Đô đốc Harry Harris Jr, Tư lệnh Hạm đội Thái
Bình Dương - REUTERS /Edgar Su
Trọng Nghĩa
Phải chăng là chính sách xoay trục của Mỹ qua Châu Á đang tăng
tốc độ, với Philippines được chọn làm trọng tâm trên địa bàn Đông Nam Á ? Câu
trả lời sẽ là « Đúng vậy ! » nếu căn cứ vào các động thái của Hoa Kỳ trong một
vài tháng qua, trực tiếp hay gián tiếp ủng hộ Philippines trong cuộc đấu tranh
chống lại các hành vi lấn lướt của Trung Quốc tại Biển Đông.
Sự kiện mới nhất theo chiều hướng này là tuyên bố nhắc lại cam
kết bảo vệ Philippines vào hôm qua, 24/02/2014 của Đô đốc Harry Harris Jr, Tư
lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ. Trong buổi hội đàm với Tư lệnh Lực lượng Vũ
trang Philippines, Tướng Emmanuel Bautista và Tư lệnh Hải quân Philippines Jose
Luis Alano, Đô đốc Harris Jr. đã xác định rằng nước Mỹ sẽ thực hiện các nghĩa vụ
của mình được ghi trong Hiệp ước Phòng thủ Hỗ tương Mỹ-Phi năm 1951.
Lời cam kết của vị Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ được đưa ra một vài hôm sau một lời hứa tương tự của Đô đốc Jonathan Greenert, Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ. Theo các nguồn tin báo chí Philippines, Đô đốc Greenert đã xác nhận trong một cuộc thảo luận tại Manila rằng Hiệp ước Phòng thủ Hỗ tương Mỹ-Philippines sẽ được áp dụng trong trường hợp Trung Quốc xâm chiếm đảo Pagasa – tức là đảo Thị Tứ - ở vùng quần đảo Trường Sa, một hòn đảo đang do Philippines trấn giữ, nhưng đang bị Trung Quốc đe dọa.
Theo giới quan sát, các tuyên bố liên tiếp trên đây rõ ràng đã thể hiện một chuyển đổi đáng kể trong quan điểm của Mỹ đối với cuộc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông giữa Manila và Bắc Kinh. Trong thời gian qua, dù phải nhắc đến hiệp định phòng thủ Mỹ-Philippines, nhưng các quan chức Mỹ luôn luôn tỏ thái độ thận trọng khi đề cập đến phạm vi áp dụng của hiệp định này.
Một chuyển biến thứ hai liên quan đến vụ Philippines kiện đường lưỡi bò của Trung Quốc trên Biển Đông ra trước tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc. Cho đến gần đây, dù đã có nhiều dân biểu, Thượng nghị sĩ Mỹ bày tỏ hậu thuẫn của họ đối với hành động có thể gọi là « vuốt râu hùm » của Manila, nhưng các giới chức chính quyền Mỹ hầu như không lên tiếng chính thức.
Tình hình lúc này đã khác. Trả lời phỏng vấn của nhật báo Philippines Star, Đô đốc Harris chẳng hạn đã không ngần ngại hoan nghênh việc chính phủ Philippines nhờ đến quốc tế để phân xử tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc, xem đấy là hành động xứng đáng với một đất nước đã trưởng thành.
Phát biểu của vị Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đi theo chiều hướng các nhận định công khai ủng hộ vụ kiện của Philippines đến từ các lãnh đạo ngành ngoại giao Mỹ trong những ngày gần đây.
Trong cuộc điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ hôm 05/02 vừa qua, ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Châu Á Thái Bình Dương đã nêu đích danh Philippines để xác định là nước Mỹ : « Hoàn toàn ủng hộ quyền của các bên tranh chấp được viện đến những cơ chế giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Philippines đã dùng đến quyền này vào năm ngoái khi nộp đơn yêu cầu trọng tài trong khuôn khổ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ».
Theo các nhà phân tích, tuyên bố của ông Russel là một hậu thuẫn mạnh mẽ nhất của Hoa Kỳ từ trước đến nay được dành cho quyết định của Philippines kiện Trung Quốc ra trước Liên Hiệp Quốc vào tháng Giêng năm ngoái.
Hậu thuẫn của Hoa Kỳ đối với Philippines trên hồ sơ tranh chấp Biển Đông không chỉ được thể hiện một cách trực tiếp như kể trên, mà còn biểu thị qua lập trường cứng rắn hẳn lên của Washington đối với Bắc Kinh.
Từ nhiều tháng nay, Mỹ không ngớt cảnh cáo Trung Quốc là không nên thiết lập vùng phòng không trên Biển Đông, và không ngần ngại đả kích tính chất phi pháp của đường lưỡi bò mà Bắc Kinh dùng để xác định chủ quyền của họ trên hầu như toàn bộ Biển Đông.
Lời cam kết của vị Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ được đưa ra một vài hôm sau một lời hứa tương tự của Đô đốc Jonathan Greenert, Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ. Theo các nguồn tin báo chí Philippines, Đô đốc Greenert đã xác nhận trong một cuộc thảo luận tại Manila rằng Hiệp ước Phòng thủ Hỗ tương Mỹ-Philippines sẽ được áp dụng trong trường hợp Trung Quốc xâm chiếm đảo Pagasa – tức là đảo Thị Tứ - ở vùng quần đảo Trường Sa, một hòn đảo đang do Philippines trấn giữ, nhưng đang bị Trung Quốc đe dọa.
Theo giới quan sát, các tuyên bố liên tiếp trên đây rõ ràng đã thể hiện một chuyển đổi đáng kể trong quan điểm của Mỹ đối với cuộc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông giữa Manila và Bắc Kinh. Trong thời gian qua, dù phải nhắc đến hiệp định phòng thủ Mỹ-Philippines, nhưng các quan chức Mỹ luôn luôn tỏ thái độ thận trọng khi đề cập đến phạm vi áp dụng của hiệp định này.
Một chuyển biến thứ hai liên quan đến vụ Philippines kiện đường lưỡi bò của Trung Quốc trên Biển Đông ra trước tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc. Cho đến gần đây, dù đã có nhiều dân biểu, Thượng nghị sĩ Mỹ bày tỏ hậu thuẫn của họ đối với hành động có thể gọi là « vuốt râu hùm » của Manila, nhưng các giới chức chính quyền Mỹ hầu như không lên tiếng chính thức.
Tình hình lúc này đã khác. Trả lời phỏng vấn của nhật báo Philippines Star, Đô đốc Harris chẳng hạn đã không ngần ngại hoan nghênh việc chính phủ Philippines nhờ đến quốc tế để phân xử tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc, xem đấy là hành động xứng đáng với một đất nước đã trưởng thành.
Phát biểu của vị Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đi theo chiều hướng các nhận định công khai ủng hộ vụ kiện của Philippines đến từ các lãnh đạo ngành ngoại giao Mỹ trong những ngày gần đây.
Trong cuộc điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ hôm 05/02 vừa qua, ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Châu Á Thái Bình Dương đã nêu đích danh Philippines để xác định là nước Mỹ : « Hoàn toàn ủng hộ quyền của các bên tranh chấp được viện đến những cơ chế giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Philippines đã dùng đến quyền này vào năm ngoái khi nộp đơn yêu cầu trọng tài trong khuôn khổ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ».
Theo các nhà phân tích, tuyên bố của ông Russel là một hậu thuẫn mạnh mẽ nhất của Hoa Kỳ từ trước đến nay được dành cho quyết định của Philippines kiện Trung Quốc ra trước Liên Hiệp Quốc vào tháng Giêng năm ngoái.
Hậu thuẫn của Hoa Kỳ đối với Philippines trên hồ sơ tranh chấp Biển Đông không chỉ được thể hiện một cách trực tiếp như kể trên, mà còn biểu thị qua lập trường cứng rắn hẳn lên của Washington đối với Bắc Kinh.
Từ nhiều tháng nay, Mỹ không ngớt cảnh cáo Trung Quốc là không nên thiết lập vùng phòng không trên Biển Đông, và không ngần ngại đả kích tính chất phi pháp của đường lưỡi bò mà Bắc Kinh dùng để xác định chủ quyền của họ trên hầu như toàn bộ Biển Đông.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen