Thụy My
Các hoạt động tìm kiếm chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines
hôm nay 28/03/2014 lại tiếp tục trong một khu vực đã được thay đổi, vì theo các
tính toán mới, chiếc máy bay do hết nhiên liệu đã bị rơi xuống Ấn Độ Dương sớm
hơn do dự đoán trước đây. Một vệ tinh Nhật đã phát hiện khoảng 10 vật thể trôi
nổi gần vùng mà các vệ tinh khác đã chụp được.
Sau khi đã tạm ngưng hôm qua do thời tiết xấu, hôm nay mười
chiếc máy bay đã lên đường hướng về một khu vực cách vùng tìm kiếm lâu nay 1.100
km về phía đông bắc. Khu vực tìm kiếm mới trải rộng trên một diện tích 319.000
km2, cách Perth khoảng 1.850 km, gần đất liền hơn. Các máy bay có thể thay phiên
hoạt động và điều kiện thời tiết cũng khá thuận tiện.
Cơ quan An ninh Hàng hải Úc (AMSA) cho biết: « Những thông tin mới mà chúng tôi có được dựa trên phân tích các dữ liệu radar giữa Biển Đông và eo biển Malacca ». Theo đó, chiếc phi cơ bay nhanh hơn ước đoán và tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn, nên quãng đường bay được ngắn hơn.
Hôm 8/3, chuyến bay MH370 khởi hành từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh. Không rõ vì lý do gì, máy bay đã thay đổi lộ trình quay về hướng tây, bay qua bán đảo Malaysia hướng về eo biển Malacca, và radar bị mất dấu từ đó. Tuy vậy nhờ các vệ tinh người ta biết được chiếc phi cơ này còn tiếp tục bay nhiều giờ về Ấn Độ Dương. Đến ngày 25/3, Malaysia chính thức thông báo chuyến bay MH370 « đã bị rơi ở nam Ấn Độ Dương », nhưng đến nay không có bằng chứng cụ thể nào.
Việc phân tích các dữ liệu radar do ê-kíp điều tra quốc tế phối hợp tại Malaysia tiến hành, ngày càng cụ thể hơn. Theo Cơ quan An toàn Giao thông Úc (ATSB), « đây là hướng đáng tin cậy nhất để xác định vị trí các mảnh vỡ ».
Từ khi chuyến bay MH370 chở theo 239 người bị mất tích, hàng trăm vật thể trôi nổi đã được vệ tinh phát hiện tại nam Ấn Độ Dương. Trong hai ngày vừa qua, Thái Lan và Nhật Bản loan báo nhận thấy tổng cộng trên 300 vật thể, lớn nhất là 15 m.
Nguồn tin từ chính phủ Nhật hôm nay cho biết, khoảng 10 vật thể nổi do vệ tinh Nhật Bản phát hiện « rất có thể » là của MH370. Chính quyền Nhật đã chuyển thông tin cho chính phủ Malaysia nhưng không giao các hình ảnh « vì lý do bảo mật và an ninh ».
Chưa có mảnh vỡ nào được các tàu đi qua khu vực này vớt được, như vậy khó thể khẳng định là từ chiếc Boeing. Tuy nhiên do giao thông hàng hải tại nam Ấn Độ Dương thưa thớt, ít có rác rưởi nên cũng rất có thể là các mảnh của máy bay.
Chuyến bay MH370 mất tích đã gần ba tuần, các nhà điều tra phải chạy đua với thời gian vì các hộp đen chỉ có thể phát tín hiệu trong vòng 30 ngày. Hải quân Mỹ đã gởi đến thiết bị dò tìm hộp đen có thể phát hiện các tín hiệu ở độ sâu 6.000 m nước.
Tom Moneymaker, nhà đại dương học của Đệ thất hạm đội nhấn mạnh, trước khi triển khai « điều cốt yếu là tiếp tục tìm kiếm các mảnh vỡ để có thể tính toán sức gió, dòng chảy và tình trạng biển lùi về ngày 8/3, xác định vị trí của MH370 lúc máy bay rơi xuống biển ».
Cơ quan An ninh Hàng hải Úc (AMSA) cho biết: « Những thông tin mới mà chúng tôi có được dựa trên phân tích các dữ liệu radar giữa Biển Đông và eo biển Malacca ». Theo đó, chiếc phi cơ bay nhanh hơn ước đoán và tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn, nên quãng đường bay được ngắn hơn.
Hôm 8/3, chuyến bay MH370 khởi hành từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh. Không rõ vì lý do gì, máy bay đã thay đổi lộ trình quay về hướng tây, bay qua bán đảo Malaysia hướng về eo biển Malacca, và radar bị mất dấu từ đó. Tuy vậy nhờ các vệ tinh người ta biết được chiếc phi cơ này còn tiếp tục bay nhiều giờ về Ấn Độ Dương. Đến ngày 25/3, Malaysia chính thức thông báo chuyến bay MH370 « đã bị rơi ở nam Ấn Độ Dương », nhưng đến nay không có bằng chứng cụ thể nào.
Việc phân tích các dữ liệu radar do ê-kíp điều tra quốc tế phối hợp tại Malaysia tiến hành, ngày càng cụ thể hơn. Theo Cơ quan An toàn Giao thông Úc (ATSB), « đây là hướng đáng tin cậy nhất để xác định vị trí các mảnh vỡ ».
Từ khi chuyến bay MH370 chở theo 239 người bị mất tích, hàng trăm vật thể trôi nổi đã được vệ tinh phát hiện tại nam Ấn Độ Dương. Trong hai ngày vừa qua, Thái Lan và Nhật Bản loan báo nhận thấy tổng cộng trên 300 vật thể, lớn nhất là 15 m.
Nguồn tin từ chính phủ Nhật hôm nay cho biết, khoảng 10 vật thể nổi do vệ tinh Nhật Bản phát hiện « rất có thể » là của MH370. Chính quyền Nhật đã chuyển thông tin cho chính phủ Malaysia nhưng không giao các hình ảnh « vì lý do bảo mật và an ninh ».
Chưa có mảnh vỡ nào được các tàu đi qua khu vực này vớt được, như vậy khó thể khẳng định là từ chiếc Boeing. Tuy nhiên do giao thông hàng hải tại nam Ấn Độ Dương thưa thớt, ít có rác rưởi nên cũng rất có thể là các mảnh của máy bay.
Chuyến bay MH370 mất tích đã gần ba tuần, các nhà điều tra phải chạy đua với thời gian vì các hộp đen chỉ có thể phát tín hiệu trong vòng 30 ngày. Hải quân Mỹ đã gởi đến thiết bị dò tìm hộp đen có thể phát hiện các tín hiệu ở độ sâu 6.000 m nước.
Tom Moneymaker, nhà đại dương học của Đệ thất hạm đội nhấn mạnh, trước khi triển khai « điều cốt yếu là tiếp tục tìm kiếm các mảnh vỡ để có thể tính toán sức gió, dòng chảy và tình trạng biển lùi về ngày 8/3, xác định vị trí của MH370 lúc máy bay rơi xuống biển ».
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen