Lãnh đạo CSVN là người Việt Nam hay người Tàu?
Phạm
Trần
- Lãnh đạo đảng và nhà
nước Cộng sản Việt Nam đã hành động ngược với quyền lợi của Tổ quốc về Quần đảo
Hoàng Sa nên có nghi vấn trong nhân dân muốn biết họ là người Việt hay người
Tầu?
Sau đây là những lý do đã gây
ra thắc mắc:
Thứ nhất: Nếu
họ là người Việt thì tại sao họ lại cấm Ủy ban nhân dân huyện Hoàng Sa tổ chức
“Chương trình ca nhạc hát về biển đảo quê hương và Lễ thắp nến tri ân Hướng
về Hoàng Sa”, dự trù diễn ra vào lúc 19h00 ngày 18/01/2014 tại Công viên
Biển Đông, thành phố Đà Nẵng?
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân
huyện Hoàng Sa, ông Đặng Công Ngữ, đã phải hủy bỏ vào giờ chót vì chính quyền
Trung ương ở Hà Nội sợ đụng chạm đến Trung Cộng.
Theo một số tài liệu thì Hà
Nội không muốn truy điệu và tri ân 74 chiến sỹ của Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh
khi chống lại cuộc cưỡng chiếm Hoàng Sa của quân Trung Cộng ngày 19/01/1974 vì
sợ bị Bắc Kinh lên án “lật lọng”. Lý do: Trung Cộng đã nắm được bằng chứng từ
năm 1956 chính quyền Cộng sản Việt Nam lúc ấy là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã
“lỡ mồm” thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa (Trung Cộng gọi là Tây Sa và Nam Sa) là
của Trung Cộng!
Bách Khoa toàn thư viết:
“Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Trung
Quốc, ngày 15 tháng 6 năm 1956, tức khi đang là Thứ trưởng Bộ Ngoại
giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Ung Văn Khiêm đã nói với đại diện lâm thời của
lãnh sự quán Trung Quốc tại Việt Nam, Lý Chí Dân, rằng: "Căn cứ vào tư liệu của
phía Việt Nam, về mặt lịch sử thì quần đảo Tây Sa và
Nam Sa nên
là một phần lãnh thổ của Trung Quốc".
Ai cũng biết vào thời điểm
năm 1956 hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quyền kiểm soát của Chính phủ
Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam. Vậy Ung Văn Khiêm có quyền gì và đã căn
cứ vào đâu mà ăn nói quàng xiên như thế để gây họa cho Việt Nam bây
giờ?
Thứ hai: Tại
sao nhà nước CSVN không biện giải nổi mỗi khi Trung Cộng trưng ra các tài
liệu:
- Công hàm ngày 14/09/1958
của Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhìn nhận chủ quyền của Trung Cộng trên hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa.
- Bản đồ của Cục Đo đạc &
Bản đồ VN (của miền Bắc, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, VNDCCH) từ 1964 đã ghi Tây
Sa và Nam Sa là tên của Trung Cộng gọi hai quần đảo Hoàng Sa-Trường
Sa
- Tuyên bố ngày 09/05/1965
của chính phủ VNDCCH nhìn nhận “một phần của lãnh hải của Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa trong quần đảo Tây Sa của Trung Quốc nằm trong “vùng chiến sự” của lực
lượng vũ trang Hoa Kỳ.”
Phía CSVN lúng túng vì họ
biết đã lỡ “há miệng mắc quai” và không dám minh bạch với nhân dân mỗi khi có ai
muốn tìm hiểu cho ra lẽ. Một số báo của đảng, tiêu biểu như báo Đại Đoàn Kết của
Mặt trận Tổ Quốc, ít viên chức ngoại giao và một vài Đại biểu Quốc hội có kiến
thức về lịch sử như Đại biểu, sử gia Dương Trung Quốc thì cũng chỉ đưa ra những
lập luận “bảo hoàng hơn vua”, không soi sáng được tận nguồn gốc của những hành
động và lời nói đã “tác hại nghiêm trọng” cho chủ quyền lãnh thổ và biển đảo của
Việt Nam.
Thứ ba: Tại sao
trước 24 giờ kỷ niệm 40 năm trận chiến chống Trung Cộng ở Hoàng Sa ngày
19/01/2014 của Hải quân VNCH thì Ban Tuyên giáo Trung ương của đảng CSVN đã ra
lệnh cho tất cả các báo lề đảng phải “ngưng” không được đăng thêm bài nói về
Hoàng Sa nữa. Lệnh ngưng này là chỉ thị của Bộ Chính trị đảng CSVN hay áp lực từ
Trung Cộng?
Trước lệnh này, một số báo
“không thuộc dòng chính thống của đảng” như Thanh Niên, Giáo dục Việt Nam,
VietnamNet, Tuổi Trẻ v.v... đã đăng nhiều bài nói về lịch sử trận chiến Hoàng Sa
và ca tụng sự hy sinh bảo vệ Tổ Quốc của các chiến sỹ Việt Nam Cộng
Hòa.
Hàng ngàn độc giả, trí thức
và dân thường kể cả nguyên Giám đốc Học viện Hải quân - Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm,
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu 4 và nguyên Trưởng ban
Biên giới Chính phủ Tiến sỹ Trần Công Trục đã lên tiếng yêu cầu Nhà nước phải
“trân trọng và phải tôn vinh tinh thần yêu nước và hy sinh của những người lính
VNCH chống ngoại xâm.” Nhà nước lặng thinh.
Các báo “chính ngạch” gồm
Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Sài Gòn Giải Phóng, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Tuyên
giáo, Tạp chí Dân Vận, Quốc phòng Toàn Dân v.v... đều không đả động gì đến biến
cố Hoàng Sa!
Như vậy là đảng CSVN đã
“không cùng đồng hành vì chính nghĩa với dân tộc”. Họ đã chống lại nguyện vọng
muốn bảo vệ Tổ quốc của dân và làm nhụt chí đấu tranh, yêu nước của thế hệ trẻ
Việt Nam.
Thứ bốn: Vậy
thì có lẽ không cần phải thắc mắc tại sao Công an Hà Nội đã có những hành động
“thiếu văn hóa” và “không có giáo dục của Thánh hiền Việt Nam” khi họ bày trò
“cắt đá thi công giả vờ” và mở loa phóng thanh cực mạnh để phá buổi lễ tưởng
niệm 40 năm Hoàng Sa bị Trung Cộng cưỡng chiếm và ngăn cản người dân tri ân 74
Chiến sỹ VNCH tại Tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội ngày
19/01/2014.
Trong số trên 400 Công an có
anh Nguyễn Tuấn Khiên, phó đồn Công an phường Tràng Tiền đã giả làm công nhân
cầm máy cắt đá xiên xẹo cốt làm bụt mù để đuổi người dân ra khỏi khu vực Tượng
đài Lý Thái Tổ. Nhưng liệu anh có biết cấp chỉ huy của anh đã chủ mưu làm cho
anh xấu mặt hay anh đã cố ý hành động để giúp cho Trung Cộng bảo vệ lập luận chủ
quyền Hoàng-Trường Sa là của họ?
Bằng chứng về anh “công nhân
đội nón cối” tên Khiên này đã được Blogger Nguyễn Lân
Thắng cho biết: “Lại thêm một phát hiện: Đồng chí cầm máy cắt đội
mũ cối không phải là công nhân... đồng chí ấy tên là Nguyễn Tuấn Khiên, phó đồn
công an phường Tràng Tiền... điện thoại của đồng chí ấy là:
+849120998888.”
Trường hợp anh Công an Khiên
và những Công an vác loa đi quanh la hét vào mặt người dân, kể cả vào mặt một nữ
Nhà báo nước ngoài khi bà muốn phỏng vấn Tiến sỹ Nguyễn Quang A có phải bị lên
án là họ đã “bôi nhọ” văn hóa Việt Nam để làm lợi cho Trung Cộng hay phải lôi
các cấp chỉ huy của họ ra trước “tòa án lương tâm” để trả lời cho hành động của
mình?
Hãy nghe một số trí thức của
Thủ đô Hà Nội ghi lại “trò phá đám rẻ tiền” cuộc truy điệu yêu nước như
sau:
Tiến sỹ Đào Tiến Thi: “Ngó
vào “công trình đang thi công” thì chỉ thấy mấy anh thợ đang xẻ đá. Những hòn đá
nhỏ, có hòn chỉ lớn hơn nắm tay một chút và chẳng rõ xẻ như thế để làm gì. (Cho
đến cuối buổi, khi người đi mít tinh đã về thì cuộc “thi công” cũng ngừng luôn
và mấy cục đá xẻ lung tung đó càng tố cáo cái trò lố không che đậy được
ai)...
... Tôi nói nỗi buồn đau
lớn nhất của tôi là nghĩ về dân tộc Việt Nam, từ một dân tộc anh hùng, hôm nay
đã trở thành một dân tộc hèn nhát...”
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi:
“Một tốp thợ đá đang chia nhau ngồi lầm lỳ cưa xẻ những phiến đá lớn nhỏ xung
quanh tượng đài (mà chốc sau, khi đã vãn cuộc tôi đi quanh nhìn ngó mới biết các
phiến đá họ cưa chỉ là cưa để lấy bụi nên ném vương vãi khắp nơi, hằn sâu lằn
ngang lằn dọc như những chú chó đá há miệng cười trong truyện cổ tích, đến là
khôi hài). Thì ra đám bụi bốc lên rất cao che mờ cả bức tượng mà vừa đến đầu
đường tôi cứ tưởng là khói hương nghi ngút, chính là đám bụi đá do những người
thợ đá “hành nghề không đúng lúc” này đây. Chúng tôi đưa mắt nhìn nhau: một mưu
kế đáng gọi là “kịp thời” nhưng cũng đáng gọi là “cùng kế” của đám bộ máy chức
năng, cốt để cản trở buổi lễ mà họ cầm chắc là sẽ rất xúc động - mà sự xúc động
của lòng dân thì chính là điều bất lợi với nhà cầm quyền nếu nó được tổ chức
trọng thể.”
Tiến Sỹ Nguyễn Quang A:
“Chứng kiến cảnh chướng tai gai mắt do công an (tôi tin những người mặc
thường phục hôm đó cũng là công an mặc thường phục để che mắt thiên hạ) gây ra
trong buổi tưởng niệm 40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa, nhưng tôi đã không
nhắc đến sự kiện đau lòng và ô nhục vào buổi sáng đó trong bữa cơm tối với phó
thủ tướng Vương quốc Bỉ, một giáo sư về luật hiến pháp và nhân
quyền...”
Nhà giáo Phạm Toàn của nhóm
Cánh Buồm: “Thấy cái anh gọi loa đó cứ quanh quẩn gần bên, tôi nói đùa, “anh
là người Tàu phải không? Quảng Đông hay Quảng Tây?” Mọi người cười ồ lên. Anh ta
đi sang nhóm bên cạnh tôi. Nghe có tiếng người hỏi anh ta, “hôm nay anh được trả
mấy trăm?” Có anh còn rút ra tờ năm trăm ngàn giơ trước mặt anh ta nữa. Không
nghe thấy lời nói đùa, chỉ thấy tiếng cười rộ.”
Song song với sự tức giận và
khinh bỉ việc làm của Chính quyền, người dân Hà Nội đã nói thay cho hàng triệu
người khác vào sáng ngày 19/01/2014 trước Tượng đài Lý Thái Tổ bằng những khẩu
hiệu và lời hô yêu nước, tri ân các chiến sỹ của cả 2 bên chiến tuyến đã bỏ mình
vì Tổ quốc.
Hãy xem:
“Không được bán Hoàng Sa”
“Đả đảo Trung quốc xâm
lược-Hoàng Sa-Việt Nam-Trường Sa-Việt Nam - Đả đảo tay sai bán nước. Đả đảo tay
sai Tầu.”
“Đả đảo bọn bán
nước!”.
“Tẩy chay 16 chữ
vàng & bốn tốt”.
Hàng chục bó hoa trắng có
hàng chữ “Hoàng Sa-Việt Nam” đã được dựng dưới chân Tượng Vua Lý Thái Tổ
trong khi hàng trăm người dân và dân oan từ các nơi đổ về đã hô to với những
cánh tay vung lên trời cao “Hoàng Sa-Việt Nam-Trường Sa-Việt
Nam!”
Các biểu ngữ lớn nhỏ bày tỏ
lòng biết ơn các chiến sỹ đã hy sinh cho Tổ quốc và chống “tay sai Trung
Cộng” cũng đã được dương cao, mặc cho những tiếng loa hò hét phá phách của
Công an:
“Tưởng nhớ những người con
yêu của Tổ Quốc đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu chống quân Trung quốc xâm lược
tại biên giới phía Bắc-Biên giới Tây Nam, tại Hoàng Sa & Trường
Sa”.
“Phong trào dân oan tri ân
các anh Trường Sa-Hoàng Sa”.
“Tổ Quốc Ghi Công - Đời
đời nhớ ơn các Anh hùng bảo vệ Hoàng Sa 19/1/1975 - Hình Trung tá Ngụy Văn Thà,
Hạm trường HQ-10 Nhật Tảo”.
“Sang Năm Tới Hoàng
Sa”.
Như vậy khi người dân đã đứng
về phía đối lập với đảng và nhà nước để nói lên những điều biết ơn những con dân
nước Việt đã nắm xuống cho mình được sống và Tổ quốc được trường tồn thì tại sao
lãnh đạo của đảng CSVN lại ngăn cấm dân chống ngoại xâm để làm lợi cho ngoại
bang?
Đó là lý do tại sao Việt Nam
không dám kiện Trung Cộng ra trước Tòa án Quốc tế đã xâm chiếm biển đảo của mình
như Chính phủ Phi Luật Tân đã làm, phải không?
Cả cái Quốc hội, cơ quan
quyền lực cao nhất của Nước có 500 Đại biểu mà không thấy ai dám “đứng về phía
dân” xuống đường đòi lại biển đảo và truy ơn những liệt sỹ đã bỏ mình trong các
cuộc chiến chống Tầu xâm lược thì họ đại diện cho dân ta hay dân Trung
Cộng?
Như thế thì liệu đã quá muộn
chưa để nghi vấn về Quốc tịch của Lãnh đạo, hay ta cần phải làm cuộc giải phẫu
để xem máu họ thuộc dòng giống nào?
01/2014
Phạm
Trần
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen