Sơn Tùng
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm Hè”
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm Hè”
Trương Thế Phát
là một thương gia trẻ ở kinh đô Thăng Long. Ông có tàu bè chở hàng đi buôn bán ờ
trong và ngoài nước. Khi quân Pháp tiến đánh thành Hà Nội, và chiếm Bắc Ninh,
Thái Nguyên, ông lên tàu đem gia đình ra ngoại quốc. Sau bao ngày lênh đênh trên
biển cả, gia đình ông đến Xiêm La (Thái
Lan), rồi định cư tại đây. Nhờ có tàu bè,
ông mang theo một mớ gia sản nên khi qua Xiêm ông đã có sẵn một gia tài. Với tài
kinh doanh, ông đã gây dựng một sự nghiệp khá lớn, gồm các cửa tiệm kim hoàn,
cửa tiệm vải vóc lụa là, và Trà thất Mây Tần.
Là một nhà kinh doanh, công việc bận rộn, nhưng òng luôn
thương nhớ quê hương. Ông nhớ Hà Nội ba mươi sáu phố phường, với năm cửa Ô xưa.
Ôi! Những cô gái hàng Đào, hàng Bạc... má đỏ, môi hồng, quần điều, áo lụa trắng,
đeo xà tích bạc. Ông nhớ cốm Vòng, nhớ phở, nhớ xôi và bánh cuốn Hà Nội. Ông nhớ
Hồ Gươm, hồ Tây, chùa Trấn Quốc, chùa Một Cột... Xiêm La có nhiều chùa lớn và
nhiều lễ hội nhưng không đâu bằng hội chùa Hương... Ông nhớ những bài hát ru,
những điệu quan họ. Xiêm La có nhiều trái cây nhưng không bằng nhãn, vải, cam,
quít... Hà Nội. Ở Xiêm La ông có nhiều bạn mới, nhưng lòng ông vẫn nhớ nhung các
bạn Hà Nội và những kỷ niệm thời ấu thơ. Nhất là buổi đầu, ngôn ngữ bất đồng,
phong tục khác biệt làm cho ông chao đảo như con thuyền không lái.
Lúc bấy giờ
nhiều người trong nước cũng bỏ nước ra đi. Họ ra đi mang theo một bầu nhiệt
huyết, một lý tưởng cao siêu là khôi phục đất nước, giải phóng dân tộc. Có nhiều
nhóm hoạt động. Họ từ trong nước ra. Họ cũng từ Trung Quốc, Nhật Bản sang Xiêm
hoạt động. Họ ở lại Xiêm mà cũng có người đi qua, đi lại. Tuy là nhiều tổ chức
khác nhau, tựu trong có hai nhóm. Một nhóm thuộc phe quốc gia, một phái thuộc
phe quốc tế.
Trà thất Mây Tần do con trai của ông là Trương Thế Đạt
trông coi, còn các tiệm khác thì do phu nhân, con trai thứ và các con gái ông
quản lý. It lâu sau, Trương Thế Phát mất, cơ nghiệp truyền lại cho phu nhân và
các con. Trương Thế Đạt tiếp tục kinh doanh Trà thất Mây Tần.
Trà thất Mây Tần
ở thủ đô Bangkok là một nơi trai thanh gái lịch lui tới tấp nập. Không những
người Xiêm La mà người Cao Miên, Lào, Trung Quốc, Ấn Độ đều thường xuyên tới
uống trà, và thưởng thức ca vũ nhạc. Một hôm, có mấy người khách Á Đông tới trà
thất Mây Tần uống trà, uống rưọu, Trương Thế Đạt nhận ra có một số khách là
người Việt Nam. Ông bèn tới chào hỏi, mới biết họ quả là người Việt Nam. Nghe
giọng nói của họ, ông nhận ra họ là người Bắc, người Trung, và người Nam. Ông
hỏi thăm họ thì họ cho biết họ qua đây lập nghiệp. Trương Thế Đạt rất vui mừng
khi gặp lại đồng bào Việt Nam. Tâm trạng hai bên thật vui vẻ như câu thơ “Thiên
lý tha hương ngộ cố tri”. Họ hỏi ông tại sao đặt tên trà thất là Mây Tần. Ông
nói ông rất yêu quê hương, lòng luôn nhớ băm sáu phố phường Hà Nội. “Hồn quê
theo ngọn Mây Tần xa xa”.
Dần dần, hai bên quen nhau, Trương Thế Đạt mời họ về nhà
chơi. Kể từ đó hai bên liên lạc thân mật. Sau một thời gian, khách hiểu rõ gia
đình Trương là một gia đình yêu nước, vì không cam tâm làm tôi tớ bọn ngoại xâm
mà bỏ nước ra đi. Vì quen thân, họ cũng cho biết họ thuộc đảng cách mạng tiến bộ
Việt Nam, được thế lực quốc tế như Liên Xô, Trung Quốc yểm trợ, thế lực rất
mạnh, bám rễ trong và ngoài nước, có mục đích bài phong đả thực, xây dựng một xã
hội công bằng tự do, người không bóc lột người. Đảng có Phan Bội Châu, Phan Chu
Trinh, Hùynh Thúc Kháng tham gia, và có khoảng mười triệu đảng viên. Lực lượng
đảng trong nước đã vùng lên như Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Thái Học, Hoàng Hoa
Thám đã chiếm được nhiều tỉnh trong nước, giết vô số thực dân Pháp. Trương Thế
Đạt nghe họ nói vậy cũng tin tưởng, ủng hộ cho họ một số vàng để làm quỹ hoạt
động cứu quốc. Trương Thế Đạt mất, con trai là Trương Thế Vinh nối nghiệp cha
kinh doanh trong ngoài, và ông cũng giữ mối liên lạc với tổ chức quốc tế, và
cũng đóng góp vàng bạc cho họ. Trà thất Mây Tần và nhà của Trương Thế Vinh trở
thành nơi ẩn náu và hoạt động của đảng cách mệnh. Ông được chi bộ đảng khen ngợi
là “nhân sĩ yêu nước”, và những Việt kiều ở Thái Lan theo cộng sản được gọi là
“Việt kiều yêu nước”. Gia đình Trương Thế Vinh đã được chính phủ Việt Nam dân
chủ cộng hòa gửi giấy ban khen là gia đình yêu nước, đã có công với cách
mạng.
Sau 1945, Đe Nhị Thế Chiến chấm dứt, Việt Minh cướp chính
quyền. Một số dân chúng vì nạn đói, vì sợ cộng sản và thực dân Pháp nên đã bỏ
nước sang Lào, Miên, Xiêm La, hoặc Pháp. Những người Việt Nam sinh sống tại Xiêm
La ngày càng đông, và những người theo phe cộng sản càng mạnh. Năm 1954, hiệp
định Geneve chia đôi Việt Nam. Nước “Việt Nam Dân chủ cộng hòa” giao thương với
Xiêm La tức Thái Lan, và đặt tòa đại sứ tại Bangkok. Những đảng viên cộng sản
Việt Nam ra mặt công khai hoạt động. Họ ra sức vận động “Việt kiều” tại Thái Lan
về xây dựng đất nước. Chính sách này cũng được phát triển nhiều nơi như Pháp,
Lào, Miên...
Họ bảo “đất nước ngày nay cần nhiều bàn tay đóng góp.
Việt Nam nay đã tiến lên xã hội chủ nghĩa, nông dân có ruộng cày, thoát khỏi
cảnh làm nô lệ cho bọn phú nông địa chủ; xã hội bây giờ không còn nạn người bóc
lột người. Sinh viên học sinh được tự do học hành, không phài đóng học phí mà
còn được chính phủ nuôi ăn học, cấp sách vở cho đến khi thành tài. Trong nước ai
cũng có công ăn việc làm, không ai thất nghiê.p. Họ gửi tặng ông nhiều sách báo,
có nhiều thơ ca, âm nhạc và tiểu thuyết ca ngợi sự lãnh đạo tài ba của đảng và
chính phủ”. Trương Thế Vinh tuy sinh tại Thái Lan, nhưng được nghe cha ông ca
tụng về con người và đất nước Việt Nam, nay lại được nghe thêm những lời tuyên
truyền của cộng sản nên càng thêm yêu nước, và càng nhớ quê hương. Ông luôn luôn
mở đài Hà Nội, và những bài thơ, bản nhạc đã gieo vào lòng ông tình yêu quê
hương, tổ quốc.
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi
ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm Hè”
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm Hè”
Lúc bấy giờ công việc buôn bán ngày càng khó khăn khiến
Trương Thế Vinh chán nản. Nay được “cán bộ” cộng sản kêu gọi và khuyến khích, vì
vậy ông quyết định trở về góp sức xây dựng quê hương. Ông nay được ban khen là
“gia đình có công với cách mạng”. Nếu về Việt Nam chắc ông sẽ được đảng và nhà
nước quý trọng. Con đường tương lai rộng mở trước mắt ông.
Ta về ta tắm ao ta!
Ông muốn trở về tắm ao ta, về làm người hùng cứu nước,
còn hơn là sống ở quê người, dù là triệu phú cũng có mặc cảm là kẻ tha phương
cầu thực, kẻ lưu đày, là công dân bậc hai!
Ôi! Nước ta nay
đã độc lập, không còn bọn thực dân Pháp xâm chiếm quê hương. Vì thực dân Pháp mà
nhân dân ta khốn khổ điêu tàn. Vì thực dân Pháp mà tổ phụ ông phải bỏ quê hương
mà đi. Nay là một dịp để ông trở về quê hương, về 36 phố phường Hà Nội và năm
cửa Ô xưa! Tình yêu quê hương không còn là một mớ tình cảm bâng khuâng mà đã
biến thảnh sự thực. Ông lo bán nhà cửa, hàng hóa và các cơ sở kinh doanh thu
được năm trăm lượng vàng và mười ngàn đô la Mỹ. Sau khi đã thanh toán mọi thứ,
ông đã “đăng ký” mua máy bay trở về Hà Nội thân yêu. Nhưng toà đại sứ Việt Nam
CS tại Thái Lan đã lo mọi sự. Tất cả “Việt kiều” tại Thái Lan sẽ cùng nhau về
Việt Nam bằng đường hàng không sang Cambodge rồi từ đó sẽ đi xe ô tô hay máy bay
về Việt Nam.
Sau khi đoàn “Việt kiều” Thái Lan về đến Cambodge, họ
được chuyển ngay lên xe ô tô Liên Xô là loại xe bốn bề kín mít chở ngay về Quảng
Bình Việt Nam. Khi về đến biên giới Việt Nam, cả đám được cán bộ cộng sản đeo
súng yêu cầu xuống xe để vào một trung tâm, bốn bề rào kín và có lính gác. Họ
bảo:
“các Việt kiều tạm ở lại đây một thời gian để học tập
đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước. Họ ra lệnh các Việt kiều tập họp lại,
gia đình nào theo gia đình đó. Họ bảo mọi người không được ra khỏi trung tâm nếu
không được trung tâm cho phép”. Họ đưa mọi người vào hội trường. Viên “thủ
trưởng” tỏ ra rất lịch sự. Ông nói:
“Chào các đồng
bào và các đồng chí,
Hôm nay tôi xin thay mặt mặt đảng và chính phủ chào mừng
những người con yêu trở về tổ quốc.”
Ông vừa dứt
lời, mọi người vui vẻ hoan hô, tiếng vỗ tay nghe vang như tiếng pháo.
Tiếp theo, ông nói:
Tiếp theo, ông nói:
“ Thưa các đồng chí và đồng bào,
“Sau chiến
thắng Điện Biên Phủ, những người ngoại quốc đã ước mơ trong một đêm được trở
thành người Việt Nam. Các đồng bào và đồng chí nay đã thành người nước Việt Nam
Dân chủ cộng hòa.Trước tiên, yêu cầu mọi người giao nộp thẻ căn cước, thẻ quốc
tịch và khai sinh ngoại quốc để Nhà nước làm thủ tục hành chánh.”
Ông nói xong thì lui bước, để cho một đại biểu khác lên
tiếng yêu cầu đồng bào làm bản tự khai hồ sơ, lý lịch, nhất là phải kê khai vàng
bạc, kim cương, hạt xoàn và đô la. Trong khi mọi người tập trung ở hội trường,
cán bộ cộng sản đã vào khám xét hành lý của Việt kiều. Những ai có chìa khóa va
ly hay khóa các hộp kín, họ đến bảo nhỏ giao nộp chìa khóa cho họ làm thủ tục
kiểm tra. Ngay hôm đó, họ bắt mọi người giao nộp vàng, kim cương, nữ trang và đô
la.
Ông cán bộ
nói:
“Đảng sẽ giữ tài sản cho họ vì sợ bọn biệt kích Mỹ ngụy
cướp của giết người.. Cứ yên tâm đưa chính phủ giữ dùm, rồi chính phủ sẽ trả lại
cho các gia đình sau khi tình hình đã được ổn định.”
Tiếp theo, mọi
người làm thủ tục y tế. Mọi người phải vào phòng kín, cởi hết áo quần để y sĩ
khám xét. Không thử máu, không nghe tim mạch, mà chỉ khám tổng quát. Thủ tục này
thì cũng nhanh thôi, ngoại trừ những ai còn cất giấu tài sản trong người là bị
tịch thu và bị phê bình, kiểm thảo. Các gia đình Việt kiều được cán bộ rút sổ
tay, xé giấy viết biên nhận bằng những tờ giấy vàng úa xấu xí với những giòng
chữ nghệch ngoạc, không rõ chữ viết và con số, và cũng không ghi ngày tháng, chữ
ký và tên người nhận:
....Đã nhận 300 miếng kim loại bề ngoài màu vàng... Đã
nhận một ngàn tiền nước ngoài... Đã nhận hai mươi viên đá nhỏ óng
ánh...
Đến đây thì các
Việt kiều biết mình đã lầm, đã mắc gian kế. Họ cũng như Thúy Kiều trong ngày đầu
gặp Mã Giám Sinh đã kêu lên:
Xem gương trong bấy nhiêu
ngày
Thân con chẳng kẻo mắc tay bợm già!
Thân con chẳng kẻo mắc tay bợm già!
Vài ngày sau,
các “Việt kiều” được “phân phối” về các thôn xóm ở miền Bắc. Gia đình Trương Thế
Vinh được “phân phố”i về một làng ở Quảng Bình. Ông chất vấn cán
bộ:
- Chúng tôi xin về Hà Nội là quê hương của tôi và đã
được tòa đại sứ Việt Nam ở Bangkok chấp thuận. Nay sao các ông lại bắt tôi về
Quảng Bình?
Tên cán bộ trong
“ban Việt kiều yêu nước” nói:
”Nay chúng ta đang xây dựng Hà Nội thành một thủ đô to
lớn và văn minh hơn mười lần xưa. Hà Nội tương lai sẽ có những tòa cao 40-50
tầng, vĩ đại hơn Mỹ. Vi là xây cất chưa xong, nên chưa có nhà cho đồng bào ở.
Vậy ông tạm ở lại Quảng Bình một thời gian, rồi sẽ đưa gia đình về Hà Nội
sau”.
Biết rằng
phản đối cũng vô ích cho nên gia đình ông phải lên xe về Quảng Bình. Gia đình
ông được đổ xuống quốc lộ I, rồi được công an dẫn bộ tới một làng nhỏ, cách quốc
lộ vài cây số. Làng này cho ông một miếng đất ven sông để ở và canh tác. Nơi ông
ở là bãi sông vắng, cách xa xóm làng vài cây số. Ông là một kẻ ngụ cư. Hơn nữa,
ông là một kẻ nguy hiểm. Dân làng không ai dám giao thiệp cùng gia đình ông vì
họ coi gia đình ông như một những kẻ gián điệp từ ngoại quốc về để phá hoại xã
hội chủ nghĩa.
Tiền của mất sạch, gia đình ông trở thành kẻ bần cùng
nhất nước, cô đơn nhất nước. Thư ông gửi đi không có hồi âm. Ông không nhận được
lá thư nào từ Thái Lan hay Hà Nội. Ở Thái Lan, ông có tài sản, bạn bè, nhưng về
đây, quê hương Việt Nam,Trương Thế Vinh và gia đình bị lưu đày và cấm cố. Gia
đình ông vì yêu nước mà trở về nay lại bị coi là kẻ thù của dân tộc. Sống ở Thái
Lan, ông tự coi là người xa lạ, nay về Việt Nam, ông lại trở thành người xa lạ
trên chính quê hương mình.
Ông suy
nghĩ xa gần mà lòng đau như cắt. Ông trách ông ngu dại. Nước Thái Lan đã cho ông
nương tựa, giúp ông làm giàu, con cái ông học hành thành tựu, thế mà ông bỏ Thái
Lan mà về Việt Nam, về quê mẹ, nhưng quê mẹ đã giết gia đình ông, cướp đoạt tài
sản và hy vọng của ông! Kẻ sát nhân cướp bóc chính là những kẻ mà ông đã nuôi
nấng, kẻ đã rao giảng tự do, nhân đạo và bình đẳng! Ông đã bỏ mồi bắt bóng! Ông
là người ngu xuẩn nghe theo những lời phỉnh nịnh để rồi làm hại mình và con
cháu!
Vài năm sau, chiến tranh bùng nổ, miền Bắc bắt thanh
niên nam nữ “sinh Bắc tử Nam”. Trương Thế Vinh có một trai, một gái. Con trai
ông phải vào “bộ đội” rồi tử thương tại chiến trường miền Nam. Con gái ông phải
đi “thanh niên xung phong”, lâm bệnh rồi chết trên Trường Sơn. Hai vợ chồng cắng
đắng nhau. Bà trách ông nhẹ dạ tin lời kẻ cướp. Bà không chịu nổi đời sống kham
khổ và nỗi uất hận vì bị lường gạt nên mắc bệnh, không thuốc men mà chết. Còn
ông, trong cơn đau khổ, uống rượu say rồi chửi cộng sản. Kết cuộc ông bị công an
bắt bỏ tù rồi chết trong trại tù Thái Nguyên.
Sơn Tùng
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen