TÂM TÌNH NÀY CHO ANH
Em viết những dòng chữ này khi anh đã vĩnh-viễn ra đi, và mai này chẳng biết con chúng mình có dịp nào đọc lại tâm tình của một người mẹ đã kết những giọt nước mắt đời mình bằng một sợi xích dài làm hành-trang chứng-tích cho thế cuộc.
Ngày mai, có thể là một ngày thật gần, em tìm về bên anh vì cả hai chúng mình đều cô-đơn, anh cô-đơn trong tập-thể, em cô-đơn trong tâ m hồn. Và em ước ao được kề bên anh để nói lên nỗi lòng mình dù đã hơn một lần phản-bội. Anh yêu ! Ngày ấy lâu quá rồi phải không? Ngày đánh dấu một đời người, bởi trái nào rồi cũng chín và rơi rụng kể cả trái hạnh-phúc của thời con gái. Em còn nhớ sau cái chết đột-ngột của Ba Má và hai em trong một đêm giặc Cộng vây làng. Em là kẻ sống sót, bơ-vơ như chiếc lá về chiều trôi giạt trên dòng sông định-mệnh không vọng bến bờ vì bến bờ nào cũng toàn là gãy đổ và đau thương. Cũng từ ngày ấy em giã-từ chiếc áo trắng học trò, giã-từ những ngày hoang dại, khoác lên đời mình chiếc áo đen tang-tóc. Em có ngờ đâu chính chiếc áo đen màu tang đó lại là món thời-trang quí giá của một thời con gái mà ngày nào cũng có những chiếc xe tang chầm-chậm về nghĩa-trang quân-đội ... Bởi sinh ra ở ngôi vị một vì sao xấu, mười sáu tuổi đầu với một tay nghiêng vành nón lá, một tay ghì vạt áo mỗi lần qua cầu vào chiều lộng gió thì đã vội-vàng thả nón buông tay. Rồi một chiều của tột-đỉnh cô-đơn, vài vệt nắng còn luyến-tiếc ngày tàn đong-đưa trên biển cát Nha-Trang, em đếm từng bước người đi và quyết- định chọn bước chân người đàn ông thứ mười ba làm người yêu, dù người ấy xấu, đẹp hay tàn-phế. Em đã xử-dụng một chút toán học của tuổi học trò “hai âm thành dương”.
Thế rồi bước chân người thứ mười ba là anh. Định-mệnh nào đã đưa đẩy; và anh, người sĩ-quan Dù hiên-ngang, vặm-vỡ như một pho tượng thời xưa. Em chợt thấy mình hóa-thân thành loài thiêu-thân chờ bàn tay anh đưa vào vườn địa-đàng ăn bất cứ loại trái cấm nào và chấp-nhận mọi thứ hình phạt của Thượng-Đế gán cho. Hai tháng sau, ngày đám cưới chúng mình tại Câu-lạc-bộ Sĩ-quan, anh đưa em đi từng bàn tiệc để cám-ơn những người tham dự. Em kiêu-sa như bà hoàng của xứ ngàn lẻ một đêm trước những đôi mắt ước-ao thầm kín. Mười ngón tay thon của người con gái, mười ngón tay suy tính chuyện ân-tình, bây giờ đã long-lanh một giọt sáng trên đỉnh tình-yêu.
Những ngày vui chợt qua như cơn gió thoảng, nhìn tờ giấy phép hết hạn trên tay, em nghe từng mãnh hồn tan-vỡ. Ngày mai em thực trở về với cô-đơn rồi sao? Mới ngày nào em cầu xin Thượng-Đế buộc chặt mặt trời để cho tình-yêu trẻ mãi không già, và bây giờ em cầu xin loài quỷ che ánh mặt trời lên để còn mãi bóng đêm, để em gối đầu trên tay anh nghe giọt nước mắt mằn-mặn trên môi. Bởi hạnh-phúc là một cái bóng, càng đuổi càng chập-chờn trong hư-ảo mông-lung. Đêm cuối cùng của mười lăm ngày phép anh đưa em đi xem phim “Người tình không chân-dung”. Em đã khóc thật nhiều và xin anh đưa em về. Em sợ chuyện tình này, chuyện tình của cô gái đóng vai người em gái hậu-phương trả lời thư cho những người lính từ trận tuyến dựa lưng nhau trong nỗi chết gần kề. Và một ngày, người em gái hậu-phương bốc đại một lá thư ra và chọn người lính này làm người yêu. Nhưng vừa thoáng gặp mặt người yêu thì chuyến bay đã đưa người tình về trận-tuyến, và lần trở lại, người lính này đã trở thành một con nhộng biết nói trong chiếc kén bằng bột. Và em, em đã chọn anh, người đến từ bước chân thứ mười ba, con số xấu nhất là anh. Lạy Chúa, lạy Phật và cả cha mẹ đừng đưa cuộc tình con vào đáy vực của đắng cay. Anh đưa em về và bảo em “nước mắt là phút ngọt bùi đắng cay của tình-yêu, bởi tình-yêu là phải biết khóc bằng nước mắt, chết bằng cuộc đời, hao mòn bằng thân xác, hy-sinh trọn-vẹn và biết hiến-dâng tất cả”. Rồi mặt trời lên, anh đi theo Chiến-đoàn Dù về Quảng-Trị, em ở lại nghe từng nổi cô-đơn gặm-nhắm tâm-hồn. Về Đà-lạt một chiều cuối Thu, lang-thang trên những ngọn đồi lộng gió, chợt nghe tiếng chuông chiều gọi thiện-nam tín-nữ trở về giờ hành lễ, em ngỡ tiếng chuông gọi người tình văng-vẳng đâu đây. Anh vẫn đi để thêm một lần chứng nhân cho những dải khăn sô trên đầu thiếu-phụ, giọt nước mắt sụt-sùi của đàn trẻ mồ-côi và để nhìn rõ hơn chủ-nghĩa phi-nhân của loài quỷ đỏ. Anh mãi-mê theo tiếng gọi và em lầm-lũi trong nhớ thương, chúng ta lùi dần từ một giới-tuyến. Mới ngày nào anh bảo em rằng: “Đã yêu thì hai chủ thể và khách thể phải tự tìm về bên nhau, yêu cho bằng được từ ở kiếp này, vì kiếp sau biết đâu là một phỉnh-phờ của tôn-giáo. Và nếu có kiếp sau thì chắc gì đã gặp và đâu là bến bờ chờ đợi yêu thương”. Thế sao bây giờ anh và em không tìm về nhau vì chúng ta đang ở kiếp này, mặc cho lời thị-phi của thiên-hạ. Rồi một năm sau anh trở lại thăm em, cũng là lần đứa con gái đầu lòng của chúng mình chào đời. Anh ôm con vào lòng, bảo em :
- Con giống mẹ quá !
- Thì dĩ-nhiên rồi. Có đứa con gái nào giống cha đâu ?
- Em có lý. Anh nhớ ra rồi:
Giống mẹ chum-chum ba góc chéo
Khác cha suông-đuột một ngang dài.
Nụ cười anh rực sáng như ánh hỏa châu trong đêm, và anh đặt tên con chúng mình là Cẩụm-Giang. Anh bảo anh thích hai câu thơ này của T.A. vì mỗi lần hành-quân chợt buồn, chợt nhớ, anh đọc đến :
Mưa Cẩm-Giang như niềm đau ai khóc
Đường bon-chen qua mấy nẻo truông lầy.
Rồi anh lại đi. Chút hạnh-phúc cũng tàn-phai theo ngày tháng. Em bồng con nhìn ngọn đèn trong bóng đêm mà soi cho thân-phận. Em đóng vai thiếu-phụ Nam-Xương từ đây, tập con với tiếng nói đầu lòng là biết gọi tên Phong, tên của anh.
Một lần em bồng con lên văn-phòng Chiến-đoàn Dù hỏi thăm tin-tức về anh. Người Sĩ-quan trực cho biết anh được về phép sau trận đánh này. Nhưng chiến-trường bỗng trở nên sôi-động hơn và Chiến-đoàn Dù được điều động khắp nơi khi cần đến. Em hôn con, lau giọt nước mắt lăn trên má từ lúc nào. Người Sĩ-quan trực chợt hỏi em :
- Chẳng biết bao nhiêu chiếc thuyền đã bơi lội và đắm trong giòng sông hở chị ?
Em trả lời như một phản-ứng tự-nhiên từ lâu tận trong tiềm-thức được dịp bùng cháy :
- Nhưng có một con thuyền vẫn mặc tình trôi xuôi ngược trên giòng sông, chưa bao giờ bị đắm bởi cuộc chiến chưa tàn và chủ-nghĩa vô-thần vẫn còn tham-vọng.
Và đêm hôm ấy em dừng lại văn-phòng của Chiến- đoàn Dù để xem văn-nghệ “Hát cho lính”. Nhìn hình-ảnh chiếc dù lững-lờ bay trên nền trời xanh và tiếng hát từ loa vọng lại “Anh không chết đâu anh, anh chỉ về với mẹ đêm qua”. Giọng nói mất bình-tĩnh từ hậu trường:
- Thế anh chết thực rồi hả anh ?
Em ôm chặt con vào lòng đứng dậy rẽ đám đông gọi xe về nhà, không biết những gì còn lại. Đêm ấy em nằm mơ thấy anh lửng-thững trở về từ một vùng đồi núi hoang-vu, lênh-láng xác bạn và thù sau trận chiến tàn. Em bừng mắt để rồi nhận được thư anh, những dòng chữ viết vội-vã :
“Anh sẽ trở về bên em, bên con.
Hôn em và con”.
Rồi như một chiếc ga buồn chờ thuyền tàu đi từ đó. Con tàu vẫn nặng trĩu những toa đầy, chiếc ga bơ-vơ với năm chờ tháng đợi hình như bé lại.
Lần cuối cùng anh về thăm em, anh đưa em đến thăm gia-đình của một người lính cùng đơn-vị vừa bị mất. Nhìn người thiếu-phụ và năm đứa con trước chiếc bàn thờ lác-đác những cánh hoa tàn trong khu gia-binh, em chợt ôm mặt, em khóc từ bao giờ, người thiếu-phụ đó có thể là em, là bất cứ một người đàn bà nào trong cuộc chiến này. Căn nhà trống trơn, mấy chiếc giường tre rách nát, vò gạo chỉ còn đủ bữa cơm chiều cho năm trẻ mồ-côi. Em thấy anh cắn vành môi lại, nắm chặt tay vợ người quá cố, ôm mấy đứa bé vào lòng, rồi đặt trọn-vẹn số tiền lương tháng của anh trên chiếc bàn thờ, vội-vã dìu em đi như một lần trốn chạy . . .
Anh bảo em đừng khóc nữa, anh chưa một lần chùn chân trước họng súng thù, song anh phải chùn chân trước giọt nước mắt vơi đầy của em. Cuộc đời vốn là vậy, vì :
“Nhất tướng công thành vạn cốt khô”
Anh yêu, em cầu mong đừng bao giờ anh thành tướng cả. Áo cơm, lý-tưởng ngàn đời chỉ là điệp-khúc của chia-ly.
Mùa Đông năm 1974, đứa con thứ nhì của chúng mình ra đời. Nó là trai bụ-bẫm giống anh. Nhìn con để thấy mình xót thương cho thân-phận, cho anh. Anh vẫn biền-biệt cách xa. Em đặt tên con là Vũ để cha con được gần nhau trong những ngày biển động. Rồi những ngày đen tối nhất của lịch-sử, em, tay bồng tay dắt con tìm lại văn-phòng Chiến-đoàn Dù để hỏi thăm tin-tức anh. Một số sĩ-quan cao cấp trong Chiến-đoàn vội-vã đưa gia-đình đi nước ngoài. Còn anh giờ này đang đương-đầu với kẻ thù trên một chiến-tuyến nào ? Anh định làm chiến-sĩ vô danh nơi một địa-danh bị lãng quên sao anh? Em chờ anh. Em vẫn chờ anh trong suốt cuộc đời này và cả kiếp sau. Thiên-hạ đổ-xô về Sài-gòn để tìm cách ra đi, còn em, lang- thang trên con đường về Trung ngược Cao-nguyên tìm anh. Em phải tìm được anh bằng bất cứ giá nào trong lửa đạn của quân thù.
Em phải tìm anh để chỉ cho con trai mình được thấy mặt cha nó. Để anh nhìn con như kết-quả của những năm tháng đợi chờ. Và đêm hôm ấy, đêm kinh-hoàng nhất của đời người. Em bế hai đứa con chạy điên loạn trong mưa đạn. Từng loạt súng của loài quỉ, từng lớp người ngã gục chồng-chất lên nhau. Áo quần, tay chân em toàn là máu. Dưới ánh trăng mờ, em thấy người đàn bà vội-vã sinh con. Thằng bé chào đời khi chưa đủ tháng năm. Lần đầu em làm người y-tá săn-sóc sản phụ với chiếc liềm rơi rớt ở vệ đường...
Ngày buồn vô hạn. Phố phường như xa vắng dấu chân xưa. Đó đây, những rừng cờ như biển máu; và rồi những con đường lần lượt thay tên, tên của loài phản bội. Loài quỉ đỏ đội lốt người canh gác các ngã đường. Em tảo-tần xuôi ngược tìm cách buôn bán nuôi con. Vẫn hy-vọng ngày nào gặp lại anh. Hai năm sau được tin anh ở một trai giam thuộc miền Trung, nơi rừng thiêng nước độc. Em bồng bế hai con với một ít quà tìm về anh.
Xe dừng ở quốc-lộ, ngược đường về rừng. Mười lăm cây-số đủ chứng-tích cho thân-phận của một người đàn bà lê từng bước chân tím bầm trên sỏi đá hoang-vu. Đến nơi, em hỏi về anh, gã cán-bộ trừng mắt sôi-sục thù-hận bảo anh là “đồ ác-ôn”, cùm một năm rồi vẫn chứng nào tật ấy và quyết-định không cho em gặp anh. Nhìn những người bạn tù của anh như những bộ xương người lom-khom cuốc đất trên ngọn đồi cháy nắng, nhìn những gã cán bộ với ngôn-ngữ và cử chỉ của một loài vượn về thành, em nghe hình như âm-thanh của hận thù được kết lại bằng những giọt nước mắt nhớ thương. Hai ngày ru con trong căn nhà chờ đợi giữa núi rừng, một sáng, hai gã công-an dắt anh đi với chiếc cùm xích chặt vòng tay giữa hai họng súng chĩa thẳng vào ngực anh. Em nhìn anh. Anh thực đó sao? Anh là Phong, Phong của em. Bây giờ anh tàn tạ đến thế sao. Em dìu con chạy đến anh như một cơn lốc, tiếng gã cán-bộ trên vọng gác:
- “Đứng lại, tao bắn bể đầu. Đồ ác-ôn”.
Em đứng lại. Hai đứa con bám chặt vào em và khóc thét lên. Anh thấy em rồi phải không? Với đôi mắt rực hận thù và buồn vô hạn, chúng ta nhìn nhau qua một khoảng cách và không được đến gần hơn. Em nài-nỉ gã cán-bộ vẫn không cho em đến gần để nhìn tường tận anh. Gã cán-bộ bảo em :
-“Đủ rồi.Cho nhận một ký quà.Đó là ân-huệ của Bác và Đảng.Đảng chỉ khoan-hồng cho những người biết ăn năn hối cãi, và thẳng tay trừng-trị những tên phản-bội.
Hai gã cán-bộ đưa anh lại nhà giam. Nhìn bước chân anh khập-khễnh, anh ơi ! Em chết cả cõi lòng. Một gói quà nhỏ đặt ở bụi cây nơi vệ đường cho anh, em lủi-thủi như một loài thú hoang trong khu rừng xa lạ. Những người bạn anh nhìn em với đôi mắt thoáng niềm tủi-hận xót thương. Trở lại căn nhà thăm hỏi, một đêm chờ đợi nghe tiếng cú kêu trong rừng hoang, lác-đác vài người cùng cảnh-ngộ với em đã đến. Nhìn trên tấm vách với những nét chữ đậm:
“Vắt đá thành nước
Thay trời làm mưa”
Nhìn ngọn đèn leo-lắt trong đêm, em còn gì để suy-nghĩ nữa đây anh? Bé Vũ đã ngủ từ lúc nào, Cẩm-Giang lải-nhải đọc :
“Hoan-hô Hồ Chí Minh
Mua cây đinh cũng đăng-ký
Hoan-hô Phạm Văn Đồng
Có trồng mà không có ăn”
Chẳng biết ai đã dạy con, bởi em tần-tảo ngược xuôi phải gởi con cho người hàng xóm. Em bảo con ngủ đi để sáng mai con được gặp lại ba con. Em đã dỗ con bằng lời ru đó từng đêm, bằng lời phỉnh-phờ một thoáng hy-vọng mong-manh vẫn âm-ỉ cháy trong cuộc đời mình. Em trở lại sau một tuần thăm hỏi, nhưng nào gặp được anh. Em ao-ước chỉ thêm một lần được đặt bàn tay em trong tay anh để chuyền hơi ấm cho nhau như một liều thuốc hồi-sinh cứu sống đời mình, nhưng ao-ước quá tầm tay. Em không thể kéo dài những tháng ngày như những sợi buồn trên phiến đá rong rêu. Em phải sống vì anh và cho con. Dành-dụm chút ít tiền em mua quà định lên thăm anh, nhưng gã công-an phường không cho giấy phép. Gã nhìn em như một thèm-thuồng khát-khao. Em đoán biết những gì sẽ xảy ra, nên đăng-ký đi vùng kinh-tế mới, một ân-huệ để tống-khứ những người của chế-độ cũ này xa dần thành-phố. Thế mà em cũng không được. Gã bảo em ở lại để được gã ban ơn. Em biết rồi. Ban ơn bằng một sự trao đổi. Thân xác nầy phải biết nằm trong tay loài vượn biết nói tiếng người sao anh? Lần-lửa đã một năm, em vẫn không được phép đến thăm anh. Một hôm nghe tin anh đã bị đưa ra Bắc, ở một trại giam nơi miền núi xa vời-vợi; biết bao giờ, biết bao giờ em gặp lại anh. Ngày cuối năm, gã công-an phường gọi em lên cho biết về anh, về một người tù xấu nhất vì anh đã dám công-khai chống lại chế-độ. Anh đã dám gọi “Bác Hồ vĩ-đại” của chúng là “con cáo già phản-bội dân-tộc”. Anh đã dám viết vào vách :
“Đất nước tôi, tổ-tiên tôi được sinh ra bởi Đảng”.
“Nam kỳ khởi-nghĩa tiêu Công Lý
Đồng Khởi ra đời mất Tự Do”.
Anh đã dám đem những câu nói của cán-bộ để xuyên-tạc chủ-nghĩa:
“Lao động đi, phương pháp ngăn ngừa
Và khắc-phục, thuốc thần tiên tán bệnh”.
“Bấy nhiêu tội ác, anh không bao giờ về được. Chị phải biết tự sắp đặt cho cuộc đời mình”. Em lủi- thủi ra về, sắp đặt cho cuộc đời mình. Hành-trang của em chỉ toàn là nước mắt và hận thù. Hạnh-phúc của chúng mình chỉ là một thoảng hương bay trong vòm trời lộng gió. Thời-gian của đời mình chỉ là một màu tím ngắt hoang-sơ. Thực tại của đời mình chỉ là một phũ-phàng tận cùng của vực thẳm.
Rồi một hôm, một người bạn anh về như một bóng ma thất-thểu trong chín tầng địa-ngục, đến gõ cửa và báo cho em biết là anh sắp chết, em phải mang thuốc để may ra cứu sống được anh. Vội-vàng gởi con cho người hàng xóm, em lên phường xin giấy đi thăm. Lần này thì tên công-an phường hầu như không ngần-ngại sau ba năm thèm thuồng khao khát. Em phải làm gì để cứu sống anh. Phản-bội anh hay hy-sinh. Một lần anh đã bảo em: “Yêu là hy-sinh tất cả”. Em phải hy-sinh tất cả miễn là được anh về, được thấy anh đặt nụ hôn trên chuỗi ngày hoang dại của con từ lâu thiếu tình phụ-tử. Em gục đầu, câm lặng như một tượng đá. Hả-hê cơn dục vọng, tên công-an cầm tờ giấy phép trao cho em và chúc bình-an. Em nhắm mắt lao đầu ra khỏi cửa chạy như một con chó điên nghe từng nhớp nhơ bấu víu trên da thịt. Anh Phong ! Em sống vì anh, hy-sinh vì anh, và em cũng đã một lần phản-bội anh. Thương em, thương con và tha-thứ cho em. Qua năm ngày trên những xe đò nối tiếp, em đến Hà-nội vào một ngày đầu Thu. Những vệt nắng còn sót lại trên thành-phố nhớp-nhúa điêu-tàn sau mấy mươi năm lũ vô-thần ngự-trị. Ngày nào của tuổi học trò em nghe “Hà-Nội ba mươi sáu phố phường” qua sách vở. Bây giờ Hà-Nội, một cái xác bơ-phờ như một gái điếm về già tô trét phấn son. Bến xe đò chen-chúc những bầy trẻ gầy còm, đem một chút tàn hơi đưa tay xin tiền những người khách từ Nam ra. Những cô gái Hà thành một thời vang bóng, hành-trang bây giờ là tấm nylon sẵn-sàng trao thân để đổi lấy một tô phở “Bác Hồ” độ nhật, những cụ già quần giẻ, bước lang-thang trên vỉa hè với ấm nước chè trên tay đón khách qua đường.
Hà-nội bây giờ là thế đó anh. Đã mất rồi thời của những tờ thư tím ngập-ngừng trên ánh mắt. Đã xa rồi thời của những nụ tình nở trên chiếc môi son. Đâu còn bóng dáng giai-nhân ẩn hiện trong khung cửa và chàng trai si tình ngập-ngừng dựa bức tường hoa. Kẻ ngự trị miền Nam bây giờ là thế đó. Em sẽ kể cho anh nghe những gì còn và mất, những địa-danh dấu tích mà em đã đi qua. Nơi đó hơn một lần ghi dấu chân anh trong tháng ngày dong ruỗi. Em sẽ kể cho anh nghe đoạn chót của cuộc tình ngập-ngừng trên đỉnh của hàng sầu đông thiếu lá. Và em sẽ kể cho anh nghe về em. . .
Đường từ quốc-lộ về trai giam, con đường mòn vừa đủ lối đi giữa rừng lau sậy, và cuối cùng em đến trai giam anh. Nắng chiều thoi-thóp trên ngọn cây, cơn gió lạnh đầu mùa làm tê cóng da thịt. Căn nhà thăm hỏi giờ này thật vắng-lặng, vì em đến vào ngày giữa tuần. Em nghĩ về anh, đêm nay, một đêm chờ sáng để cứu sống anh. Tiếng chim rừng về tổ, bóng đêm tràn về, ngọn đèn vừa đủ sáng, soi khuôn mặt bơ-phờ sau gần một tuần trên con đường từ Nam ra Bắc. Em đóng cửa lại thu mình trong chăn, cảm thấy đôi chân rã-rời như bất động. Tiếng cú kêu, tiếng chim rừng vỗ cánh, rồi tiếng chân người. . .
Em quấn mình trong chăn chui xuống gầm giường, mắt thao-láo nhìn về phía cửa, miệng cứng đơ không nói lên lời. Tiếng gõ cửa, rồi cuối cùng, tiếng đập mạnh, hai cánh cửa mở tung ra. Ngọn đèn vụt tắt, bọn chúng chĩa súng vào em. Một thằng dùng khăn tay bịt miệng em lại rồi thi nhau hãm-hiếp. Em thấy mình như không còn cử-động được nữa, cuối cùng thiếp đi từ lúc nào không hay.
Tiếng kẻng gọi tù báo tin đến giờ lao-động, em bừng tỉnh dậy thấy mình nằm giữa phòng, gói quà thăm anh vung-vãi tứ tung. Em không còn khóc được nữa, giọt nước mắt khô cứng, gói quà lại chờ cứu anh . . .và nhớ lại những gì xảy ra trong đêm. . .Nhìn những người bạn anh thất-thểu đi như những bóng ma, bơ-phờ, mệt nhọc. Mỗi toán vài chục người được canh giữ bởi một tên công-an, mắt đăm-đăm hình như sẵn-sàng nhả đạn bất cứ lúc nào. Anh Phong, anh của em. Những người đồng-hành…. .
những người một đời chỉ biết hy-sinh cho lý-tưởng, bây giờ những phần thưởng xứng-đáng là đây. Em giật mình quay lại, tiếng một công-an hỏi :
- Chị kia, thăm ai ?
- Tôi thăm chồng, Nguyễn Thu Phong.
Và em thuật lại những gì xảy ra đêm qua. Tên công-an lườm em rồi quát :
- Làm gì có chuyện đó. Chúng tôi làm việc cho nhân-dân, dưới sự lãnh-đạo sáng-suốt của Bác và Đảng. Đây chắc hôm qua bọn tù vượt ngục làm điều bậy bạ, bọn chúng ngày xưa quen thói hiếp-đáp, uống máu nhân- dân, bọn Mỹ Ngụy là thế đó. . . Em hoa cả mắt khi nghe mãi cái điệp-khúc này. Cơn giận bốc lên, em không còn biết gì nữa:
- Thưa ông, họ có cả súng. Nếu bọn tù vượt ngục, làm sao họ có cả súng. Và khi vượt ngục, họ mong trốn thật nhanh, sao có thể làm như vậy được?
Tên công-an trừng mắt nhìn em :
- Chị đổ tội cho chúng tôi à? Bọn tù vượt ngục, chuyện gì cũng có thể làm. Chị muốn bêu xấu chế-độ hay sao?
Cổ em khô lại, không nói thêm một lời nào. Tên công-an nhìn em rồi bỏ đi về phía cổng trại. Nửa giờ sau, một tên công-an khác ra. Em đứng dậy, lê bước về phía cửa. Tên công-an bảo:
- Tôi thành thật chia buồn cùng chị. Anh Phong đã mất cách đây hai ngày. Bệnh tình anh trở nặng, chúng tôi đã ra sức cứu chữa nhưng tiếc thay không cứu được anh ấy. Anh được chôn cất tử-tế. Chị có thể theo tôi lên thăm mộ anh ấy.
Em ngã xuống, hai hàng nước mắt tuôn dài. Thế là hết phải không anh? Ta không còn gặp nhau ở kiếp này. Anh Phong, anh dối em. Anh đã bảo khi nào bom lửa ngút trời, anh sẽ xin một quả đạn khói màu xanh chỉ điểm để mình tìm về với nhau, thêm một quả đạn sáng để dẫn đường cho chúng ta không lạc lối. Bây giờ anh đã đi, anh quên mẹ con em đang bơ-vơ rồi sao anh. Em gượng đứng dậy, lê từng bước chân theo gã công-an đi về phía đồi. Một khoảng đất rộng, những nấm mồ như nấm lô-nhô, dường như muốn kín vùng đất hoang. Em như con mẹ điên chạy về phía mộ mới đắp, ôm choàng lấy...Em khóc như chưa bao giờ được khóc. Anh Phong. Anh vội đi. Mười ba năm lấy nhau, vỏn-vẹn chúng ta chỉ có bốn mươi chín ngày sống bên nhau. Anh, em và con chúng ta làm gì nên tội mà phải đọa đày trong số kiếp này. Em nằm bên anh đây, em đến với anh rồi đây. Bàn tay anh đưa em vào đời, vào ngưỡng cửa tình-yêu. Anh cho em chút hạnh-phúc, nhưng hạnh-phúc sớm phai tàn, còn lại một chuỗi ngày đắng-cay nối tiếp. Ngày nào anh bảo em kiếp sau chắc gì đã có, biết đâu là một sự phỉnh-phờ của tôn-giáo, bây giờ anh đã đến ngưỡng cửa kiếp sau. Chờ em, em cùng đi với anh. Và Chúa, Phật, Trời chúng con đã tội tình gì, tội chúng con là trót đầu thai vào thế-kỷ này. Con là người, con người với yêu ghét giận hờn, con làm sao đưa cả hai má mình mà hứng chịu bàn tay oan-nghiệt của kẻ thù, kẻ thù vốn không tim mà ngày xưa Thượng-đế khi tạo ra con người đưa xuống trần-gian quên gắn tim vào cho nó. Ngày xưa Chúa đã đưa tay cứu sống mạng người, bây giờ Chuá cứu anh con. Một giờ thôi, một ngày thôi. Con cầu xin một ngày cho đủ số năm mươi. Con run sợ bởi con đã chọn số mười ba. Bốn mươi chín ngày chung sống vẫn là con số mười ba của một canh bài. Con đã chọn đúng con số phản Chúa, và Chúa bỏ con phải không? Con cầu xin Chúa như tử tội trước giờ hành-quyết xin được tháo dải khăn đen để được nhìn thấy ánh mặt trời trước khi xuống chín tầng địa-ngục. Bác Hồ vĩ-đại ơi! Bác nằm đó mồ cao mả đẹp, tên cáo già đã giết chồng con, giết nhân-dân con, sao Chúa không trừng-phạt, Chúa xuống tay cho kẻ thù không giết dần chúng con? Em thiếp đi, mơ thấy anh về. Anh mang một sợi xích sắt dài giữa họng súng của hai tên công-an. Em mơ thấy bàn tay anh dìu em vào cánh hoa dù bay cao trên nền trời xanh thẵm. Anh bảo em về đi. Chúng ta còn kiếp sau mà em, về lo cho con, con chúng mình chờ em đó. Dòng nước mắt em đè nặng trên thân xác anh, nặng hơn một khối đất trên chiếc quan-tài là những miếng tre, em biết không? Em nghe hơi ấm anh chuyền qua sợi dây vô hình từ lòng đất. Anh ôm em vào lòng. Em gối đầu vào cánh tay anh, cánh tay vạm-vỡ của người lính Dù có chiếc mũ đỏ che lấp nửa khoảng trời xanh ngày nào. Em tỉnh dậy, thấy mình nằm trong căn nhà thăm hỏi. Và chiều hôm ấy, mấy người cùng cảnh-ngộ như em đã dìu em theo họ về Nam. . .
Về đến nhà thì được tin Phong-Vũ, Cẩm-Giang đã được một người bạn cũ đưa đi nước ngoài cách đấy mấy ngày. Bây giờ đến lượt mẹ cầu-nguyện cho hai con, và xin anh đưa hai con đến khung-trời tự-do, dìu hai con trên đoạn đường oan-nghiệt này. Con anh, con em, con chúng mình đó anh. Một mùi hương thoang-thoảng bay, em cúi đầu tưởng-niệm về anh, và em sẽ tìm đến thăm con .
***
Sáu tháng sau, tình cờ tôi gặp Phượng-Giang, cô bé của hai mươi năm về trước, có đôi mắt buồn như mảng trời Thu đã làm chao tình lớp học. Những gì trong chuyến đi, ngôn-ngữ trần-gian chưa đủ để diễn tả. Sau mười ngày bềnh-bồng, và cuối cùng con thuyền trôi giạt vào bờ biển Thái-Lan. Tôi bồng em với đôi cánh tay trần băng qua vùng biển cát rực lửa mùa Hè. Tôi đặt em dưới bóng dừa, và chuyền cho em nửa tách nước. Người cho nước là ai, em biết không? Chính là tên cuớp biển ngày qua đó em. Bây giờ thì chắc nó vừa sám-hối xong, bởi anh thấy nó ra từ chùa. Đó là cuộc đời. Anh đưa em vào bệnh-viện để được nghe tiếng nói cuối cùng của em “Vĩnh-biệt anh, vĩnh-biệt hai con. Em về, Phong chờ em”. Anh và vài người bạn đã mang xác em vào ngôi chùa. Dọc đường xin được ít vỏ xe cũ, và cuối cùng anh tự tay châm lửa hỏa thiêu em. Anh cúi đầu. Không còn gì để nói nữa. Ngọn lửa bốc cao, xác em chìm dần xuống. Và sáng hôm sau, anh tìm em trong tàn tro, nắm xương tàn anh giữ lại mai sau. Em đi. Chúc em bình-an như những ngày hoang dại xa xưa nơi rừng dừa hai mươi năm về trước.
Em viết những dòng chữ này khi anh đã vĩnh-viễn ra đi, và mai này chẳng biết con chúng mình có dịp nào đọc lại tâm tình của một người mẹ đã kết những giọt nước mắt đời mình bằng một sợi xích dài làm hành-trang chứng-tích cho thế cuộc.
Ngày mai, có thể là một ngày thật gần, em tìm về bên anh vì cả hai chúng mình đều cô-đơn, anh cô-đơn trong tập-thể, em cô-đơn trong tâ m hồn. Và em ước ao được kề bên anh để nói lên nỗi lòng mình dù đã hơn một lần phản-bội. Anh yêu ! Ngày ấy lâu quá rồi phải không? Ngày đánh dấu một đời người, bởi trái nào rồi cũng chín và rơi rụng kể cả trái hạnh-phúc của thời con gái. Em còn nhớ sau cái chết đột-ngột của Ba Má và hai em trong một đêm giặc Cộng vây làng. Em là kẻ sống sót, bơ-vơ như chiếc lá về chiều trôi giạt trên dòng sông định-mệnh không vọng bến bờ vì bến bờ nào cũng toàn là gãy đổ và đau thương. Cũng từ ngày ấy em giã-từ chiếc áo trắng học trò, giã-từ những ngày hoang dại, khoác lên đời mình chiếc áo đen tang-tóc. Em có ngờ đâu chính chiếc áo đen màu tang đó lại là món thời-trang quí giá của một thời con gái mà ngày nào cũng có những chiếc xe tang chầm-chậm về nghĩa-trang quân-đội ... Bởi sinh ra ở ngôi vị một vì sao xấu, mười sáu tuổi đầu với một tay nghiêng vành nón lá, một tay ghì vạt áo mỗi lần qua cầu vào chiều lộng gió thì đã vội-vàng thả nón buông tay. Rồi một chiều của tột-đỉnh cô-đơn, vài vệt nắng còn luyến-tiếc ngày tàn đong-đưa trên biển cát Nha-Trang, em đếm từng bước người đi và quyết- định chọn bước chân người đàn ông thứ mười ba làm người yêu, dù người ấy xấu, đẹp hay tàn-phế. Em đã xử-dụng một chút toán học của tuổi học trò “hai âm thành dương”.
Thế rồi bước chân người thứ mười ba là anh. Định-mệnh nào đã đưa đẩy; và anh, người sĩ-quan Dù hiên-ngang, vặm-vỡ như một pho tượng thời xưa. Em chợt thấy mình hóa-thân thành loài thiêu-thân chờ bàn tay anh đưa vào vườn địa-đàng ăn bất cứ loại trái cấm nào và chấp-nhận mọi thứ hình phạt của Thượng-Đế gán cho. Hai tháng sau, ngày đám cưới chúng mình tại Câu-lạc-bộ Sĩ-quan, anh đưa em đi từng bàn tiệc để cám-ơn những người tham dự. Em kiêu-sa như bà hoàng của xứ ngàn lẻ một đêm trước những đôi mắt ước-ao thầm kín. Mười ngón tay thon của người con gái, mười ngón tay suy tính chuyện ân-tình, bây giờ đã long-lanh một giọt sáng trên đỉnh tình-yêu.
Những ngày vui chợt qua như cơn gió thoảng, nhìn tờ giấy phép hết hạn trên tay, em nghe từng mãnh hồn tan-vỡ. Ngày mai em thực trở về với cô-đơn rồi sao? Mới ngày nào em cầu xin Thượng-Đế buộc chặt mặt trời để cho tình-yêu trẻ mãi không già, và bây giờ em cầu xin loài quỷ che ánh mặt trời lên để còn mãi bóng đêm, để em gối đầu trên tay anh nghe giọt nước mắt mằn-mặn trên môi. Bởi hạnh-phúc là một cái bóng, càng đuổi càng chập-chờn trong hư-ảo mông-lung. Đêm cuối cùng của mười lăm ngày phép anh đưa em đi xem phim “Người tình không chân-dung”. Em đã khóc thật nhiều và xin anh đưa em về. Em sợ chuyện tình này, chuyện tình của cô gái đóng vai người em gái hậu-phương trả lời thư cho những người lính từ trận tuyến dựa lưng nhau trong nỗi chết gần kề. Và một ngày, người em gái hậu-phương bốc đại một lá thư ra và chọn người lính này làm người yêu. Nhưng vừa thoáng gặp mặt người yêu thì chuyến bay đã đưa người tình về trận-tuyến, và lần trở lại, người lính này đã trở thành một con nhộng biết nói trong chiếc kén bằng bột. Và em, em đã chọn anh, người đến từ bước chân thứ mười ba, con số xấu nhất là anh. Lạy Chúa, lạy Phật và cả cha mẹ đừng đưa cuộc tình con vào đáy vực của đắng cay. Anh đưa em về và bảo em “nước mắt là phút ngọt bùi đắng cay của tình-yêu, bởi tình-yêu là phải biết khóc bằng nước mắt, chết bằng cuộc đời, hao mòn bằng thân xác, hy-sinh trọn-vẹn và biết hiến-dâng tất cả”. Rồi mặt trời lên, anh đi theo Chiến-đoàn Dù về Quảng-Trị, em ở lại nghe từng nổi cô-đơn gặm-nhắm tâm-hồn. Về Đà-lạt một chiều cuối Thu, lang-thang trên những ngọn đồi lộng gió, chợt nghe tiếng chuông chiều gọi thiện-nam tín-nữ trở về giờ hành lễ, em ngỡ tiếng chuông gọi người tình văng-vẳng đâu đây. Anh vẫn đi để thêm một lần chứng nhân cho những dải khăn sô trên đầu thiếu-phụ, giọt nước mắt sụt-sùi của đàn trẻ mồ-côi và để nhìn rõ hơn chủ-nghĩa phi-nhân của loài quỷ đỏ. Anh mãi-mê theo tiếng gọi và em lầm-lũi trong nhớ thương, chúng ta lùi dần từ một giới-tuyến. Mới ngày nào anh bảo em rằng: “Đã yêu thì hai chủ thể và khách thể phải tự tìm về bên nhau, yêu cho bằng được từ ở kiếp này, vì kiếp sau biết đâu là một phỉnh-phờ của tôn-giáo. Và nếu có kiếp sau thì chắc gì đã gặp và đâu là bến bờ chờ đợi yêu thương”. Thế sao bây giờ anh và em không tìm về nhau vì chúng ta đang ở kiếp này, mặc cho lời thị-phi của thiên-hạ. Rồi một năm sau anh trở lại thăm em, cũng là lần đứa con gái đầu lòng của chúng mình chào đời. Anh ôm con vào lòng, bảo em :
- Con giống mẹ quá !
- Thì dĩ-nhiên rồi. Có đứa con gái nào giống cha đâu ?
- Em có lý. Anh nhớ ra rồi:
Giống mẹ chum-chum ba góc chéo
Khác cha suông-đuột một ngang dài.
Nụ cười anh rực sáng như ánh hỏa châu trong đêm, và anh đặt tên con chúng mình là Cẩụm-Giang. Anh bảo anh thích hai câu thơ này của T.A. vì mỗi lần hành-quân chợt buồn, chợt nhớ, anh đọc đến :
Mưa Cẩm-Giang như niềm đau ai khóc
Đường bon-chen qua mấy nẻo truông lầy.
Rồi anh lại đi. Chút hạnh-phúc cũng tàn-phai theo ngày tháng. Em bồng con nhìn ngọn đèn trong bóng đêm mà soi cho thân-phận. Em đóng vai thiếu-phụ Nam-Xương từ đây, tập con với tiếng nói đầu lòng là biết gọi tên Phong, tên của anh.
Một lần em bồng con lên văn-phòng Chiến-đoàn Dù hỏi thăm tin-tức về anh. Người Sĩ-quan trực cho biết anh được về phép sau trận đánh này. Nhưng chiến-trường bỗng trở nên sôi-động hơn và Chiến-đoàn Dù được điều động khắp nơi khi cần đến. Em hôn con, lau giọt nước mắt lăn trên má từ lúc nào. Người Sĩ-quan trực chợt hỏi em :
- Chẳng biết bao nhiêu chiếc thuyền đã bơi lội và đắm trong giòng sông hở chị ?
Em trả lời như một phản-ứng tự-nhiên từ lâu tận trong tiềm-thức được dịp bùng cháy :
- Nhưng có một con thuyền vẫn mặc tình trôi xuôi ngược trên giòng sông, chưa bao giờ bị đắm bởi cuộc chiến chưa tàn và chủ-nghĩa vô-thần vẫn còn tham-vọng.
Và đêm hôm ấy em dừng lại văn-phòng của Chiến- đoàn Dù để xem văn-nghệ “Hát cho lính”. Nhìn hình-ảnh chiếc dù lững-lờ bay trên nền trời xanh và tiếng hát từ loa vọng lại “Anh không chết đâu anh, anh chỉ về với mẹ đêm qua”. Giọng nói mất bình-tĩnh từ hậu trường:
- Thế anh chết thực rồi hả anh ?
Em ôm chặt con vào lòng đứng dậy rẽ đám đông gọi xe về nhà, không biết những gì còn lại. Đêm ấy em nằm mơ thấy anh lửng-thững trở về từ một vùng đồi núi hoang-vu, lênh-láng xác bạn và thù sau trận chiến tàn. Em bừng mắt để rồi nhận được thư anh, những dòng chữ viết vội-vã :
“Anh sẽ trở về bên em, bên con.
Hôn em và con”.
Rồi như một chiếc ga buồn chờ thuyền tàu đi từ đó. Con tàu vẫn nặng trĩu những toa đầy, chiếc ga bơ-vơ với năm chờ tháng đợi hình như bé lại.
Lần cuối cùng anh về thăm em, anh đưa em đến thăm gia-đình của một người lính cùng đơn-vị vừa bị mất. Nhìn người thiếu-phụ và năm đứa con trước chiếc bàn thờ lác-đác những cánh hoa tàn trong khu gia-binh, em chợt ôm mặt, em khóc từ bao giờ, người thiếu-phụ đó có thể là em, là bất cứ một người đàn bà nào trong cuộc chiến này. Căn nhà trống trơn, mấy chiếc giường tre rách nát, vò gạo chỉ còn đủ bữa cơm chiều cho năm trẻ mồ-côi. Em thấy anh cắn vành môi lại, nắm chặt tay vợ người quá cố, ôm mấy đứa bé vào lòng, rồi đặt trọn-vẹn số tiền lương tháng của anh trên chiếc bàn thờ, vội-vã dìu em đi như một lần trốn chạy . . .
Anh bảo em đừng khóc nữa, anh chưa một lần chùn chân trước họng súng thù, song anh phải chùn chân trước giọt nước mắt vơi đầy của em. Cuộc đời vốn là vậy, vì :
“Nhất tướng công thành vạn cốt khô”
Anh yêu, em cầu mong đừng bao giờ anh thành tướng cả. Áo cơm, lý-tưởng ngàn đời chỉ là điệp-khúc của chia-ly.
Mùa Đông năm 1974, đứa con thứ nhì của chúng mình ra đời. Nó là trai bụ-bẫm giống anh. Nhìn con để thấy mình xót thương cho thân-phận, cho anh. Anh vẫn biền-biệt cách xa. Em đặt tên con là Vũ để cha con được gần nhau trong những ngày biển động. Rồi những ngày đen tối nhất của lịch-sử, em, tay bồng tay dắt con tìm lại văn-phòng Chiến-đoàn Dù để hỏi thăm tin-tức anh. Một số sĩ-quan cao cấp trong Chiến-đoàn vội-vã đưa gia-đình đi nước ngoài. Còn anh giờ này đang đương-đầu với kẻ thù trên một chiến-tuyến nào ? Anh định làm chiến-sĩ vô danh nơi một địa-danh bị lãng quên sao anh? Em chờ anh. Em vẫn chờ anh trong suốt cuộc đời này và cả kiếp sau. Thiên-hạ đổ-xô về Sài-gòn để tìm cách ra đi, còn em, lang- thang trên con đường về Trung ngược Cao-nguyên tìm anh. Em phải tìm được anh bằng bất cứ giá nào trong lửa đạn của quân thù.
Em phải tìm anh để chỉ cho con trai mình được thấy mặt cha nó. Để anh nhìn con như kết-quả của những năm tháng đợi chờ. Và đêm hôm ấy, đêm kinh-hoàng nhất của đời người. Em bế hai đứa con chạy điên loạn trong mưa đạn. Từng loạt súng của loài quỉ, từng lớp người ngã gục chồng-chất lên nhau. Áo quần, tay chân em toàn là máu. Dưới ánh trăng mờ, em thấy người đàn bà vội-vã sinh con. Thằng bé chào đời khi chưa đủ tháng năm. Lần đầu em làm người y-tá săn-sóc sản phụ với chiếc liềm rơi rớt ở vệ đường...
Ngày buồn vô hạn. Phố phường như xa vắng dấu chân xưa. Đó đây, những rừng cờ như biển máu; và rồi những con đường lần lượt thay tên, tên của loài phản bội. Loài quỉ đỏ đội lốt người canh gác các ngã đường. Em tảo-tần xuôi ngược tìm cách buôn bán nuôi con. Vẫn hy-vọng ngày nào gặp lại anh. Hai năm sau được tin anh ở một trai giam thuộc miền Trung, nơi rừng thiêng nước độc. Em bồng bế hai con với một ít quà tìm về anh.
Xe dừng ở quốc-lộ, ngược đường về rừng. Mười lăm cây-số đủ chứng-tích cho thân-phận của một người đàn bà lê từng bước chân tím bầm trên sỏi đá hoang-vu. Đến nơi, em hỏi về anh, gã cán-bộ trừng mắt sôi-sục thù-hận bảo anh là “đồ ác-ôn”, cùm một năm rồi vẫn chứng nào tật ấy và quyết-định không cho em gặp anh. Nhìn những người bạn tù của anh như những bộ xương người lom-khom cuốc đất trên ngọn đồi cháy nắng, nhìn những gã cán bộ với ngôn-ngữ và cử chỉ của một loài vượn về thành, em nghe hình như âm-thanh của hận thù được kết lại bằng những giọt nước mắt nhớ thương. Hai ngày ru con trong căn nhà chờ đợi giữa núi rừng, một sáng, hai gã công-an dắt anh đi với chiếc cùm xích chặt vòng tay giữa hai họng súng chĩa thẳng vào ngực anh. Em nhìn anh. Anh thực đó sao? Anh là Phong, Phong của em. Bây giờ anh tàn tạ đến thế sao. Em dìu con chạy đến anh như một cơn lốc, tiếng gã cán-bộ trên vọng gác:
- “Đứng lại, tao bắn bể đầu. Đồ ác-ôn”.
Em đứng lại. Hai đứa con bám chặt vào em và khóc thét lên. Anh thấy em rồi phải không? Với đôi mắt rực hận thù và buồn vô hạn, chúng ta nhìn nhau qua một khoảng cách và không được đến gần hơn. Em nài-nỉ gã cán-bộ vẫn không cho em đến gần để nhìn tường tận anh. Gã cán-bộ bảo em :
-“Đủ rồi.Cho nhận một ký quà.Đó là ân-huệ của Bác và Đảng.Đảng chỉ khoan-hồng cho những người biết ăn năn hối cãi, và thẳng tay trừng-trị những tên phản-bội.
Hai gã cán-bộ đưa anh lại nhà giam. Nhìn bước chân anh khập-khễnh, anh ơi ! Em chết cả cõi lòng. Một gói quà nhỏ đặt ở bụi cây nơi vệ đường cho anh, em lủi-thủi như một loài thú hoang trong khu rừng xa lạ. Những người bạn anh nhìn em với đôi mắt thoáng niềm tủi-hận xót thương. Trở lại căn nhà thăm hỏi, một đêm chờ đợi nghe tiếng cú kêu trong rừng hoang, lác-đác vài người cùng cảnh-ngộ với em đã đến. Nhìn trên tấm vách với những nét chữ đậm:
“Vắt đá thành nước
Thay trời làm mưa”
Nhìn ngọn đèn leo-lắt trong đêm, em còn gì để suy-nghĩ nữa đây anh? Bé Vũ đã ngủ từ lúc nào, Cẩm-Giang lải-nhải đọc :
“Hoan-hô Hồ Chí Minh
Mua cây đinh cũng đăng-ký
Hoan-hô Phạm Văn Đồng
Có trồng mà không có ăn”
Chẳng biết ai đã dạy con, bởi em tần-tảo ngược xuôi phải gởi con cho người hàng xóm. Em bảo con ngủ đi để sáng mai con được gặp lại ba con. Em đã dỗ con bằng lời ru đó từng đêm, bằng lời phỉnh-phờ một thoáng hy-vọng mong-manh vẫn âm-ỉ cháy trong cuộc đời mình. Em trở lại sau một tuần thăm hỏi, nhưng nào gặp được anh. Em ao-ước chỉ thêm một lần được đặt bàn tay em trong tay anh để chuyền hơi ấm cho nhau như một liều thuốc hồi-sinh cứu sống đời mình, nhưng ao-ước quá tầm tay. Em không thể kéo dài những tháng ngày như những sợi buồn trên phiến đá rong rêu. Em phải sống vì anh và cho con. Dành-dụm chút ít tiền em mua quà định lên thăm anh, nhưng gã công-an phường không cho giấy phép. Gã nhìn em như một thèm-thuồng khát-khao. Em đoán biết những gì sẽ xảy ra, nên đăng-ký đi vùng kinh-tế mới, một ân-huệ để tống-khứ những người của chế-độ cũ này xa dần thành-phố. Thế mà em cũng không được. Gã bảo em ở lại để được gã ban ơn. Em biết rồi. Ban ơn bằng một sự trao đổi. Thân xác nầy phải biết nằm trong tay loài vượn biết nói tiếng người sao anh? Lần-lửa đã một năm, em vẫn không được phép đến thăm anh. Một hôm nghe tin anh đã bị đưa ra Bắc, ở một trại giam nơi miền núi xa vời-vợi; biết bao giờ, biết bao giờ em gặp lại anh. Ngày cuối năm, gã công-an phường gọi em lên cho biết về anh, về một người tù xấu nhất vì anh đã dám công-khai chống lại chế-độ. Anh đã dám gọi “Bác Hồ vĩ-đại” của chúng là “con cáo già phản-bội dân-tộc”. Anh đã dám viết vào vách :
“Đất nước tôi, tổ-tiên tôi được sinh ra bởi Đảng”.
“Nam kỳ khởi-nghĩa tiêu Công Lý
Đồng Khởi ra đời mất Tự Do”.
Anh đã dám đem những câu nói của cán-bộ để xuyên-tạc chủ-nghĩa:
“Lao động đi, phương pháp ngăn ngừa
Và khắc-phục, thuốc thần tiên tán bệnh”.
“Bấy nhiêu tội ác, anh không bao giờ về được. Chị phải biết tự sắp đặt cho cuộc đời mình”. Em lủi- thủi ra về, sắp đặt cho cuộc đời mình. Hành-trang của em chỉ toàn là nước mắt và hận thù. Hạnh-phúc của chúng mình chỉ là một thoảng hương bay trong vòm trời lộng gió. Thời-gian của đời mình chỉ là một màu tím ngắt hoang-sơ. Thực tại của đời mình chỉ là một phũ-phàng tận cùng của vực thẳm.
Rồi một hôm, một người bạn anh về như một bóng ma thất-thểu trong chín tầng địa-ngục, đến gõ cửa và báo cho em biết là anh sắp chết, em phải mang thuốc để may ra cứu sống được anh. Vội-vàng gởi con cho người hàng xóm, em lên phường xin giấy đi thăm. Lần này thì tên công-an phường hầu như không ngần-ngại sau ba năm thèm thuồng khao khát. Em phải làm gì để cứu sống anh. Phản-bội anh hay hy-sinh. Một lần anh đã bảo em: “Yêu là hy-sinh tất cả”. Em phải hy-sinh tất cả miễn là được anh về, được thấy anh đặt nụ hôn trên chuỗi ngày hoang dại của con từ lâu thiếu tình phụ-tử. Em gục đầu, câm lặng như một tượng đá. Hả-hê cơn dục vọng, tên công-an cầm tờ giấy phép trao cho em và chúc bình-an. Em nhắm mắt lao đầu ra khỏi cửa chạy như một con chó điên nghe từng nhớp nhơ bấu víu trên da thịt. Anh Phong ! Em sống vì anh, hy-sinh vì anh, và em cũng đã một lần phản-bội anh. Thương em, thương con và tha-thứ cho em. Qua năm ngày trên những xe đò nối tiếp, em đến Hà-nội vào một ngày đầu Thu. Những vệt nắng còn sót lại trên thành-phố nhớp-nhúa điêu-tàn sau mấy mươi năm lũ vô-thần ngự-trị. Ngày nào của tuổi học trò em nghe “Hà-Nội ba mươi sáu phố phường” qua sách vở. Bây giờ Hà-Nội, một cái xác bơ-phờ như một gái điếm về già tô trét phấn son. Bến xe đò chen-chúc những bầy trẻ gầy còm, đem một chút tàn hơi đưa tay xin tiền những người khách từ Nam ra. Những cô gái Hà thành một thời vang bóng, hành-trang bây giờ là tấm nylon sẵn-sàng trao thân để đổi lấy một tô phở “Bác Hồ” độ nhật, những cụ già quần giẻ, bước lang-thang trên vỉa hè với ấm nước chè trên tay đón khách qua đường.
Hà-nội bây giờ là thế đó anh. Đã mất rồi thời của những tờ thư tím ngập-ngừng trên ánh mắt. Đã xa rồi thời của những nụ tình nở trên chiếc môi son. Đâu còn bóng dáng giai-nhân ẩn hiện trong khung cửa và chàng trai si tình ngập-ngừng dựa bức tường hoa. Kẻ ngự trị miền Nam bây giờ là thế đó. Em sẽ kể cho anh nghe những gì còn và mất, những địa-danh dấu tích mà em đã đi qua. Nơi đó hơn một lần ghi dấu chân anh trong tháng ngày dong ruỗi. Em sẽ kể cho anh nghe đoạn chót của cuộc tình ngập-ngừng trên đỉnh của hàng sầu đông thiếu lá. Và em sẽ kể cho anh nghe về em. . .
Đường từ quốc-lộ về trai giam, con đường mòn vừa đủ lối đi giữa rừng lau sậy, và cuối cùng em đến trai giam anh. Nắng chiều thoi-thóp trên ngọn cây, cơn gió lạnh đầu mùa làm tê cóng da thịt. Căn nhà thăm hỏi giờ này thật vắng-lặng, vì em đến vào ngày giữa tuần. Em nghĩ về anh, đêm nay, một đêm chờ sáng để cứu sống anh. Tiếng chim rừng về tổ, bóng đêm tràn về, ngọn đèn vừa đủ sáng, soi khuôn mặt bơ-phờ sau gần một tuần trên con đường từ Nam ra Bắc. Em đóng cửa lại thu mình trong chăn, cảm thấy đôi chân rã-rời như bất động. Tiếng cú kêu, tiếng chim rừng vỗ cánh, rồi tiếng chân người. . .
Em quấn mình trong chăn chui xuống gầm giường, mắt thao-láo nhìn về phía cửa, miệng cứng đơ không nói lên lời. Tiếng gõ cửa, rồi cuối cùng, tiếng đập mạnh, hai cánh cửa mở tung ra. Ngọn đèn vụt tắt, bọn chúng chĩa súng vào em. Một thằng dùng khăn tay bịt miệng em lại rồi thi nhau hãm-hiếp. Em thấy mình như không còn cử-động được nữa, cuối cùng thiếp đi từ lúc nào không hay.
Tiếng kẻng gọi tù báo tin đến giờ lao-động, em bừng tỉnh dậy thấy mình nằm giữa phòng, gói quà thăm anh vung-vãi tứ tung. Em không còn khóc được nữa, giọt nước mắt khô cứng, gói quà lại chờ cứu anh . . .và nhớ lại những gì xảy ra trong đêm. . .Nhìn những người bạn anh thất-thểu đi như những bóng ma, bơ-phờ, mệt nhọc. Mỗi toán vài chục người được canh giữ bởi một tên công-an, mắt đăm-đăm hình như sẵn-sàng nhả đạn bất cứ lúc nào. Anh Phong, anh của em. Những người đồng-hành…. .
những người một đời chỉ biết hy-sinh cho lý-tưởng, bây giờ những phần thưởng xứng-đáng là đây. Em giật mình quay lại, tiếng một công-an hỏi :
- Chị kia, thăm ai ?
- Tôi thăm chồng, Nguyễn Thu Phong.
Và em thuật lại những gì xảy ra đêm qua. Tên công-an lườm em rồi quát :
- Làm gì có chuyện đó. Chúng tôi làm việc cho nhân-dân, dưới sự lãnh-đạo sáng-suốt của Bác và Đảng. Đây chắc hôm qua bọn tù vượt ngục làm điều bậy bạ, bọn chúng ngày xưa quen thói hiếp-đáp, uống máu nhân- dân, bọn Mỹ Ngụy là thế đó. . . Em hoa cả mắt khi nghe mãi cái điệp-khúc này. Cơn giận bốc lên, em không còn biết gì nữa:
- Thưa ông, họ có cả súng. Nếu bọn tù vượt ngục, làm sao họ có cả súng. Và khi vượt ngục, họ mong trốn thật nhanh, sao có thể làm như vậy được?
Tên công-an trừng mắt nhìn em :
- Chị đổ tội cho chúng tôi à? Bọn tù vượt ngục, chuyện gì cũng có thể làm. Chị muốn bêu xấu chế-độ hay sao?
Cổ em khô lại, không nói thêm một lời nào. Tên công-an nhìn em rồi bỏ đi về phía cổng trại. Nửa giờ sau, một tên công-an khác ra. Em đứng dậy, lê bước về phía cửa. Tên công-an bảo:
- Tôi thành thật chia buồn cùng chị. Anh Phong đã mất cách đây hai ngày. Bệnh tình anh trở nặng, chúng tôi đã ra sức cứu chữa nhưng tiếc thay không cứu được anh ấy. Anh được chôn cất tử-tế. Chị có thể theo tôi lên thăm mộ anh ấy.
Em ngã xuống, hai hàng nước mắt tuôn dài. Thế là hết phải không anh? Ta không còn gặp nhau ở kiếp này. Anh Phong, anh dối em. Anh đã bảo khi nào bom lửa ngút trời, anh sẽ xin một quả đạn khói màu xanh chỉ điểm để mình tìm về với nhau, thêm một quả đạn sáng để dẫn đường cho chúng ta không lạc lối. Bây giờ anh đã đi, anh quên mẹ con em đang bơ-vơ rồi sao anh. Em gượng đứng dậy, lê từng bước chân theo gã công-an đi về phía đồi. Một khoảng đất rộng, những nấm mồ như nấm lô-nhô, dường như muốn kín vùng đất hoang. Em như con mẹ điên chạy về phía mộ mới đắp, ôm choàng lấy...Em khóc như chưa bao giờ được khóc. Anh Phong. Anh vội đi. Mười ba năm lấy nhau, vỏn-vẹn chúng ta chỉ có bốn mươi chín ngày sống bên nhau. Anh, em và con chúng ta làm gì nên tội mà phải đọa đày trong số kiếp này. Em nằm bên anh đây, em đến với anh rồi đây. Bàn tay anh đưa em vào đời, vào ngưỡng cửa tình-yêu. Anh cho em chút hạnh-phúc, nhưng hạnh-phúc sớm phai tàn, còn lại một chuỗi ngày đắng-cay nối tiếp. Ngày nào anh bảo em kiếp sau chắc gì đã có, biết đâu là một sự phỉnh-phờ của tôn-giáo, bây giờ anh đã đến ngưỡng cửa kiếp sau. Chờ em, em cùng đi với anh. Và Chúa, Phật, Trời chúng con đã tội tình gì, tội chúng con là trót đầu thai vào thế-kỷ này. Con là người, con người với yêu ghét giận hờn, con làm sao đưa cả hai má mình mà hứng chịu bàn tay oan-nghiệt của kẻ thù, kẻ thù vốn không tim mà ngày xưa Thượng-đế khi tạo ra con người đưa xuống trần-gian quên gắn tim vào cho nó. Ngày xưa Chúa đã đưa tay cứu sống mạng người, bây giờ Chuá cứu anh con. Một giờ thôi, một ngày thôi. Con cầu xin một ngày cho đủ số năm mươi. Con run sợ bởi con đã chọn số mười ba. Bốn mươi chín ngày chung sống vẫn là con số mười ba của một canh bài. Con đã chọn đúng con số phản Chúa, và Chúa bỏ con phải không? Con cầu xin Chúa như tử tội trước giờ hành-quyết xin được tháo dải khăn đen để được nhìn thấy ánh mặt trời trước khi xuống chín tầng địa-ngục. Bác Hồ vĩ-đại ơi! Bác nằm đó mồ cao mả đẹp, tên cáo già đã giết chồng con, giết nhân-dân con, sao Chúa không trừng-phạt, Chúa xuống tay cho kẻ thù không giết dần chúng con? Em thiếp đi, mơ thấy anh về. Anh mang một sợi xích sắt dài giữa họng súng của hai tên công-an. Em mơ thấy bàn tay anh dìu em vào cánh hoa dù bay cao trên nền trời xanh thẵm. Anh bảo em về đi. Chúng ta còn kiếp sau mà em, về lo cho con, con chúng mình chờ em đó. Dòng nước mắt em đè nặng trên thân xác anh, nặng hơn một khối đất trên chiếc quan-tài là những miếng tre, em biết không? Em nghe hơi ấm anh chuyền qua sợi dây vô hình từ lòng đất. Anh ôm em vào lòng. Em gối đầu vào cánh tay anh, cánh tay vạm-vỡ của người lính Dù có chiếc mũ đỏ che lấp nửa khoảng trời xanh ngày nào. Em tỉnh dậy, thấy mình nằm trong căn nhà thăm hỏi. Và chiều hôm ấy, mấy người cùng cảnh-ngộ như em đã dìu em theo họ về Nam. . .
Về đến nhà thì được tin Phong-Vũ, Cẩm-Giang đã được một người bạn cũ đưa đi nước ngoài cách đấy mấy ngày. Bây giờ đến lượt mẹ cầu-nguyện cho hai con, và xin anh đưa hai con đến khung-trời tự-do, dìu hai con trên đoạn đường oan-nghiệt này. Con anh, con em, con chúng mình đó anh. Một mùi hương thoang-thoảng bay, em cúi đầu tưởng-niệm về anh, và em sẽ tìm đến thăm con .
***
Sáu tháng sau, tình cờ tôi gặp Phượng-Giang, cô bé của hai mươi năm về trước, có đôi mắt buồn như mảng trời Thu đã làm chao tình lớp học. Những gì trong chuyến đi, ngôn-ngữ trần-gian chưa đủ để diễn tả. Sau mười ngày bềnh-bồng, và cuối cùng con thuyền trôi giạt vào bờ biển Thái-Lan. Tôi bồng em với đôi cánh tay trần băng qua vùng biển cát rực lửa mùa Hè. Tôi đặt em dưới bóng dừa, và chuyền cho em nửa tách nước. Người cho nước là ai, em biết không? Chính là tên cuớp biển ngày qua đó em. Bây giờ thì chắc nó vừa sám-hối xong, bởi anh thấy nó ra từ chùa. Đó là cuộc đời. Anh đưa em vào bệnh-viện để được nghe tiếng nói cuối cùng của em “Vĩnh-biệt anh, vĩnh-biệt hai con. Em về, Phong chờ em”. Anh và vài người bạn đã mang xác em vào ngôi chùa. Dọc đường xin được ít vỏ xe cũ, và cuối cùng anh tự tay châm lửa hỏa thiêu em. Anh cúi đầu. Không còn gì để nói nữa. Ngọn lửa bốc cao, xác em chìm dần xuống. Và sáng hôm sau, anh tìm em trong tàn tro, nắm xương tàn anh giữ lại mai sau. Em đi. Chúc em bình-an như những ngày hoang dại xa xưa nơi rừng dừa hai mươi năm về trước.
"Tuyệt vời của cuộc đời là sự khác biệt!" vì thế
nếu quý vị không muốn tiếp tục nhận, xin
báo tuan.b.cao@gmail.com. Thành thật
cám ơn.
Cao Bá Tuấn
"Bạc
lòng nhưng chẳng cam lòng,
mang
theo nhục nước vào trong mộ phần" - HHC
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen