Dienstag, 1. April 2014

NGA TÁI THIẾT CRIMEA

tka23 post
 Phát biểu sau khi ký một hiệp định thương mại với Liên minh châu Âu (EU) tại hội nghị thượng đỉnh ở Brussels, Bỉ, Thủ tướng tạm quyền Ukraine Arseniy Yatseniuk đã cáo buộc Nga trả đũa quyết định ký hiệp ước này bằng cách tăng gấp đôi giá khí đốt hiện nay.

Ông Arseniy Yatseniuk cũng nhấn mạnh, việc Nga sáp nhập Crimea đã khiến Ukraine tổn thất “không phải hàng tỉ, mà hàng trăm tỉ USD” và Kiev sẽ kiện Moskva ra các tòa án quốc tế trong ngày gần đây.
  Ngày 21/3, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã đe dọa tăng giá khí đốt cung cấp cho Ukraine và kiện chính quyền Kiev để lấy lại 11 tỉ USD tiền nợ mua khí đốt. Ông Dmitry Medvedev cũng nhấn mạnh, xét những thay đổi đang diễn ra và việc Crimea hiện đã là một phần của Liên bang Nga, nên Moskva không còn cơ sở để tiếp tục thỏa thuận đã ký trước đó với Kiev xung quanh vấn đề giá khí đốt. Theo thỏa thuận ký năm 2010, Nga thuê Sevastopol tới năm 2042 và Ukraine được giảm giá 30% khi mua khí đốt của Moskva và việc này giúp Kiev tiết kiệm tới 40 tỉ USD trong 10 năm.
Ukraine sẽ không còn được mua khí đốt của Nga với giá ưu đãi
Cộng hòa tự trị Crimea (Krym) có diện tích 26.200km2, được chia làm 25 vùng sau 3 lần tách nhập (18/10/1921, 30/6/1945 và 12/2/1992) cùng dân số 2.033.700 người (vào năm 2011). Crimea nằm giữa Biển Đen và biển Azov, ngăn cách với Nga ở phía đông bằng eo biển hẹp Kerch. Crimea từng có hàng thế kỷ sống dưới chế độc thuộc địa và bị các đế chế cũng như bộ tộc du mục xâm chiếm. Với một xã hội đa sắc tộc và một lịch sử chiến tranh đẫm máu, bán đảo Crimea là ngã ba đường của nhiều nền văn hóa và các cuộc xung đột vũ trang. Được biết, người Hy Lạp, người Scythia, người Byzantine và người Genoa từng hiện diện ở Crimea từ xa xưa. Từ giữa thế kỷ XIX, khí hậu ấm áp ven biển đã giúp Crimea trở thành điểm nghỉ mát ưa thích của những người Nga giàu có.
Crimea có vai trò đáng kể trong quan hệ giữa Kiev và Moskva. Phần lớn cư dân Crimea hiện nay là người Nga (khoảng 1,2 triệu người, tương đương 58,5% dân số), sau đó là người Ukraine (khoảng 500.000 người, tương đương 24% dân số) và 12% là dân Tatar, nhưng tuyệt đại đa số dân Crimea (97%) nói tiếng Nga. Theo tờ Le Monde, kể từ khi Ukraine tuyên bố độc lập (1991), Crimea được công nhận là Cộng hòa tự trị (thuộc Ukraine), nhưng cơ quan lập pháp của khu vực này được tự chủ về ngân sách và có hiến pháp riêng từ năm 1999.
   Năm 1948, thành phố lớn nhất của Crimea là Sevastopol (có vị trí chiến lược về quân sự) được tách khỏi Crimea và trực thuộc Moskva, nơi đóng căn cứ hải quân quan trọng của Liên Xô. Hạm đội Biển Đen của Nga có căn cứ ở thành phố Sevastopol suốt 230 năm qua.
Hạm đội Biển Đen là một trong những hạm đội có  lịch sử lâu đời nhất của Hải quân Nga. Trong cuộc chiến tranh vệ quốc i (1941-1945), Hạm đội Biển Đen đã lập nhiều chiến công, thực hiện 24 chiến dịch đổ bộ, đánh đắm 835 tàu chiến các loại của lực lượng phát xít.  Sau khi Liên bang Xôviết tan rã, Hạm đội Biển Đen trở thành mục tiêu tranh chấp giữa Nga và Ukraine khi nhiều cơ sở vật chất của hạm đội này nằm trên lãnh thổ do Kiev kiểm soát.
Đến tháng 8/1992, Nga và Ukraine  thỏa thuận đồng chỉ huy Hạm đội Biển Đen trong vòng 3 năm. Đến tháng 6/1993, Tổng thống Ukraine Kravchuk và Tổng thống Nga Yeltsin đã ký hiệp định chia đôi Hạm đội Biển Đen với lộ trình thực hiện từ tháng 9/1993 đến năm 1996. Tuy nhiên, hiệp định này nhanh chóng đổ vỡ do các sĩ quan Hải quân Nga phản đối việc chuyển giao trang bị,  trong khi lãnh đạo quân đội Ukraine cũng không chấp nhận để Nga sử dụng các căn cứ trên đất Ukraine. Vì vậy, hiệp định về Hạm đội Biển Đen phải thương lượng lại vào tháng 9/1993, tháng 4/1994 và tháng 11/1995, nhưng vẫn không đạt kết quả.
Đến tháng 5/1997, Nga và Ukraine mới giải quyết dứt điểm được việc phân chia Hạm đội Biển Đen khi Thủ tướng Nga Chernomyrdin và Thủ tướng Ukraine Lazarenko ký 3 hiệp định liên chính phủ. Theo đó, Kiev chấp thuận cho hải quân Nga thuê căn cứ ở Sevastopol và số tàu chiến của Hạm đội Biển Đen được chia đều cho hai nước, nhưng Moskva đã đồng ý chi tiền mặt mua lại một số tàu tối tân . Do đó trên thực tế, Nga sở hữu 3/4 số tàu của Hạm đội Biển Đen, còn Ukraine chỉ có một nửa cơ sở vật chất. Hai bên cũng thống nhất việc Nga thuê 3 quân cảng, 2 sân bay quân sự trên lãnh thổ Ukraine trong 20 năm với giá 100 triệu USD/năm. Theo thỏa thuận, Nga không được đồn trú quá 25.000 binh sĩ và đưa vũ khí hạt nhân vào các cơ sở thuê của Ukraine. Một điểm đáng chú ý là căn cứ quan trọng nhất của hải quân Ukraine cũng đóng tại Sevatsopol, nơi đặt Bộ Tư lệnh Hạm đội Biển Đen của Nga.
Trải qua nhiều thăng trầm, Hạm đội Biển Đen đã trở thành một trong những đơn vị chiến lược của Hải quân Liên Xô trước đây và Nga hiện nay. Vào thời điểm Liên bang Xôviết tan rã, Hạm đội Biển Đen có từ 300 đến 635 chiến hạm và tàu ngầm với khoảng 47.000-70.000 binh sĩ. Ước tính tổng giá trị của Hạm đội Biển Đen, bao gồm tàu chiến và cơ sở vật chất, vào đầu năm 1992 là hơn 80 tỉ USD. Tới thời điểm năm 1995, Hạm đội Biển Đen có khoảng 48.000 thủy thủ và tqlc, 14 tàu ngầm, 74 chiến hạm và tàu tuần tiễu, 125 máy bay chiến đấu và 85 trực thăng. Hạm đội này cũng có 1 lữ đoàn hải quân lục chiến  được trang bị 50 xe tăng, 45 khẩu đội pháo. Theo thống kê, hiện Hạm đội Biển Đen có 8 tàu chống ngầm, 7 tàu đổ bộ, 4 tàu rà mìn , 2 tàu ngầm và 6 tàu hộ tong hỏa tiển . Giới quân sự Nga cho rằng, việc hiện đại hóa Hạm đội Biển Đen xuất phát từ “hoàn cảnh địa - chính trị mới” sau khi Cộng hòa tự trị Crimea gia nhập Liên bang Nga. Và những thay đổi  liên quan tới các cơ sở hạ tầng tại Biển Đen
Năm 1954, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Khrushchev ra sắc lệnh quy định Crimea trở thành một phần của Ukraine và đây là hành  động  khiến nhiều người Nga cho là không hợp pháp. Năm 1992, sau khi Liên bang Xôviết sụp đổ, Crimea gia nhập Ukraine. Nhiều người nói rằng, Crimea đối với Ukraine tương tự như Florida hay Texas đối với Mỹ.
Theo trang Business Insider, Hạm đội Biển Đen mà Nga đặt ở Sevastopol, thủ phủ Cộng hòa tự trị Crimea, không phải là hạm đội lớn nhất hay hùng mạnh nhất của Moskva bởi hầu hết số tàu tại đây có từ trước khi Liên Xô sụp đổ. Nhưng Hạm đội Biển Đen có ý nghĩa lớn đối với Nga bởi từng đánh bại đế chế Ottoman, tham chiến trong 2 cuộc Đại chiến thế giới và cuộc “chiến tranh 5 ngày giữa Nga và Gruzia năm 2008”; đồng thời giúp Moskva bảo vệ các tuyến hàng hải quan trọng của Nga, cũng như giữ vai trò, đồng thời khẳng định quyền lực cũng như ảnh hưởng của Moskva trong khu vực Địa Trung Hải và Caucacus.
Thủ tướng Sergey Aksyonov
Gần 5 năm trước, khi phát biểu tại lễ kỷ niệm Ngày Hải quân Nga (25/7/2009) ở thành phố Sevastopol, Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa tự trị Crimea Anatoli Grisenko từng tuyên bố, Hạm đội Biển Đen của Nga vẫn bảo  đảm  cho sự bình yên và ổn định tại khu vực trong một thời gian dài nữa. Trước đó, đại diện chính thức Bộ Ngoại giao Nga Andrei Nesterenko đã viện dẫn Luật Quốc tế (Điều 17 Luật về các hiệp ước quốc tế của Ukraine) để nhắc nhở Kiev sau tuyên bố hôm 2/7/2009 của Bộ Ngoại giao Ukraine về việc Hạm đội Biển Đen không thực hiện quyết định của tòa án trao trả cho Kiev những công trình hàng hải, thủy văn đảm bảo an toàn di chuyển tại Biển Đen và biển Azov.
Cựu Thủ tướng Ukraine Yulia Timosenko cũng từng tuyên bố (26/6/2009), sau năm 2017, trên lãnh thổ Ukraine sẽ không còn bất kỳ một căn cứ quân sự nước ngoài nào nữa, bởi hợp đồng cho căn cứ quân sự này sẽ kết thúc vào năm 2017 và khi đó Hạm đội Biển Đen sẽ phải rời đi.
Khi trả lời phỏng vấn của tờ Washington Post, Giáo sư Mark Galeotti của Đại học New York, tác giả cuốn “Các lực lượng an ninh và bán quân sự Nga từ năm 1991” cho rằng, nếu xảy ra chiến tranh, Hạm đội Biển Đen không thật sự thiện chiến . Bởi lực lượng tại chỗ, bao gồm lữ đoàn bộ binh hải quân 810 có 2.500 tqlc, không phải là tinh nhuệ, từng chiến đấu hiệu quả ở Gruzia và chống cướp biển Somalia. Bên cạnh đó là lực lượng đặc nhiệm hải quân với khoảng 200-300 lính.
Bộ Quốc phòng Nga vừa cho biết, để nhanh chóng nâng cao sức mạnh cho Hạm đội Biển Đen, trong 2 năm tới, Hạm đội Biển Đen sẽ nhận 6 tàu hộ vệ (khinh hạm) lớp “Đô đốc Grigorovich”, thuộc Đề án 11356 và 6 tàu ngầm diesel-điện project 636 lớp Varshavyanka, để nâng cao khả năng tác chiến của hạm đội này. Theo đó, 6 chiếc khinh hạm sẽ được bàn giao trong giai đoạn 2014-2016 để nâng cao sức mạnh tác chiến của hải quân Nga ở khu vực Biển Đen và Địa Trung Hải. Và đến năm 2016, sau khi 6 tàu hộ vệ và 6 tàu ngầm được bàn giao đầy đủ, Hạm đội Biển Đen sẽ trở nên hùng mạnh, cho phép lực lượng này có đủ khả năng giải quyết những bài toán phức tạp trong khu vực tác chiến của mình.
Theo giới quân sự, tàu chiến và tàu ngầm của Hạm đội Biển Đen ở Crimea có thể ra Địa Trung Hải một cách nhanh chóng và bất ngờ để gây ảnh hưởng đến Trung Đông và Balkans. Chuyên gia Christian Le Miere của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế cho rằng, Hạm đội Biển Đen là hạm đội hải quân nhỏ nhất trong số 4 hạm đội của Nga, nhưng Moskva vẫn rất coi trọng quân cảng Sevastopol và Hạm đội Biển Đen.
Hải quân Nga đã có căn cứ ở Sevastopol hơn 2 thế kỷ và các đời lãnh đạo Nga đều coi trọng căn cứ chiến lược này. Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, Nga và Ukraine đã trải qua nhiều cuộc tranh luận căng thẳng về việc phân chia Hạm đội Biển Đen đóng ở đây. Được biết, Hạm đội Biển Đen của Nga đã duy trì căn cứ quân sự chính tại cảng Sevastopol và nhiều cơ sở hải quân khác tại bán đảo Crimea từ nhiều thập niên qua.
Theo các nguồn tin khác nhau, Crimea cần đầu tư 3-5 tỉ USD/năm để trang trải phúc lợi xã hội, thâm hụt ngân sách và cơ sở hạ tầng, bao gồm cả việc xây dựng một cây cầu bắc qua eo biển Kerch nối Crimea với Nga. Khu vực này cũng sẽ cần những nguồn điện, nước và nhiên liệu mới. Ngày 17/3, Nga đã phân bổ 15 tỉ rub (400 triệu USD) cho Crimea. Theo thống kê, hiện có khoảng 200.000 người làm việc trong khu vực công của Crimea và theo số liệu của cơ quan thống kê Ukraine (tháng 2/2014), mức lương trung bình của họ là 12.500 rub (340USD)/tháng. Ở Nga, con số này cao hơn gần gấp 3 lần và như vậy Moskva sẽ phải chi 3,5 tỉ rub/tháng, tương đương 42 tỉ rub/năm (1,4 tỉ USD) cho Crimea.
Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev thừa nhận, Moskva sẽ phải đối mặt với những thách thức từ việc bổ sung tăng lương hưu và trợ cấp xã hội khác để Crimea có cuộc sống ngang bằng với mức của Nga hiện nay. Theo ông Alexander Khurudzhi, Chủ tịch Hội đồng Quản trị mạng lưới điện phi thương mại Nga cho biết, bên cạnh việc đầu tư xã hội, Nga còn phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng Crimea.
Nếu Ukraine cắt điện lưới của Crimea, đường dây tải mới sẽ phải được xây dựng từ Nga qua eo biển Kerch để cung cấp. Và việc lắp đặt này sẽ ngốn khoảng 18 tỉ rub (490 triệu USD). Các dự án tài chính được coi là “cần thiết” khác sẽ có giá khoảng 5 tỉ USD… Và đây là điều khiến giới chuyên môn cho rằng: Cuộc chiến vẫn chưa kết thúc cho dù trưng cầu dân ý ở Crimea đã hoàn tất.
QT - KD

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen