Đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ vừa đến căn cứ
Darwin của Úc ngày 04/04/2012.
REUTERS/Australian Department of
Defence
Trọng Nghĩa
Vào đầu tháng 4/2014, lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ đồn trú
tại căn cứ Darwin, miền Bắc Úc, sẽ lên đến 1150 quân, thay vì 250 như hiện nay.
Quyết định tăng cường quân số tại Úc đã được lực lượng thiện chiến nhất của quân
đội Mỹ cho biết ngày 24/03/2014.
Theo bản thông cáo, con số gần 1000 lính Thủy quân lục chiến đó
hiện đóng quân tại căn cứ Camp Pendleton (tiểu bang California). Số này sẽ được
triển khai tại Úc vào đầu tháng Tư. Trước mắt, bốn máy bay trực thăng hạng nặng
CH-53E Sea Stallion cùng với khoảng 100 người lo việc vận hành và bảo trì các
phương tiện này đang được cấp tốc đưa sang Úc.
Lực lượng Mỹ được phái đến Darwin, nằm trong kế hoạch triển khai tổng cộng 2.500 thủy quân lục chiến tại Úc từ nay cho đến những năm 2016-2017. Việc bố trí lực lượng Mỹ tại miền Bắc Úc là một thành tố trong chiến lược gọi là « xoay trục » của Mỹ qua vùng Châu Á-Thái Bình Dương.
Bản thông báo trích dẫn Đại tá Brad Bartlett, một phát ngôn viên của Thủy quân lục chiến Mỹ, xác định rằng quyết định tăng cường quân số tại Darwin là « một bằng chứng cụ thể cho thấy quyết tâm của Hoa Kỳ tiếp tục dấn thân bên cạnh liên minh Mỹ-Úc và vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Lực lượng Mỹ góp phần cải thiện hợp tác về an ninh, nâng cao năng lực đối phó với thiên tai và khả năng tương tác giữa hai quân đội, đồng thời cho phép quân đội Mỹ tập luyện cùng với các đối tác trong khu vực ».
Chính Tổng thống Mỹ Barack Obama đã loan báo chiến dịch triển khai Thủy quân lục chiến Mỹ tại Úc vào cuối năm 2011. Trong khuôn khổ chiến lược xoay trục của Hoa Kỳ, hợp tác quân sự Mỹ-Úc đã được tăng cường đáng kể.
Đến tháng 11 năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vào thời đó là ông Leon Panetta đã xác nhận việc đặt trên đất Úc một kính thiên văn không gian và một hệ thống radar cực mạnh phép quân đội Hoa Kỳ giám sát chặt chẽ các mảnh vỡ trên không gian cũng như các vụ phóng tên lửa của Trung Quốc.
Chính quyền của Tổng thống Obama đã chọn vùng Châu Á-Thái Bình Dương là trung tâm của chiến lược được gọi là « xoay trục » hay « tái cân bằng lực lượng » , nhằm tăng cường uy lực ngoại giao và quân sự của Mỹ trong khu vực được đánh giá là động lực tăng trưởng toàn cầu trong thời gian tới đây
Lực lượng Mỹ được phái đến Darwin, nằm trong kế hoạch triển khai tổng cộng 2.500 thủy quân lục chiến tại Úc từ nay cho đến những năm 2016-2017. Việc bố trí lực lượng Mỹ tại miền Bắc Úc là một thành tố trong chiến lược gọi là « xoay trục » của Mỹ qua vùng Châu Á-Thái Bình Dương.
Bản thông báo trích dẫn Đại tá Brad Bartlett, một phát ngôn viên của Thủy quân lục chiến Mỹ, xác định rằng quyết định tăng cường quân số tại Darwin là « một bằng chứng cụ thể cho thấy quyết tâm của Hoa Kỳ tiếp tục dấn thân bên cạnh liên minh Mỹ-Úc và vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Lực lượng Mỹ góp phần cải thiện hợp tác về an ninh, nâng cao năng lực đối phó với thiên tai và khả năng tương tác giữa hai quân đội, đồng thời cho phép quân đội Mỹ tập luyện cùng với các đối tác trong khu vực ».
Chính Tổng thống Mỹ Barack Obama đã loan báo chiến dịch triển khai Thủy quân lục chiến Mỹ tại Úc vào cuối năm 2011. Trong khuôn khổ chiến lược xoay trục của Hoa Kỳ, hợp tác quân sự Mỹ-Úc đã được tăng cường đáng kể.
Đến tháng 11 năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vào thời đó là ông Leon Panetta đã xác nhận việc đặt trên đất Úc một kính thiên văn không gian và một hệ thống radar cực mạnh phép quân đội Hoa Kỳ giám sát chặt chẽ các mảnh vỡ trên không gian cũng như các vụ phóng tên lửa của Trung Quốc.
Chính quyền của Tổng thống Obama đã chọn vùng Châu Á-Thái Bình Dương là trung tâm của chiến lược được gọi là « xoay trục » hay « tái cân bằng lực lượng » , nhằm tăng cường uy lực ngoại giao và quân sự của Mỹ trong khu vực được đánh giá là động lực tăng trưởng toàn cầu trong thời gian tới đây
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen