Đỗ Thị Minh Hạnh:
Khúc Xương Chặn Đường vào TPP
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 26 tháng 5, 2014
Ghi chú: Vào đây để vượt tường lửa: http://anonymouse.org/anonwww.html
Khi chính quyền Việt Nam vừa trả tự do cho 5 tù nhân lương tâm,
lập tức có dư luận kháo rằng có lẽ để đánh đổi lấy Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương
(TPP). Tôi không nghĩ rằng chính quyền Việt Nam lại thiếu hiểu biết đến mức ấy.
Dẫu Việt Nam có trả tự do cho hết các tù nhân lương tâm nhưng
thiếu Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương thì vẫn không
giải quyết được bế tắc TPP. Từ đầu năm nay chúng tôi đã gắn liền việc trả tự do
cho ba người hoạt động trẻ này với sự tôn trọng quyền lao động, điều kiện bất
khả nhượng của các công đoàn lao động Hoa Kỳ đối với TPP. Các công đoàn này có ảnh
hưởng lớn đến Quốc Hội Hoa Kỳ. TPP dù có được Hành Pháp ký mà Quốc Hội không phê
chuẩn thì cũng vô hiệu lực. Hơn nữa, chính Hành Pháp Hoa Kỳ bây giờ trở nên cứng
rắn đối với Việt Nam về các điều kiện để tham gia TPP.
Quyền lập và tham gia nghiệp đoàn độc lập và tự do đang là điều
kiện quan trọng nhất của các công đoàn lao động và Quốc Hội Hoa Kỳ khi đối với
việc cho Việt Nam tham gia TPP hay không. Việt Nam hiện không đáp ứng điều kiện
này. Chế độ cộng sản quan niệm rằng họ phải giữ quyền kiểm soát giai cấp công
nhân, nên không thể buông thả cho công nhân được quyền lập nghiệp đoàn độc lập
với đảng cộng sản. Chính quyền Việt Nam đang đề nghị với Hoa Kỳ giải pháp là sẽ
cho các công đoàn địa phương thêm quyền tự trị đối với Tổng Liên Đoàn Lao Động
Việt Nam do đảng cộng sản kiểm soát.
Đề nghị này hoàn toàn không thoả đáng đòi hỏi của Hoa Kỳ. Các
công đoàn lao động ở Hoa Kỳ, với truyền thống hoạt động độc lập, nhìn thấu “quỷ
kế” này và dứt khoát không chấp nhận.
Kế thứ hai của Việt Nam là hứa hẹn sẽ cho công nhân quyền lập
và tham gia nghiệp đoàn độc lập nhưng phải mất 5 năm. Các công đoàn lao động và
Quốc Hội Hoa Kỳ hồ nghi kế hoãn binh này và có hai khuynh hướng. Khuynh hướng
thứ nhất là chấp nhận cho Việt Nam 5 năm để từng bước cải thiện quyền lao động
và trong 5 năm “thử thách” Việt Nam chỉ là thành viên dự bị của TPP. Trong tư cách
dự bị, Việt Nam chỉ được hưởng quyền lợi tăng dần mỗi năm nếu theo đúng lộ trình
đã cam kết với Hoa Kỳ. Khuynh hướng thứ hai là nói Việt Nam ra ngoài chơi, chừng
nào hội đủ tiêu chuẩn thì quay lại đàm phán TPP.
Khuynh hướng thứ hai là gạt Việt Nam ra khỏi các cuộc đàm phán
TPP. Chừng nào Việt Nam hội đủ tiêu chuẩn thì quay lại xin tham gia TPP.
Sau vụ giàn khoan HD 981, khuynh hướng thứ hai xem chừng thêm
mạnh thế vì không còn nhu cầu dùng TPP để kéo Việt Nam ra khỏi quỹ đạo Trung Quốc.
Trong vài tuần qua, tôi để ý thấy các công đoàn lao động Hoa Kỳ nói mạnh hơn,
chọn thái độ quyết liệt hơn. Nhiều vị dân biểu và thượng nghị sĩ Hoa Kỳ cũng dứt
khoát hơn về lập trường.
Bất luận khuynh hướng nào, một khi Việt Nam cam kết thoả đáng
đòi hỏi của Hoa Kỳ về quyền lao động, thì sẽ lập tức vi phạm điều cam kết nếu vẫn
còn giam giữ Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương. Những
người trẻ này không làm gì khác là đã thực thi chính điều mà chính quyền Việt
Nam phải cam kết để hội đủ tiêu chuẩn tối thiểu để tham gia TPP.
Tuần này, một thượng nghị sĩ Hoa Kỳ có ảnh hưởng lớn đến TPP
sẽ đi Việt Nam. Ông đã từng tuyên bố, không TPP cho Việt Nam nếu không cải thiện
nhân quyền đáng kể. Tôi tin rằng vị Thượng Nghị Sĩ này sẽ giúp Việt Nam hiểu rõ
phải làm những gì để thoả đáng các đòi hỏi của Hoa Kỳ về quyền lao động.
Ông đã cầm trong tay hồ sơ của Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng
Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương.
Chiến Dịch Đòi Tự Do Cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam mà chúng
tôi phát động ngày 24 tháng 7 năm ngoái có mục đích bảo vệ và đòi tự do cho tất
cả tù nhân lương tâm Việt Nam. Tuy nhiên, riêng trường hợp của ba người trẻ hoạt
động cho quyền lao động kể trên thì chúng tôi lại gắn liền với TPP. Và Việt Nam
sẽ không thể nào thoả đáng đòi hỏi của Hoa Kỳ nếu vẫn bỏ tù họ.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen