Facebooker
Người Xứ Bố Sơn
Kỳ I: Nhà
máy Alumina Tân Rai (Lâm Đồng): Những quả bom đã được kích
hoạt
Như hầu hết mọi người
đã biết, dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên là một loạt các dự án khai thác
mỏ bô
xít ở khu vực Tây
Nguyên, Việt
Nam. Dự án này đã gây ra nhiều ý kiến tranh cãi khác
nhau trong dư luận, báo chí, Quốc
hội. Hiện nay, Tập đoàn Công nghiệp
Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã và đang tiến
hành triển khai thăm dò, đầu tư khai thác bô-xít,
luyện alumina tại Tân Rai (huyện
Bảo Lâm – tỉnh Lâm Đồng).
Trong những năm qua,
từ khi các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên được đưa lên mặt giấy đến nay,
hàng loạt những ý kiến tranh cãi xoay quanh vấn
đề an
ninh, quốc
phòng, hiệu quả kinh tế, hậu quả xã hội, tác động đối
với môi trường sinh
thái, công nghệ Trung
Quốc lạc hậu, việc sử
dụng lao động phổ
thông Trung Quốc tại khu vực Tây Nguyên trái với Luật lao
động Việt Nam.
Bao giờ
cũng vậy, chỉ khi tận mắt chứng kiến thì mới có thể đánh giá một sự vật, hiện
tượng trung thực và khách quan được. Tôi có dịp chứng kiến một trường hợp ngay
trong chuyến khảo sát thực địa vừa qua tại Tây Nguyên.
Tổng quan
dự án bôxit Tân Rai
Dự án bôxit Tân Rai
được triển khai xây dựng tại huyện Bảo
Lâm – Lâm
Đồng – Việt
Nam. Từ ngày 18 tháng 11 năm 2008 tới nay, nhà thầu
Chalieco (Trung Quốc) đã cơ bản hoàn thành cơ sở hạ tầng nhà máy bôxit Tân
Rai.
Một góc nhà máy Bôxit Tân Rai (Lâm Đồng – Việt
Nam)
Nhiều vấn đề vẫn đang được tranh cãi gay gắt xoay quanh dự án này dù nhà máy Bôxit Tân Rai đã đi vào hoạt động mấy năm gần đây. Bài viết này chỉ đề cập tới hai vấn đề chính: tác động đối với môi trường sinh thái và công nghệTrung Quốc lạc hậu.
Tác động tới môi trường sinh thái
Khi đi tới gần khu vực nhà máy chính sản xuất Alumina Tân Rai, ai cũng có thể ngửi được mùi trứng thối nồng nặc. Ông P.T.T. là bí thư xóm gần kề nhà máy cho hay: “Các chú có thể tự mình ngửi được cái mùi hôi thối mà chúng tôi phải chịu từ lúc nhà máy Bôxit bắt đầu hoạt động. Dân chúng tôi khổ lắm, giờ chỉ mong Nhà nước thu hồi luôn để chúng tôi đi luôn cho con cháu được nhờ. Chứ ở thế này sớm muộn bệnh tật cũng tới các chú ạ”.
Hỏi những chuyện đời thường xung quanh nhà máy Bôxit Tân Rai, ông đảng viên 30 năm tuổi đảng CSVN bức xúc khi nói hết từ quá trình hiện hữu của dự án này tới nay: “Đầu tiên khi giải phóng mặt bằng, các quan chức ăn bớt hết tiền của dân bị lôi ra toà. Thế nhưng chẳng hiểu sao số tiền bị cắt xén đó cũng chẳng quay lại với dân mà đi đâu chẳng biết. Người Trung Quốc đi lại sinh sống như những người dân địa phương, nạn mại dâm bùng phát. Khi nhà máy đi vào hoạt động thì cái mùi trứng thối bao quanh chúng tôi ngày đêm”.
Công nghệ Trung Quốc lạc hậu
Lâu nay, nhiều luồng dư luận chỉ tập trung quan tâm vào mối nguy hiểm của hố bùn đỏ mà quá trình tinh chế alumina thải ra. Thế nhưng mối nguy hại đó hiện nay thực sự chưa lớn bằng hàng chục chiếc lò than hoá khí rỉ sét đang được sử dụng trong nhà máy Bôxit Tân Rai.
Trước đây khi vấn đề về công nghệ lạc hậu của Trung Quốc được đặt ra, nhiều nhà phân tích nhận định không sai vì hiện tại theo một công nhân ở Tổ Sửa chữa bảo trì - nhà máy Bôxit Tân Rai cho biết: “Máy chẳng biết thế nào mà thường xuyên hư hỏng, tụi anh phải chạy đôn chạy đáo mới kịp sửa chữa các lỗi mà ở hầu hết các công đoạn sản xuất đều có trục trặc”.
Trong nhà máy Bôxit Tân Rai, tổng cộng có 12 lò than hoá khí, thế nhưng hiện nay 1 lò đã gần như hỏng hẳn, 11 lò vẫn đang hoạt động. Trong cuộc trò chuyện với một công nhân làm việc ngay trong lò than hoá khí anh bày tỏ lo ngại về sức khoẻ của mình vì không có đồ bảo hộ lao động, tai nạn thường xuyên xảy ra.
Khi được hỏi về mối nguy hại lớn nhất trong nhà máy Bôxit Tân Rai thì anh cho biết: “Mình làm việc ở đây đã được gần 3 năm rồi, mình nghĩ rằng vấn đề hố bùn đỏ tới giờ vẫn chưa đáng lo ngại lắm. Trước mắt mình nghĩ hiện nguy hiểm nhất vẫn là nguy cơ sự cố ở lò than hoá khí. Nếu vô tình mất điện, trong 5 phút mà công nhân trực lò xử lý không kịp sự cố lò thì lò sẽ nổ. Nói cậu đừng cười chứ, bọn mình đi trực toàn ngủ gật không à. Nếu một lò nổ thì 10 lò còn lại sẽ nổ, cứ dây chuyền như thế thì không chỉ nhà máy Bôxit Tân Rai tan tành mà là cả một khu vực rộng lớn sẽ không còn gì. Cứ tưởng tượng một bình ga nổ thôi đã làm sập căn nhà hai tầng, 11 lò, mỗi lò to bằng cái container thì sức nổ của nó lớn thế nào. Ghê gớm lắm”.
Tiếp lời anh công nhân cho biết thêm: “Những lò
khí hoá than trước khi được lắp đặt trong nhà máy đã bị sét rỉ hết rồi, chỉ sơn
lại nên nhìn mới thế thôi. Chứ nổ lúc nào không lường được đâu”.
Còn về hố bùn đỏ, anh này cho biết: “Bùn đỏ khi đã được
lắng đọng khô thì có hàng loạt xe container tới chở hết đi đâu không rõ. Nghe
nói là đưa đi xử lý”.
Câu hỏi được đặt
ra là số bùn đỏ khô chứa vô vàn chất phóng xạ và kiềm gây nguy hại vô cùng cho
sức khoẻ của người dân được các xe container chở đi đâu?
Hiện tại, khu
nhà máy Bôxit Tân Rai vẫn được bảo vệ nghiêm ngặt nên những bức hình này rất khó
khăn mới ghi lại được.
Những dấu hỏi lớn được đặt ra khi Báo cáo của
Chính phủ một đường nhưng thực thi lại một nẻo với những sự mập mờ nguy hại tới
dân tộc.
Chúng tôi sẽ tiếp tục Kỳ 2 về các mối nguy hại từ
dự án Nhà máy sản xuất Alumina từ Bôxit ở Nhân Cơ (Đăk – Nông). Xin mời quý vị
đón đọc.
N.X.B.S.
Tác giả gửi trực tiếp
cho BVN
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen