Freitag, 24. Januar 2014

VNCH Càng Được Mến Mộ



VNCH Càng Được Mến Mộ
(01/22/2014) (Xem: 161)
Tác giả : Vi Anh
Sự kiện lịch sử là chân lý, dù Thượng Đế cũng không thể thay đổi được. Điều này có thể thấy rất rõ qua hành động và lời nói của người dân Việt trong ngoài nước cũng như thông tin, nghị luận của truyền thông đại chúng quốc tế, Pháp như RFI, Mỹ, VOA, RFA, tôn vinh, ngưỡng mộ, tri ơn Hải Quân VNCH tử chiến với TC trong việc bảo vệ quần đảo Hoàng sa vào ngày 19 tháng 1, năm 1974. Và trên phương diện quốc gia rộng lớn hơn, Việt Nam Cộng Hòa, càng ngày, càng biết, càng tiếc, càng mến mộ VNCH.

Không những đồng bào Việt từ Sông Bến Hải trở vô Cà Mau sống trong chế độ Việt Nam Cộng Hoà, mà đồng bào Việt từ Bến Hải trở ra Ải Nam Quan, sống trong chế độ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa VN, tức VNCS, vẫn coi những sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ Hải Quân VNCH tử chiến với TC trong trận chiến Hoàng sa vào ngày 19 tháng 1 năm 1974 là những người dũng cảm, anh hùng vì dân chiến đấu, vì nước hy sinh, đúng với huy hiệu của Quân Lực VNCH, Trách Nhiệm, Danh Dư, Tổ Quốc như người Miền Bắc tôn kính gọi là những người “quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”.

Theo nhận định của những nhà quan sát và phân tích ngoại quốc, vô tư, trung trực thì năm 2014, là năm cao điểm người dân Việt tưởng niệm nhiều nhứt, đông nhứt, đa dạng, đa diện nhứt trận hải chiến Hoàng sa anh dũng của Hải Quân VNCH.

Nhớ không những năm nay mà nhiều năm qua, mỗi lần đến gần ngày 19/1 kỷ niệm Hoàng Sa, các đài phát thanh quốc tế có chương trình tiếng Việt như RFI của Pháp và RFA của Mỹ đều có nhắc lại trang sử bi hùng của quân lực VN Cộng Hoà tử chiến ở Hoàng sa năm 1974 và thường do liên kết ý nghĩ nhắc luôn quân đội VNCS năm 1988. Tiêu biểu như RFI có bài “Hải chiến Hoàng Sa 1974 trong ký ức một người lính biển” và Đài RFA với phóng sư “Ngày tưởng niệm trận hải chiến Việt Nam -Trung Quốc năm 1974”. Từ Saigon qua Đà nẵng và Hà nội, đến các cộng đồng người Việt ở hải ngoại, Mỹ, Pháp, Úc đều có tổ chức tưởng niệm.

Đặc biệt năm nay 2014, tại Đà Nẵng nhà cầm quyền VNCS, Sở Ngoại Vụ, Bảo Tàng Viện của tỉnh và thành phố và Uỷ Ban Nhân dân Huyện Hoàng sa cũng tổ chức, nhưng giờ chót vì một lý do nào đó xin lỗi huỷ bỏ chương trình thấp nến tưởng niệm tử sĩ VNCH tử chiến ở Hoàng sa.

Trên đây mới là chỉ điểm son tốt đẹp của một thành phần cấu tạo của VNCH, là Quân, vốn là thành phần thứ hai trong cơ cấu VNCH gồm Dân, Quân, Cán, Chính.

Người Việt lớn tuổi nhớ thời VNCH sống đễ làm sao, dù có chiến tranh. Chạy xích lô ở Saigon sáng cũng có thể ăn tô phở, chiều có thể lai ra chai bia Con Cọp. Giáo sư trung học lương trên năm sáu ngàn, ở Miển Tây Nam Việt, ở trọ, ăn cơm tháng khỏang 500$. “Nhớ thuở xưa ta sống một đời Dễ dàng, ăn thiệt chỉ làm chơi, Như dòng sông Hậu trôi mơ mộng, Như đất Miền Tây rộng thảnh thơi.Cái đúng cái sai đòi đủ thứ, Chuyện còn chuyện mất phú riêng trời. Nhiều sung sướng quá rồi không biết. Chừng biết vàng son đã hết thời.”

VNCH khai nguyên và tồn tại mấy chục năm tòan trong thời chiến tranh. Dân chủ, tự do của VNCH mới xây dựng và trong thời chiến. Thế nhưng người dân VNCH có tự do và dân chủ nhiều hơn đồng bào của mình ở ngòai Miền Bắc. VNCH trên thực tế và pháp lý, thực chất và thực sự có hiến pháp, có quốc hội, có đối lập, có tam quyền phân lập, hành pháp, lập pháp, tư pháp phân nhiệm và thực thi rõ ràng. Có lấn quyền, ủy quyền nhưng có tranh đấu, có sửa chữa để hiến pháp là đạo luật tối thượng của chánh quyền.

Trong xã hội có tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do cư trú, đi lại trong ngoài nước.

Có báo của tư nhân, có nghiệp đòan nhà báo, của công nhân, có biểu tình ủng hộ, biểu tinh chống chánh phủ.

Tổng Thống đệ nhứt VNCH đến Mỹ, lưỡng viện Quốc Hội họp rất long trọng, có đủ mặt chánh quyền Mỹ, ngoại giao đoàn dự khán để nghe tổng thống VN đọc diễn văn.

Dĩ nhiên tự do, dân chủ VNCH chưa tòan thiện, tòan mỹ, nhưng thực sự có và phát triễn ngày càng tốt đẹp hơn.

Không có cảnh chà đạp tự do, dân chủ một cách vô tội vạ như thời VNCS. Không có công an vừa đánh dân vừa dùng xã hội đen đánh dân, ngoài đường lẫn trong đồn, dân chết hay bị thương, mà chưa có một công an lớn nào bị trừng phạt đúng kỹ luật hay pháp luật.

VNCH có tham nhũng, hối lộ nhưng không trầm trọng hết thuốc chữa, biến thành quốc nạn như thời VNCS. Thế mà VNCH quyết liệt thành lập một cơ quan hiến định là Giám sát Viện để bài trừ.

Còn VNCS lớn ăn theo lớn, nhỏ ăn theo nhỏ đến đổi tổ chức Transparency International Minh Bạch Quốc Tế công bố nhiều năm liền VNCS đội số tham nhũng trên thế giới.

VNCH không có một vị tổng thống, thủ tướng, tướng lãnh, dân biểu nghị sĩ, bộ trưởng nào của VNCH di tản ra ngọai quốc có đủ tiền mua lâu đài, ráng lắm là mua một cái nhà cho gia đình ở thôi. Có tướng phải đi làm thợ sơn, nghị sĩ bán xăng, dân biểu đi cắt chỉ, sĩ quan, công chức đi cắt cỏ trong buổi ban đầu để nuối gia đình trong thời chân ướt chân ráo.

Trí thức VNCH không có đại nạn, phong trào bằng cấp giả “cao cấp” như mấy ngàn tiển sĩ “dỏm” trong chế độ VNCS bây giờ.

Tổng Thống VNCH, hai vị của thời đệ nhứt cộng hòa đạo đức hơn xa Ông Hồ chí Minh. Tinh thần nối chí tiền nhân Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, chống quân Tàu, gìn giữ giang sơn gấm vóc, hơn hẵn những người lãnh đạo Đảng Nhà Nước CS Bắc Việt. TT Nguyễn văn Thiệu khi Mỹ bắt tay được với TC, cúp viện trợ VNCH, thân cô thế cô cũng quyết gìn giữ đất nước ông bà để lại với trận tử chiến của Hải quân VNCH ngòai đảo Hòang sa năm 1974.

Trong khi đó suốt gần hai phần ba thế kỷ ở Miền Bắc và hơn một phần ba thế kỷ ờ Miền Nam, chưa bao giờ Đảng Nhà Nước VNCS cho phân quyền tam lập Hành Pháp, Lập Pháp, Tư Pháp gì. Đảng CS vẫn khư khư độc tài đảng trị tòan diện.

Còn Ông Hồ chí Minh là một người gian ác hơn Tào Tháo, làm gia nô cho CS Nga, Tàu, giết hại các lãnh tụ quốc gia, ám hại đồng chí có uy tín, giết phụ nữ sau khi chiếm được xác thịt. Các tài liệu của Liên xô, Pháp giải mật cho thấy mà kinh tởm.

Độ lùi thời gian khá đủ. 39 năm qua người Việt ở Bắc, ở Trung, ở Nam, ở hải ngọai, quốc tế Mỹ, Pháp, Anh, Úc càng biết càng tiếc, càng mến mộ Việt Nam Cộng Hòa./.(Vi Anh)

http://www.vietbao.com/D_1-2_2-66_4-219760_15-2/

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen