Minh Nhật (Phụ Nữ Online) - Đi vệ sinh
phải viết đơn; giáo viên dùng kéo… xởn tóc học sinh khiến phụ huynh kéo
đến trường gây náo loạn; nhiều học sinh cùng nghỉ học để phản đối nhà
trường… Hàng loạt chuyện cười ra nước mắt đang diễn ra ở trường THPT
Nguyễn Văn Linh (Q.8, TP.HCM).
Đi
vệ sinh trong giờ học trở thành vấn đề "căng thẳng" cho các em học
sinh
Đơn
xin đi… vệ sinh!
Cầm
tờ đơn “xin đi vệ sinh” của K., học sinh (HS) lớp 11 trường THPT Nguyễn Văn
Linh, chúng tôi “choáng” với thông tin cụ thể trên tờ đơn đạt chuẩn… văn bản.
Đơn có tiêu đề “Đơn xin ra lớp”. Nội dung đơn: “Kính gửi giáo viên bộ môn …, em
tên: ..., HS lớp 11…, lý do: đi vệ sinh, thời gian: năm phút…”. Bên dưới đơn có
chữ ký của K. và chữ ký “duyệt” của giáo viên (GV) bộ môn.
Chưa
hết sốc vì những lá đơn xin đi vệ sinh của các HS trường Nguyễn Văn Linh, một GV
của trường vừa cười vừa mếu khi kể lại những tình cảnh “bi đát” của cả cô lẫn
trò. Cô giáo này kể: “Đang tiết học thì một em kêu lên giữa lớp cô ơi em đau
bụng quá, cô cho em đi vệ sinh. Nhưng khổ nỗi trước đó tôi vừa ký đơn cho hai
HS nên không lẽ… ký nữa, nên tôi bảo: Em chờ chút, để hai bạn kia vào rồi
cô… cho em đi. Nhưng em HS này khẩn khoản: Cô ơi em đau bụng lắm, không chịu
được nữa rồi, cô không cho em cũng đi. Sợ có chuyện không hay, nên tôi
đành phải nói HS viết vội lá đơn để tôi ký xác nhận, rồi cho đi…”.
Khoảng “đấu tranh” của hai cô trò cũng mất thời gian đáng
kể.
Cô
giáo trên khẳng định, chuyện HS đi vệ sinh phải xin phép được nhà trường
áp dụng từ giữa học kỳ I năm học 2014. Ban đầu, đơn được in sẵn. Một
thời sau, HS phải tự viết đơn xin đi vệ sinh trên giấy học trò với hình
thức như những đơn từ khác. Gần đây, “mẫu đơn” này lại được nhà
trường thay đổi và in sẵn trên giấy như… danh thiếp!
Theo
tìm hiểu của chúng tôi, lớp trưởng là người có trách nhiệm giữ đơn và
phát đơn mỗi khi các bạn trong lớp có… nhu cầu. Trong giờ học, dù HS
có nhu cầu đi vệ sinh ngồi ở bàn đầu, còn lớp trưởng ngồi ở bàn
cuối thì HS bàn đầu vẫn phải “chuyển lời” qua các bạn khác để… xin
đơn, điền vào đơn và mang đơn lên xin GV cho chữ ký. Nếu không có đơn này,
dù có cần “giải quyết” cấp bách thì HS vẫn bị giám thị ách lại và yêu cầu
trở về lớp.
Tiếp
xúc với chúng tôi, một thầy giáo than: “Tiết nào cũng phải ký bốn-năm
lần. Đang giảng bài cũng phải ngừng lại ký. HS thì mất tập trung,
còn thầy cô thì… mất hứng giảng bài”.
Trả
lời vì sao lại có quy định “độc nhất vô nhị” trên, cô Trần Thị Thanh - Hiệu
trưởng nhà trường, lý giải: “Do HS thường lấy cớ xin ra ngoài rồi
trốn học, đi chơi, nên giám thị đã đề xuất biện pháp trên nhằm… hạn
chế”.
Một
trong số những lá đơn xin đi vệ sinh của học sinh trường Nguyễn Văn
Linh
Lấy
kéo “xởn” tóc, “bức cung” học trò
Chưa
hết, nhiều HS trường Nguyễn Văn Linh cho biết, vào đầu học kỳ II vừa qua,
một nam sinh lớp 10 của trường đã bị GV xởn tóc ngay trong lớp. Nam
sinh bị xởn tóc là Nguyễn Thanh T. - học lớp 10A7. Sau khi sự việc xảy
ra, nhìn mái tóc “không giống con giáp nào” của con, phụ huynh của em này kéo
đến trường gây náo loạn và công an đã phải can thiệp.
Khi
chúng tôi tìm gặp chị Trần Thị Th. - mẹ của em T. để tìm hiểu “động cơ”
gây náo loạn trường, chị Th. vẫn còn bức xúc: “Tôi khẳng định tóc của con
tôi rất cao ráo, không nhuộm. Mà nếu có gì thì cũng phải báo với phụ
huynh để tìm hiểu, giáo dục chứ sao lại xởn tóc HS trước mặt bao
nhiêu bạn bè của nó như vậy. Có quy định nào cho phép GV xởn tóc HS
không? Đã vậy, từ đó đến nay nhà trường không một lời xin lỗi, rút
kinh nghiệm”. Chị Th. cũng thừa nhận, do nóng nảy nên chồng chị đã to
tiếng và công an đã đến can thiệp.
Sự
việc ầm ĩ như vậy, nhưng làm việc với chúng tôi, Hiệu trưởng Trần
Thị Thanh và bà Đặng Thị Thúy Ái - Hiệu phó của trường đều trả lời:
“Không hề biết chuyện này”.
Ngày
6/1, 35/36 HS lớp 12A6 đồng loạt nghỉ học một ngày vì phản đối nhà trường
đột ngột thay GV chủ nhiệm lớp là cô Lê Thanh Văn. Ngay sau ngày HS nghỉ
học, ngày 7/1, một số HS của lớp này bị bà Thúy Ái mời lên “thẩm
vấn” với những lời lẽ dọa nạt, chặn đầu, bức ép… nhằm tìm ra kẻ
“cầm đầu”. Đỉnh điểm là buổi "tra khảo" HS Hồ Thị Minh Trang - lớp
phó lớp 12A6. Theo băng ghi âm mà chúng tôi có được, mở đầu cuộc “thẩm
vấn”, bà Thúy Ái đã “phủ đầu” em Trang khi nói rằng, “cô đã làm việc
với một số bạn. Các bạn đều nói em (Trang) là người kêu gọi các bạn
nghỉ học”. Rồi cô “chụp mũ” cho Trang “phá rối kỷ luật, kỷ cương nhà
trường”; và dọa sẽ “báo với công an, báo chính quyền địa phương”,
“trả Trang về địa phương theo dõi suốt cuộc đời xem em có sống được
không”; “không cho thi tốt nghiệp”... Trong suốt cuộc làm việc với em
Trang, bà Thúy Ái luôn nhắc đi nhắc lại sẽ “báo sự việc với công an”,
“trả về địa phương để địa phương quản lý” nhằm ép học trò khai nhận
mình là người lôi kéo những HS khác nghỉ học và chỉ ra ai là người
xúi giục làm việc đó.
Bị
oan ức nên em Trang phản đối: “Em không có làm mà cô!”. Nhưng bà Thúy
Ái hét lớn: “Tôi nói có làm là có làm. Có làm! Tôi đã biết rồi
mới kêu em vô đây… Bây giờ tôi cho em một cơ hội duy nhất: nếu em muốn
tôi không báo về địa phương thì em phải viết ra cho cô nghe: ai xúi em
làm chuyện đó… Tôi chỉ có thể gỡ cho em nếu em nói ra ai là người
xúi giục. Còn nếu em không nói được người đó thì coi như em
là…”.
Trường
THPT Nguyễn Văn Linh nơi đang xảy ra hàng loạt chuyện cười ra nước
mắt.
Sau
đó bà Thúy Ái đã tìm ra được “bằng chứng”: HS Đỗ Công Thịnh - lớp
trưởng lớp 12A6, nhận mình là người đã lôi kéo, xách động các bạn
nghỉ học. Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, Thịnh uất ức nói: “Cô hiệu
phó cứ ép em phải ghi vậy, nên em ghi đại cho xong để còn về! Thực sự
em không làm vậy”.
Thấy
con mình có biểu hiện bấn loạn, sợ hãi, bà Nguyễn Thị Kim Oanh - mẹ của HS
Hồ Thị Minh Trang làm đơn kiện bà Hiệu phó Thúy Ái lên Sở GD-ĐT TP.HCM
vì cho rằng bà đã “khủng bố”, “đe dọa”, “xúc phạm nhân phẩm” đối với
con bà, khiến con bà bị ảnh hưởng xấu về tâm lý.
Trong
quá trình tìm hiểu những vụ việc nêu trên tại trường THPT Nguyễn Văn
Linh, chúng tôi cũng ghi nhận rất nhiều phản ảnh không tốt tại trường
này. Đó là chuyện hiệu phó nhà trường lên tận lớp đòi nợ (học phí)
và có những lời lẽ thiếu tính sư phạm đối với HS; chuyện nội bộ
mất đoàn kết, bè phái, dẫn đến nói xấu nhau trong các cuộc họp hội
đồng sư phạm nhà trường diễn ra thường xuyên.
Trao
đổi với chúng tôi về những vấn đề trên, bà Trần Thị Thanh thừa nhận,
“chuyện phe này phe kia là có thật, nhưng đã hình thành từ lâu. Tôi
mới về một thời gian ngắn nên không thể dung hòa mọi vấn đề. Để giải
quyết bất ổn thì phải có thời gian. Nói bao che là không chính xác”.
Được biết cô Thanh về làm Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Văn Linh từ
tháng 7/2013.
Minh
Nhật
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen