Một sinh viên khác ở Bắc Giang, anh Từ Anh Tú, cũng bị trường
Cao Đẳng Y tế Thái Nguyên cho thôi học hồi năm 2011 vì bị cho hoạt động dân chủ.
Sau vài lần làm đơn khiếu kiện, nay anh không kiện nữa vì cho rằng hệ thống tư
pháp hiện nay không khách quan. Anh trình bày:
Tôi thấy chế độ ở Việt Nam là một chế độ độc tài nên việc
bao che cùa cấp trên cho cấp dưới làm những việc sai trái là một việc rất phổ
biến. Nếu tiếp tục làm đơn khiếu nại, đơn kiện họ không bao giờ giải quyết.
Giống như một ngôi nhà bị dột, nếu cứ tiếp tục lau nền nhà mà không sửa mái đi
thì sẽ dột mãi. Tôi đã chứng kiến nhiều người ở Việt Nam, có người kiện đến
20-30 năm rồi mà đơn kiện của họ cũng không được giải quyết. Nếu đơn đưa đến mà
bộ máy chính quyền không giải quyết thì thà rằng mình dừng lại để dành sức lực
và tất cả mọi thứ để đấu tranh cho một đất nước Việt Nam dân chủ.
Viễn kiến về chuyện Trung Quốc xâm chiếm biển đảo Việt
Nam
Một trong những lý do khiến sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị bắt
và bị đưa ra tòa là vì tham gia cùng một bạn trẻ khác là Đinh Nguyên Kha rải
truyền đơn tố cáo các đảng viên cao cấp tham nhũng gây ra những hệ quả xấu cho
đất nước. Bên cạnh đó, các bạn còn lên tiếng chống Trung Quốc xâm chiếm Biển
Đông của Việt Nam.
Nguyễn Phương Uyên hiện đang bị án treo ba năm tại nhà cho biết
suy nghĩ hiện nay của bản thân về diển biến giàn khoan Hải Dương 981 hoạt động
trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam:
Giống như một ngôi nhà bị dột, nếu cứ tiếp tục lau nền nhà mà không sửa mái đi thì sẽ dột mãi. Tôi đã chứng kiến nhiều người ở Việt Nam, có người kiện đến 20-30 năm rồi mà đơn kiện của họ cũng không được giải quyếtanh Từ Anh Tú
Ngay cả trong đơn gửi Giám đốc thẩm gần đây, tôi cũng ghi rõ
hành động của bản thân liên quan việc chống Tàu là hành động đúng đắn và nhất là
trong tình trạng hiện nay khi giàn khoan 981 được đưa vào Việt Nam thì càng thể
hiện sự đúng đắn đó hơn nữa. Tôi yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết, trả
lại sự tự do cho tôi.
Anh Từ Anh Tú (files
photos)
Từ Anh Tú cũng từng tham gia những cuộc biểu tình chống Trung
Quốc gây hấn với Việt Nam, đưa ra nhận định về vấn đề Trung Quốc lấn chiếm biển
đảo của Việt Nam:
Cũng như trước đây, tôi suy nghĩ rằng dã tâm của Trung Quốc
đã có từ hằng ngàn năm nay- từ thời ông cha của họ và đến nay thể hệ hiện nay
cũng tiếp bước cha ông họ thôi.
Đánh giá biện pháp của chính quyền và cách giải
quyết
Trước tình hình đất nước với diễn biến phức tạp hiện nay ngoài
Biển Đông, Nguyễn Phương Uyên có đánh giá về hành xử của Nhà nước hiện nay và ý
kiến về cách thức giải quyết vấn đề:
Chính quyền đang rất bối rối và những việc như biểu tình hay
chống Tàu bằng những bài viết, theo tôi nhận thấy, đang bị giới hạn lại bởi Nhà
nước. Điều thể hiện ở đây là truyền thông chính thống cũng bị lệ thuộc rất nhiều
vào Nhà nước và không thể hiện được chức năng của nó. Viễn cảnh cho đất nước
hiện nay là Nhà nước thâu tóm tất cả mọi quyền lực, cũng như thâu tóm mọi sự nên
Nhà nước không lo liệu hết được.
Cần phải có những điều chỉnh trong đấu tranh, ví dụ như trước đây tập trung vào những việc như biểu tình chống Trung Quốc…; nhưng nay theo tôi một việc song hành nữa là phải chống lại chính những ‘bọn tay sai bán nước’ đang có tại Việt NamTừ Anh Tú
Trong tình hình Trung Quốc gây hấn như thế, tôi mong muốn
Nhà nước không bao giờ bao cấp, không bao giờ lo liệu được tất thảy. Nhà nước
cần chia nhỏ công việc đó ra để người dân cùng chung sức với Nhà nước. Chính
quyền phải phục vụ cho cộng đồng và mở đường cho xã hội dân sự phát triển hơn.
Gần đây tôi thấy những thỉnh nguyện thư không còn tác dụng
đối với Nhà nước nữa vì quá nhiều và tràn lan trên mạng. Tôi mong muốn có hành
động thiết thực hơn, có thể tạo dựng một xã hội ( dân sự) đứng độc lập với chính
quyền, với một người đứng đầu lấy chữ ký và rồi đưa Trung Quốc ra kiện.
Đối với Từ Anh Tú cần có biện pháp khác nhau trước hết đối với
chính quyền hiện nay và song song đó là nâng cao hiểu biết cho nhiều người dân
khác nữa:
Cần phải có những điều chỉnh trong đấu tranh, ví dụ như
trước đây tập trung vào những việc như biểu tình chống Trung Quốc…; nhưng nay
theo tôi một việc song hành nữa là phải chống lại chính những ‘bọn tay sai bán
nước’ đang có tại Việt Nam. Đó là một lực lượng rất nguy hiểm.
Ngoài ra việc tuyên truyền cho người dân cũng rất quan
trọng. Trong bất cứ trường hợp nào, người dân cũng là lực lượng rất quan trọng
trong việc đưa đất nước thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Giáo dục Việt Nam
làm cho người ta quên đi hành động xâm lược Việt Nam ngay trước mắt. Chẳng hạn
như cuộc chiến tranh biên giới phía bắc năm 79 và cuộc hải chiến Trường Sa năm
1988 hầu như trong cách sách và đài báo không nhắc đến. Cần làm cho người dân
biết đến những việc đó.
Đối với bản thân chắc chắn có những khó khăn, thậm chí còn
bị gây áp lực đến gia đình, đe dọa; nhưng tôi nghĩ rằng cần quyết tâm và có tâm
huyết đấu tranh cho một đất nước Việt Nam thực sự dân chủ thì những trở ngại như
thế không quan trọng lắm.
Số lượng những người trẻ có ý thức rõ ràng như hai bạn Nguyễn
Phương Uyên và Từ Anh Tú hiện không phải là nhiều tại Việt Nam. Tuy nhiên, trước
biết bao khó khăn thậm chí cản trở, sách nhiễu họ vẫn kiên định với con đường đã
chọn.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen