Sau khi kết thúc cuộc đối thoại Shangri-La, các học giả
và giới phân tích tỏ ra cực kỳ lo ngại về thái độ biển lận, bất chấp lý lẽ của
Trung Quốc khi bị cộng đồng quốc tế chỉ trích. Họ cho rằng, nếu Trung Quốc không
sớm dừng lại việc gây hấn thì sớm muộn cũng sẽ va chạm với Mỹ trên
biển.
Chuẩn bị chiến tranh trên biển
"Mặc
dù tất cả các cuộc nói chuyện hòa bình đều tỏ ra quan tâm lẫn nhau và tránh xung
đột. Thế giới có rất nhiều kiểu nói chuyện tương tự như vậy trước chiến tranh
xảy ra và tôi hy vọng nó dừng lại trước chiến tranh”, giáo sư Robert Ayson
nghiên cứu chiến lược tại đại học Victoria tại New Zealand, cho
biết.
Trên
thực tế, chính Trung Quốc đang gây sóng gió trong khu vực khi đơn phương đặt
giàn khoan Hải Dương (Haiyang Shiyou) 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế
của Việt Nam, đâm chìm thuyền ngư dân Việt Nam.
Nhiều
quan chức tại hội nghị cho biết những vụ va chạm nhỏ giữa Trung Quốc và các nước
láng giềng có thể châm ngòi thành cuộc đụng độ hải quân Mỹ - Trung trong tương
lai gần. Nước Mỹ không bị động trong trường hợp có chiến tranh xảy ra và họ đã
có kế hoạch sẵn cho chuyện này.
Hồi
tháng 3.2014, các cựu quan chức tình báo Mỹ đã cảnh báo rằng Edward Snowden (một
nhân viên cũ của CIA đang tị nạn tại Nga) có thể tiết lộ kế hoạch chiến tranh
của Mỹ với Trung Quốc. Điều này cho thấy Mỹ luôn đề ra những phương án chuẩn bị
cho những tình huống xấu nhất với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Ông
Marshall được các đời tổng thống Mỹ tín
nhiệm
|
Tờ Washington Post cho biết trong Lầu Năm
Góc - trụ sở Bộ quốc phòng Mỹ có một văn phòng nhỏ dành cho Andrew Marshall, một
ông cụ 91 tuổi. Ông cụ này là một “nhà tương lai học”, một người có tầm nhìn xa
rất được các đời tổng thống Mỹ tín nhiệm.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, nhiệm vụ chính của
Marshall trong hơn 2 thập kỷ qua là nghiên cứu về một cuộc chiến chống lại Trung
Quốc ngày càng hung hăng và nguy hiểm hơn với nước Mỹ.
Sẽ đánh trận trên không và trên
biển
Ông
Marshall phủ nhận các cáo buộc cho rằng Lầu Năm Góc quá chú trọng vào viễn cảnh
đối đầu quân sự với Trung Quốc. Nhà chiến lược 91 tuổi cho biết: “Công việc của
tôi là phải sẵn sàng các phương án cho hoàn cảnh tồi tệ nhất trong tương
lai”.
“Không
ai biết khi nào và tại sao lại chiến tranh. Nhưng nếu nó xảy ra thì phải đánh
nhau trên không hay trên biển”, Marshall lập luận. Triết lý chiến tranh của
người Mỹ là không bao giờ được để bom rơi trên đất Mỹ. Do vậy, khi Mỹ tham chiến
trong cả 2 cuộc thế chiến thứ nhất và thứ hai thì cũng không có quả bom nào rơi
trên đất Mỹ.
Thế cờ đã lên,
khó lùi bước được
|
Một cuộc chiến tranh trên bộ lúc này là
quá nguy hiểm với Mỹ vì quá tốn kém tiền bạc, của cải, sinh mạng và ảnh hưởng
nặng nề đến nền kinh tế. Nếu muốn tiến hành một cuộc chiến tranh với Trung Quốc
thì chiến trường sẽ là trên biển và trên không. Một cuộc chiến như vậy sẽ giúp
phân rõ thắng bại về tiềm lực và trình độ quân sự của 2 nước mà không làm ảnh
hưởng nặng nề đến nền kinh tế và sinh mạng của người dân trên đất
liền.
Cũng vì
lý do đó, Mỹ trong thời gian gần đây tập trung phát triển rất mạnh cho hải quân
và không quân. Chỉ vài tháng gần đây, hải quân và không quân Mỹ đã đề ra 200
sáng kiến và chúng được chuyển đến văn phòng của Marshall. Các sáng kiến đó liên
quan đến vũ khí dành cho hải quân và không quân hay các đề xuất tăng cường sự
phối hợp giữa 2 lực lượng này.
Ông
Marshall cũng cho rằng Trung Quốc nhận ra được sự phát triển của hải quân và
Không quân Mỹ sẽ ảnh hưởng đến giấc mộng siêu cường của Trung Quốc. Thời gian
qua, Trung Quốc cũng tập trung phát triển các loại vũ khí chống tàu trên biển và
vũ khí phòng không như để chống lại sự phát triển quân sự của Mỹ.
“Khi
hai bên cùng chạy đua phát triển vũ khí thì một cuộc chạm trán là điều không thể
tránh khỏi. Sớm muộn Mỹ và Trung Quốc sẽ có một cuộc so tài trên không và trên
biển để xác định ai là người trên cơ”, ông Marshall phân tích.
~~~~~~~~~~~~~~
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen