Quốc Hội
Lien Bang Đức
Ủy ban Kiến
nghị
Chủ tịch
Berlin, ngày
18 tháng 02 năm 2014
Kính thưa TS Nguyễn,
Quốc Hội Liên Bang đã tư vấn kiến nghị của ông và vào ngày
13/02/2014 đã quyết định như sau:
Kiến nghị được chuyển
đến Chính phủ Liên bang, Bộ Ngoại giao Liên bang.
Khuyến nghị của Ủy ban Kiến nghị (BT-Drucksache 18/392) được
đính kèm.
Với quyết định này của Quốc hội Liên Bang Đức, thủ tục kiến
nghị (của ông ) do đó được kết thúc.
Kính chào
Kersten
Steinke, Dân biểu Quốc hội Liên bang Đức
Chủ tịch Ủy
ban Kiến nghị
---****----
Quyết định Khuyến nghị.
Kiến nghị được
chuyển đến chính phủ liên bang, Bộ Ngoại giao .
Lý do
Người gửi
khiến nghị muốn đạt được việc
trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị và tôn giáo tại Việt Nam, đồng thời
các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận và tự do tôn giáo được tôn trọng tại
Việt Nam.
Người gửi kiến
nghị phê bình vô số vi phạm nhân quyền và nêu danh tánh nhiều công dân Việt Nam
bị kết án bởi tội hình sự. Một phần pháp luật Việt Nam vi phạm luật pháp quốc tế,
mặc dù Việt Nam là thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ và ký kết nhiều hiệp ước
quốc tế. Những người bất đồng chính kiến, các nhà phê phán chế độ, các nhà
lãnh đạo tôn giáo độc lập và công đoàn độc lập bị theo dõi, bắt bớ. Người gửi
kiến nghị mong muốn được sự hỗ trợ của Cộng hòa Liên bang Đức.
Ủy ban Kiến
nghị còn nhận được bốn kiến nghị khác với cùng mối quan tâm, bốn kiến nghị trên
được cùng xử lý với kiến nghị này. Mong các thành viên gửi kiến nghị thông cảm,
có thể tất cả các vấn đề được nêu trong kiến nghị không được liệt kê chi tiết
(trong bản khuyến nghị này.
Ủy ban Kiến
nghị trong chức năng kiểm tra của quốc hội yêu cầu chính phủ liên bang đưa nhận
định về vấn đề này. Sự kiểm tra của quốc hội có kết quả như sau:
Là quốc gia đã
ký kết „Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị“ Việt Nam buộc phải
thực thi nhân quyền trước quốc tế. Nghĩa vụ này Việt Nam thi hành không đầy đủ với
công dân của mình. Mặc dù việc phê bình, chỉ trích đảng và chính phủ ngày nay trong
đời sống cá nhân có thể không gây nguy cơ lớn lao cho bản thân người phê phán. Nhưng
ngoài công cộng, những phát biểu ý kiến có tính cách chống lại Đảng Cộng sản và
tầng lớp lãnh đạo chính trị bị ngăn cản và bị truy tố vi phạm tội hình sự. Như
bản kiến nghị đã trình bày, chính phủ tiến hành đàn áp phe đối lập mạnh mẽ. Với
sự đàn áp này họ ngăn chặn sự phát triển đạt được một phong trào đối lập thực sự.
Nhiều nhà đối lập , blogger và nhiều nhà báo đã bị bắt trong những năm gần đây
. Họ bị kết án nhiều năm tù giam với những tội danh „chính trị“ khác nhau như „tuyên
truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam“ và „lạm dụng quyền tự
do dân chủ“. Dựa trên báo cáo của Chính phủ Liên bang Đức, Ủy ban Kiến nghị nhận
thấy rằng các thủ tục nêu trên (của nhà nước Việt Nam) không đáp ứng được tiêu
chuẩn của quốc gia pháp trị. Tất cả các phương tiện truyền thông đều thuộc về
nhà nước và chịu sự kiểm soát kỹ lưỡng. Những trang web Việt Nam khó chịu bị ngăn
chặn bởi hệ thống gạn lọc. Qua đó, phát sinh sự can thiệp tùy tiện vào đời sống
cá nhân của những người (bị nghi ngờ) bất đồng chính kiến. Việc hành đạo
trong phạm vi đời sống cá nhân có thể không bị cản trở, nhưng ở lãnh vực cộng đồng,
các tôn giáo phải chịu những ràng buộc về
đăng ký và chịu kiểm soát. Chính phủ liên bang (Đức) cho biết rằng Nhà nước (Việt
Nam) giữ quyền kiểm soát tất cả các cộng đồng tôn giáo để cản trở không cho phát
sinh những trung tâm quyền lực khác với đảng.
Nước Đức cộng
tác song phương (với Việt Nam) cũng như kết hợp với Liên minh châu Âu và các quốc
gia khác thành viên EU nhằm cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Kể từ
đầu năm 2001 , EU có một cuộc đối thoại nhân quyền với Việt Nam. Trong những
năm qua, EU đã đưa nhiều đòi hỏi chính phủ (Việt Nam) trả tự do cho tất cả các
người hoạt động chính trị ôn hoà, đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền
quốc tế.
Vào tháng Tư
năm 2009, một chương trình làm việc được thoả thuận giữa Đức và Việt Nam nhằm đối
thoại về mặt pháp lý. Chưong trình này cũng nhằm giải quyết các câu hỏi về nhân
quyền, đặc biệt là việc thực hiện các hiệp ước quốc tế. Các điểm trọng yếu khác
(của chương trình) như các câu hỏi về luật tố tụng hình sự, thủ tục ban hành luật
của quốc gia pháp trị, tiếp tục đào tạo thẩm phán, chánh án, biện lý (công tố
viên), luật sư cũng được đề cập. Cộng hòa Liên bang Đức đã đề cập vấn đề nhân
quyền trong cuộc đàm phán thượng đỉnh song phương và đã đưa (cho chính phủ Việt
Nam) danh sách những cá nhân mà (chính phủ Đức) muốn can thiệp. Bà Thủ tướng đã
đề cập một cách rõ ràng về vấn đề nhân quyền trong cái gọi là „Tuyên bố Hà Nội“
nhân chuyến công du (Việt Nam) ngày 11/10/2011.
Ủy ban Kiến
nghị tin rằng để cải tiến hơn nữa tình trạng nhân quyền công việc cần thiết là cải
tiến các quyền chính trị và dân sự. Sự
việc này, cũng liên quan đặc biệt đến các đến vấn đề được bản kiến nghị nêu là
tự do báo chí và tự do ngôn luận. Qua đó, Ủy ban Kiến nghị đề nghị chuyển kiến
nghị này đến Chính phủ Liên bang - Bộ Ngoại giao Liên bang (AA) - để hỗ trợ tiến
trình này.
(người dịch:
Nguyễn Ngọc Hùng)
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen