VRNs
(11.04.2014) - Hội đồng Thành phố Irvine
thuộc Quận Cam, bang California, Hoa Kỳ, trong phiên họp chiều thứ Ba 8/4
đã biểu quyết hủy bỏ đề xuất kết nghĩa với TP. Nha Trang, Việt
Nam. Lý do được đưa ra là nhà cầm quyền các cấp ở Việt
Nam chưa tôn trọng nhân quyền, tự do ngôn luận và tự do tôn giáo… Tu Viện
Dòng Chúa Cứu Thế Nha Trang là một minh chứng hiển nhiên cho hành vi “vi phạm
tự do Tôn giáo” của nhà cầm quyền TP. Nha
Trang.
l. Lịch sử Tu
Viện Dòng Chúa Cứu Thế Nha Trang:
Nhà Nha Trang là Tu
Viện thứ 8 được Phụ Tỉnh thiết lập tại Việt Nam, sau các Nhà Huế, Hà Nội, Sài
Gòn, Nam Ðịnh, Ðà Lạt, Vũng Tàu, Fyan. Có thể nói lịch sử Nhà Nha Trang đã
được bắt đầu từ những năm đầu của thập niên 1930. Ðó là vào năm 1934, nhân
chuyến kinh lược của cha Louis-Philippe Lévesque, Bề Trên Giám Tỉnh
Sainte-Anne-de-Beaupré (từ ngày 16-08 đến 27-11-1934), Ðức Khâm Sứ Toà Thánh đã
đề nghị Nhà Dòng lập tại Nha Trang hay tại các miền lân cận một Tu Viện
Sau năm 1954,
ngày 05-07-1957, Nha Trang được tách ra khỏi Giáo Phận Quy Nhơn, lập thành
Giáo Phận mới. Ðức Cha Marcel Piquet, được cắt đặt về quản nhiệm Ðịa Phận mới
này’, một lần nữa, ngài xin Dòng Chúa Cứu Thế tới lập Tu Viện trong Ðịa Phận của
ngài. Lời đề nghị đã được Phụ Tỉnh hân hoan đón nhận, vì rất phù hợp với dự án
tách Nhà Tập ra khỏi Học Viện Ðà Lạt và dự án lập một trung tâm mục vụ, nhằm mục
tiêu canh tân các hoạt vụ thừa sai của Tỉnh Dòng.
Năm 1958, đích
thân Ðức Cha Marcel Piquet, cùng với một cha trong Dòng, đạp xe dong duổi khắp
các vùng phụ cận Nha Trang, nhất là Phước Hải và Cầu Ðá, để tìm một địa sở
thích hợp cho dự án này. Tuy nhiên, những mảnh đất các ngài ưng ý thì hoặc là
quá nhỏ hoặc ở những nơi quá ồn ào không thích hợp cho một Tu Viện.
Vào khoảng tháng
12-1958, Phụ Tỉnh tìm được khu nhà đã được xây dựng từ 30 năm trước, được người
chủ sử dụng kinh doanh khách sạn Beau Rivage. Sau khi cân nhắc, ngày 09-02-1959,
hợp đồng mua bán đã được đôi bên thỏa thuận và ký kết. Tuy nhiên, phải một tháng
sau, ngày 05-03-1959, khu nhà này mới thực sự thuộc quyền sở hữu của Nhà
Dòng.
Sau khi chỉnh
trang lại cho thích hợp một Tu Viện, tháng 06-1959, quyết định lập Tập Viện tại
Nha Trang đã được ban hành, và từ đây, Nhà Nha Trang trở thành nơi đào tạo các
tập sinh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam cho tới năm 1975. Cuối tháng 09-1959, Tập
Viện rời Ðà Lạt xuống định cư tại Nhà Nha Trang. Khoá Tập Viện đầu tiên tại Tu
Viện này là lớp các cha Phao-lô Bùi Thông Giao, Mi-ca-en Trương Văn Hành, Giu-se
Cao Ðình Trị, Giu-se Nguyễn Tiến Lãng và Giu-se Nguyễn Ngọc Vũ. Ngày 16-10-1959,
lễ thánh Giê-ra-đô, Ðức Cha Marcel Piquet đã cử hành nghi lễ thánh hiến Nhà Nha
Trang.
Ngày 15-03-1960,
lễ Thánh Clê-men-tê Ma-ri-a Hofbauer (Bổn Mạng Tu Viện và nguyện đường Nhà Nha
Trang), nguyện đường Tu Viện Dòng Chúa Cứu Thế Nha Trang đã được Ðức Giám Mục
Giáo Phận làm phép. Ðây là nguyện đường dành cho giáo dân, với sức chứa khoảng
300 người. Suốt thập niên 1960 và những năm sau đó, tại nguyện đường này, quý
cha đã tổ chức nhiều cuộc tĩnh tâm cho các linh mục, tu sĩ đến đây nghỉ ngơi sau
những tháng ngày ngược xuôi vất vả trên con đường tông đồ. Tại đây, vào mỗi buổi
chiều, anh em trong cộng đoàn tổ chức giờ chầu Thánh Thể cho các tín hữu đạo
đức. Mỗi thứ bảy hàng tuần đều có giờ hành hương kính Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp,
thường là vào buổi chiều. Các hoạt động này bước đầu đã lôi kéo được một số
lượng tín hữu đáng kể, và không bao lâu sau, Hội Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp và Thánh
An-phong đã được cha Phao-lô Nguyễn Văn Cơ thiết lập. Cho đến năm 1961, Nhà Nha
Trang đã được biết đến như một trung tâm mục vụ của Giáo Phận.
Ngày 22-03-1961,
khoảng 20 anh em dự tu theo ơn gọi tu sĩ thừa sai đã đến sống tại đây, mở đầu
cho một chương trình đào tạo đã được Phụ Tỉnh quyết định trước đó. Cha An-tôn
Nguyễn Văn Trung được cắt cử làm Giám Ðốc chương trình đào tạo này. Phụ tá cho
ngài là cha Lê-ô Nguyễn Văn Sang và thầy Germain.
Nhà Nha Trang, từ
đây, không chỉ được biết đến như trung tâm đào tạo các tập sinh theo đuổi ơn gọi
linh mục thừa sai và tu sĩ thừa sai của Dòng, mà còn là nơi tiếp nhận và đào tạo
các anh em dự tu theo ơn gọi tu sĩ thừa sai Dòng Chúa Cứu Thế.
Năm 1964, Tu Viện
được xây dựng mới. Nhưng, do chiến tranh leo thang, vật liệu xây dựng không thể
chuyển tới kịp, nên phải mất 3 năm sau, ngày 12-07-1967, Tu Viện mới được khánh
thành. Với công trình mới này, Nhà Nha Trang trở thành một ngôi nhà bề thế, đủ
khả năng tổ chức các cuộc hội nghị của Tỉnh Dòng và các cấp cao hơn
nữa…
2. Bị cưỡng
chiếm làm khách sạn:
Sau năm 1975, Tu
viện Dòng Chúa Cứu Thế Nha Trang, tọa lạc tại số 38 Duy Tân, bị “đổi địa chỉ”
thành số 40 Trần Phú.
Ngày 15-12-1978,
Nhà cầm quyền TP. Nha Trang tiến hành cưỡng chiếm Tu viện Nha Trang. Các Linh
mục, Tu sỹ trong Tu viện bị buộc phải di chuyển về nơi ở mới, số 4 Tô Hiến
Thành, là một căn nhà cấp bốn, diện tích chưa bằng 1/23 nơi ở cũ. Tại đây, Các
cha Gia-cô-bê Nguyễn Khắc Cân, Phao-lô Nguyễn Văn Cơ, Giu-se Trần Ðức Khâm,
An-tôn Phạm Văn Nam, Giu-se Phan Thiện Ân và hai thầy Giu-se Tôn Thất Tâm,
Giu-se Phan Sanh Lựa…, phải chấp nhận sống chật chội trong ngôi nhà cấp bốn
này…Từ đó, Tu viện cũng phải “thích nghi” dần với những hạn chế, hạn hẹp… cả về
không gian, lẫn hoạt động Mục vụ…
Sau khi cưỡng
chiếm, nhà cầm quyền đã biến Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Nha Trang thành hai khách
sạn Hải Yến và Viễn Đông (được xây mới lại sau này).
Do nhu cầu phát
triển của Dòng, của giáo dân… Dòng Chúa Cứu Thế đã nhiều lần có văn bản gửi nhà
cầm quyền các cấp yêu cầu xem xét, giải quyết trả lại Tu viện cho Dòng Chúa Cứu
Thế. Đặc biệt, ngày 31/12/2008, Thủ tướng chính phủ có Chỉ thị số 1940/CT-TTg về
nhà, đất liên quan đến Tôn Giáo, khẳng định: “Tín ngưỡng, Tôn giáo là nhu cầu
tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại lâu dài trong quá trình
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các Tôn giáo là bộ phận của khối
đại đoàn kết toàn dân tộc. Đảng và nhà nước tôn trọng, bảo đảm quyền sinh hoạt
Tôn giáo theo pháp luật và các nhu cầu chính đáng về nhà, đất để phục vụ mục
đích Tôn giáo của tổ chức, tín đồ Tôn giáo”. Đồng thời chỉ thị: “Nhà, đất liên
quan đếnTôn giáo mà nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng thì cơ quan, tổ chức
được giao quản lý, sử dụng phải sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, không làm
ảnh hưởng đến tình cảm Tôn giáo của quần chúng tín đồ… trường hợp cơ sở Tôn giáo
có nhu cầu chính đáng sử dụng nhà, đất đó vào mục đích Tôn giáo thì tùy từng
trường hợp cụ thể, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể
xem xét giao nhà, đất với diện tích phù hợp; hoặc tạo điều kiện cho tổ chức tôn
giáo xây dựng cơ sở mới theo quy định của pháp luật;”.
Chưa bao giờ “tin
những gì người cộng sản làm”, nhưng khi “nghe…” có chỉ thị này, một lần nữa,
Dòng Chúa Cứu Thế đã có văn bản gửi nhà cầm quyền nêu rõ những “nhu cầu chính
đáng cần thiết sử dụng Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Nha Trang”, và rằng “việc sử
dụng Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế – một cơ sở Tôn Giáo, nơi thực hiện những lễ
nghi, hoạt động Tôn giáo …- vào mục đích kinh doanh khách sạn, nhà hàng,
karaoke, xông hơi, massage… là không đúng mục đích, làm ảnh hưởng đến tình cảm
Tôn Giáo của Giáo dân…”.
Nhưng, đúng là
“đừng nghe những gì cộng sản nói”, đến nay, chúng tôi được biết, Tu viện Dòng
Chúa Cứu Thế Nha Trang, chẳng những không được nhà cầm quyền “xem xét” theo chỉ
thị số 1940/CT-TTg, mà còn tiếp tục phát triển xây mới khu 2 của khách sạn Viễn
Đông, đồng thời thực hiện cái gọi là “Dự án đầu tư” giữa công ty du lịch Khánh
Hòa với công ty Toàn Hải Nam cải tạo, xây dựng khách sạn Hải Yến thành khách sạn
Tropicana Nha Trang…
UBND tỉnh Khánh
Hòa mà đại diện là Công ty Du lịch Khánh Hòa đã cùng với Cty Toàn Hải Nam, địa
chỉ 171 Điện Biên Phủ, P. Đa Kao, Quận I, TP.HCM tiếp tục biến Tu viện DCCT Nha
Trang thành khách sạn. UBND Tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận ĐK DN cho tên gọi “Công
ty TNHH Miền Nhiệt Đới Nha Trang”, để đổi tên thành Tropicana Nha Trang Hotel,
3* bắt đầu đón khách từ 15/1/2014. Công ty này thành lập ngày 20/4/2012, Giám
đốc là Ông Trần Xuân Toàn. Ông này cũng là Giám đốc Công ty Toàn Hải
Nam.
Hành vi “vi phạm
tự do Tôn giáo” trắng trợn, kéo dài hệ thống như vậy, đúng là khó có thể trở
thành “kết nghĩa anh em” với bất kỳ ai khác, như mong muốn của nhà cầm
quyền.
PV.
VRNs
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen