Trung Quốc bắt tàu cá nước ngoài phải xin phép khi vào Biển Đông
Bản đồ Biển Đông
Qua một hành động bị gọi là « leo thang » trong chiến lược độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc vừa loan báo hai quyết định song song : Tăng cường quyền hạn cảnh sát của họ tại vùng Biển Đông, và bắt buộc tàu đánh cá nước ngoài phải xin phép khi vào hoạt động bên trong vùng biển mà Bắc Kinh nhận là của mình. Quyết định do tỉnh Hải Nam ban hành - có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 - gây quan ngại vì bị đánh giá là một hành vi khiêu khích mới nhắm vào các láng giềng đang bị Trung Quốc tranh chấp chủ quyền tại khu vực Biển Đông.
Theo hãng thông tấn Mỹ AP, các quy định mới của Trung Quốc yêu cầu tàu thuyền
nước ngoài phải xin phép khi đi vào đánh bắt cá hoặc khảo sát trong vùng biển do
tỉnh Hải Nam quản lý. Được tỉnh này thông qua vào cuối tháng 11/2013, các quy
định mới chỉ nói chung chung là đơn xin phép phải được gởi đến các « ban
ngành có liên quan » của chính quyền Trung Quốc.
Một dấu hiệu cho thấy là Trung Quốc có thái độ ngày càng lấn lướt : Luật của họ cho phép tịch thu không chỉ sản lượng mà ngư dân nước ngoài đánh bắt được, cũng như thiết bị trên tàu bị chặn bắt, mà còn nâng mức tiền phạt người vi phạm lên thành 500.000 nhân dân tệ (tương đương với 83.000 đô la).
Vấn đề là trên nguyên tắc, tỉnh đảo Hải Nam lại là địa phương được Bắc Kinh trao quyền quản lý hầu như toàn bộ vùng Biển Đông mà Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền của họ, nằm bên trong tấm bản đồ hình lưỡi bò được chính thức công bố vào năm 2009.
Tính ra, vùng biển mà Trung Quốc muốn độc chiếm trải rộng trên hai triệu km vuông của vùng Biển Đông, bao gồm các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và một số nơi khác tranh chấp với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan. Đơn vị hành chánh trực tiếp « điều hành » Biển Đông là thành phố Tam Sa mà Bắc Kinh đặt trụ sở ngay trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, đã bị Trung Quốc chiếm đoạt từ tay Việt Nam vào năm 1974.
Như để phô trương uy lực dằn mặt các láng giềng, hôm 01/01/2014, vào đúng ngày các quy định kể trên có hiệu lực, chính quyền Tam Sa đã tổ chức một cuộc tập trận chung, huy động 14 chiếc tàu và 190 người thuộc các đơn vị biên phòng và các cơ quan thực thi pháp luật khác nhau.
Truyền thông Trung Quốc đã dẫn lời một quan chức cho biết cuộc tập trận đã xử lý một số kịch bản nhằm đối phó với tình « tàu cá nước ngoài vi phạm tràn lan » luật lệ của Trung Quốc.
Đối với hãng tin Mỹ AP, các quy định mới trên đây là một động thái mới nhằm áp đặt chủ quyền của Trung Quốc tại toàn bộ các vùng đang tranh chấp. Quyết định này đã nối tiếp theo thông báo cuối tháng 11/2013, áp đặt vùng phòng không mới trên Biển Hoa Đông, bao trùm lên vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật Bản.
Nếu tại Biển Đông, tàu đánh cá ngoại quốc đi vào bên trong đường lưỡi bò phải xin phép Trung Quốc, thì tại vùng Hoa Đông, máy bay nước ngoài khi đi qua khu vực vùng phòng không đó, cũng phải báo trước cho Bắc Kinh.
Đài Bắc phản đối, Manila và Hà Nội thận trọng
Không đầy 24 tiếng đồng hồ sau khi xuất hiện nguồn tin về việc tỉnh Hải Nam của Trung Quốc áp đặt các quy định bắt buộc tàu thuyền nước ngoài phải xin phép mới được vào hoạt động đánh cá trong vùng Biển Đông thuộc chủ quyền của Bắc Kinh, chính quyền Đài Loan vào hôm nay, 09/01/2014, tuyên bố bác bỏ ngay quyết định này.
Các nước ASEAN có tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc lại hết sức thận trọng : Philippines cho biết đang xác minh thông tin. Việt Nam cho đến chiều nay, vẫn hoàn toàn im lặng.
Theo Bộ Ngoại giao Đài Loan, chính quyền hải đảo này không công nhận quy định mới của Trung Quốc về đánh bắt cá ở Biển Đông, buộc tàu cá nước ngoài phải xin phép trước để có thể hoạt động trong khu vực.
Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đài Loan, bốn quần đảo trong vùng Biển Đông là lãnh thổ cố hữu của Trung Hoa Dân Quốc - tên chính thức của Đài Loan - về lịch sử , địa lý và luật pháp quốc tế, do đó : « Cộng hòa Trung Hoa (tức Đài Loan) không công nhận bất cứ động thái hoặc tuyên bố đơn phương của bất kỳ nước nào ».
Nhân dịp này, Bộ Ngoại giao Đài Loan cũng kêu gọi tất cả các nước có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông là phải tôn trọng luật pháp quốc tế và không nên có bất cứ hành động nào làm tổn hại đến hòa bình và ổn định trong khu vực.
Đài Loan cùng với 4 nước ASEAN là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei hiện đang tranh chấp một phần hay toàn bộ Biển Đông. Nếu Đài Loan đã có phản ứng nhanh chóng và cấp thời như kể trên, thì 4 nước ASEAN hầu như chưa thấy lên tiếng.
Nước Đông Nam Á đầu tiên và duy nhất có phản ứng trên vấn đề này là Philippines. Ngay tối ngày 08/01/2014, ông Raul Hernandez, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines cho biết là Manila đang kiểm chứng các thông tin về quy định đánh cá mới của Trung Quốc trên Biển Đông. Trong một tin nhắn trả lời báo chí nước này, ông Hernandez tiết lộ : « Chúng tôi đang xác minh thông tin với các đại sứ quán của Philippines tại Bắc Kinh và Hà Nội ».
Về phần Việt Nam, nước bị tác hại nặng nề nhất trong trường hợp Trung Quốc áp dụng nghiêm ngặt quy định vừa có hiệu lực, như thông lệ, không thấy Hà Nội có phản ứng chính thức.
Báo chí Việt Nam đã bắt đầu đưa tin về bước leo thang mới này, nhưng còn rất nhỏ giọt, cho dù như tờ Thanh Niên trên mạng đã nhận định : « Trung Quốc 'ra lệnh cấm phi lý trên Biển Đông' ».
Một dấu hiệu cho thấy là Trung Quốc có thái độ ngày càng lấn lướt : Luật của họ cho phép tịch thu không chỉ sản lượng mà ngư dân nước ngoài đánh bắt được, cũng như thiết bị trên tàu bị chặn bắt, mà còn nâng mức tiền phạt người vi phạm lên thành 500.000 nhân dân tệ (tương đương với 83.000 đô la).
Vấn đề là trên nguyên tắc, tỉnh đảo Hải Nam lại là địa phương được Bắc Kinh trao quyền quản lý hầu như toàn bộ vùng Biển Đông mà Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền của họ, nằm bên trong tấm bản đồ hình lưỡi bò được chính thức công bố vào năm 2009.
Tính ra, vùng biển mà Trung Quốc muốn độc chiếm trải rộng trên hai triệu km vuông của vùng Biển Đông, bao gồm các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và một số nơi khác tranh chấp với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan. Đơn vị hành chánh trực tiếp « điều hành » Biển Đông là thành phố Tam Sa mà Bắc Kinh đặt trụ sở ngay trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, đã bị Trung Quốc chiếm đoạt từ tay Việt Nam vào năm 1974.
Như để phô trương uy lực dằn mặt các láng giềng, hôm 01/01/2014, vào đúng ngày các quy định kể trên có hiệu lực, chính quyền Tam Sa đã tổ chức một cuộc tập trận chung, huy động 14 chiếc tàu và 190 người thuộc các đơn vị biên phòng và các cơ quan thực thi pháp luật khác nhau.
Truyền thông Trung Quốc đã dẫn lời một quan chức cho biết cuộc tập trận đã xử lý một số kịch bản nhằm đối phó với tình « tàu cá nước ngoài vi phạm tràn lan » luật lệ của Trung Quốc.
Đối với hãng tin Mỹ AP, các quy định mới trên đây là một động thái mới nhằm áp đặt chủ quyền của Trung Quốc tại toàn bộ các vùng đang tranh chấp. Quyết định này đã nối tiếp theo thông báo cuối tháng 11/2013, áp đặt vùng phòng không mới trên Biển Hoa Đông, bao trùm lên vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật Bản.
Nếu tại Biển Đông, tàu đánh cá ngoại quốc đi vào bên trong đường lưỡi bò phải xin phép Trung Quốc, thì tại vùng Hoa Đông, máy bay nước ngoài khi đi qua khu vực vùng phòng không đó, cũng phải báo trước cho Bắc Kinh.
Đài Bắc phản đối, Manila và Hà Nội thận trọng
Không đầy 24 tiếng đồng hồ sau khi xuất hiện nguồn tin về việc tỉnh Hải Nam của Trung Quốc áp đặt các quy định bắt buộc tàu thuyền nước ngoài phải xin phép mới được vào hoạt động đánh cá trong vùng Biển Đông thuộc chủ quyền của Bắc Kinh, chính quyền Đài Loan vào hôm nay, 09/01/2014, tuyên bố bác bỏ ngay quyết định này.
Các nước ASEAN có tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc lại hết sức thận trọng : Philippines cho biết đang xác minh thông tin. Việt Nam cho đến chiều nay, vẫn hoàn toàn im lặng.
Theo Bộ Ngoại giao Đài Loan, chính quyền hải đảo này không công nhận quy định mới của Trung Quốc về đánh bắt cá ở Biển Đông, buộc tàu cá nước ngoài phải xin phép trước để có thể hoạt động trong khu vực.
Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đài Loan, bốn quần đảo trong vùng Biển Đông là lãnh thổ cố hữu của Trung Hoa Dân Quốc - tên chính thức của Đài Loan - về lịch sử , địa lý và luật pháp quốc tế, do đó : « Cộng hòa Trung Hoa (tức Đài Loan) không công nhận bất cứ động thái hoặc tuyên bố đơn phương của bất kỳ nước nào ».
Nhân dịp này, Bộ Ngoại giao Đài Loan cũng kêu gọi tất cả các nước có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông là phải tôn trọng luật pháp quốc tế và không nên có bất cứ hành động nào làm tổn hại đến hòa bình và ổn định trong khu vực.
Đài Loan cùng với 4 nước ASEAN là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei hiện đang tranh chấp một phần hay toàn bộ Biển Đông. Nếu Đài Loan đã có phản ứng nhanh chóng và cấp thời như kể trên, thì 4 nước ASEAN hầu như chưa thấy lên tiếng.
Nước Đông Nam Á đầu tiên và duy nhất có phản ứng trên vấn đề này là Philippines. Ngay tối ngày 08/01/2014, ông Raul Hernandez, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines cho biết là Manila đang kiểm chứng các thông tin về quy định đánh cá mới của Trung Quốc trên Biển Đông. Trong một tin nhắn trả lời báo chí nước này, ông Hernandez tiết lộ : « Chúng tôi đang xác minh thông tin với các đại sứ quán của Philippines tại Bắc Kinh và Hà Nội ».
Về phần Việt Nam, nước bị tác hại nặng nề nhất trong trường hợp Trung Quốc áp dụng nghiêm ngặt quy định vừa có hiệu lực, như thông lệ, không thấy Hà Nội có phản ứng chính thức.
Báo chí Việt Nam đã bắt đầu đưa tin về bước leo thang mới này, nhưng còn rất nhỏ giọt, cho dù như tờ Thanh Niên trên mạng đã nhận định : « Trung Quốc 'ra lệnh cấm phi lý trên Biển Đông' ».
tags: Biển Đông - Trung
Quốc
__._,_.___
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen