Hằng năm cứ đến ngày Mùng 5 Tết, dân Việt
chúng ta nhớ về Mùng 5 Tết Kỷ dậu, 1789; năm mà quân của vua Quang
Trung Đại Đế đã đánh
tan hơn 200 ngàn quân Mãn Thanh sang xâm lăng Đại Việt. Trận đầu tiến đánh bất
ngờ vào Gián Khẩu, đồn Hà Hồi, trong khi tình báo quân Thanh bị quân Tây Sơn
tiêu diệt ngay từ đầu khiến quân Thanh đồn trú Hà Hồi không hay biết gì, Đồn Hà
Hồi bị quân Tây Sơn bao vây và đánh chiên trống vang trời, loa kêu gọi làm cho
giặc Thanh hoang mang bị động nên đã bị quân Tây Sơn đánh tan rã. Tâm lý quân
Thanh sợ sệt quân Tây Sơn đã đồn đãi tới quân Thanh đóng ở Khương Thượng đã làm
cho quân Thanh bị động dây chuyền. Quân Tây Sơn hạ đồn Khương Thượng không mấy
khó khan. Tiếp đến là trận Ngọc Hồi sau cùng là trận Đống Đa, trong vòng 5 ngày
quân cuả Quang Trung Đại Đế đã chiến thắng. Quân của vua Quang
Trung tiến vào Thăng long đúng ngày Mùng 5 Tết và ăn mừng chiến thắng.
Chiến thăng này lịch sử Việt gọi ngày Mùng 5 Tềt Kỷ Dậu là chiến
thắng Đống Đa.
Nguyên nhân:
Cuối năm 1788, vua Lê Chiêu Thống, vị vua
cuối cùng của nhà Lê đã sang Tàu cầu viện quân Thanh. Vua Thanh là Càn Long đã
giao cho Tổng
đốc Lưỡng Quảng là Tôn Sĩ
Nghị toàn quyền sắp đặt mọi việc và định liệu chiến trường khi xâm lăng Đại Việt.
Tôn
Sĩ Nghị điều động quân của cả 4 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và Qúy Châu.
Tổng cộng hơn 200 quân chia làm 3 đường tiến vào Đại Việt với danh
nghĩa phù Lê phục quốc. Trong khi đó thì nhà Thanh cũng đã chuẩn bị gần mười vạn
quân tiếp viện từ Quý Châu trên đường vào Đại Việt ngà Cao Bằng, theo sau 20 vạn
quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh đã vào Đại Việt.
Đạo quân thứ nhất do
Tổng Đốc Vân Nam và Qúy Châu chỉ
huy tiến vào theo ngả Tuyên Quang. Đạo quân thứ hai do Tri Phủ Điền
Châu là Sầm Nghi Đống tiến vào ngả Cao Bằng. Đạo quân thứ 3 do
chính Tôn Sĩ Nghị và Đề Đốc Hứa Thế Hanh chỉ huy đi qua ải Nam Quan (Nay vùng
biên giới này đã bị Cộng sản Việt Nam triều cống
cho Tầu
cộng).
Khi quân của Tôn Sĩ Nghị tiến
đến Kinh Bắc (Bắc Giang ngày nay), Ngô Văn Sở sai Nội hầu Phan Văn Lân đem gần
một vạn quân tinh nhuệ lên đóng ở
Thị Cầu. Quân Thanh tiến chiếm núi Tam Tầng rồi bất ngờ xua quân đánh úp quân
của tướng Phan Văn Lân ở Thị Cầu. Quân Thanh chia làm hai
hướng và tấn công ào ạt vào
đội quân của tướng Phan Văn Lân.
Tướng Phan Văn
Lân thua, phải rút về Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị xua quân đuổi theo và đến đóng
quân ở hai bờ sông Nhị; rồi làm bàn đạp vào chiếm đóng Thăng Long, khống
chế phần lớn Bắc Hà.
Quân Tây Sơn do Ngô Văn Sở chỉ
huy, đã theo ý kiến của
tham mưu là Ngô
Thời Nhiệm và Phan Huy Ích. Ngô Văn Sở bàn với Ngô
Thời Nhiệm rằng " Địa thế Thăng Long trống trải khó giữ,
nên rút quân về Thanh Hóa,
đóng ngay ở núi Tam điệp phòng thủ
chờ lệnh".
Đơn vị này được Ngô Văn Sở chia làm hai: Thủy quân đóng ở hải phận Biện Sơn, lục quân
thì đóng chặn ở núi Tam Điệp. Rồi cho phi mã thần tốc về báo với Bắc Bình Vương Nguyễn
Huệ đang đóng tại Phú
Xuân.
Đựợc tin báo, ngày 25 tháng 11 năm
Mậu Thân (22 tháng 12 năm 1788), Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ bàn kế hoạch và tiến quân ra Bắc; với lý do là vua Lê đã bỏ nước và
rước giặc Thanh về xâm lăng Đại Việt.
Để có
chánh nghĩa, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng
đế tại núi Bàn, Phú Xuân, lấy hiệu là Quang Trung.
Cờ nước Đại
Việt dưới triều vua Quang Trung
Ngày 29 tháng 11 năm Mậu Thân
(tức 26 tháng 12 năm 1788), đại quân
của Hoàng đế Quang Trung tới Nghệ An,
dừng quân tại đó hơn 10 ngày truyền hịch đi khắp các địa phương để
lên án giặc Thanh xâm lăng, khơi dậy lòng căm thù giặc Thanh để dân chúng gia
nhập quân đội Tây Sơn. Quang Trung tuyển thêm quân và củng cố lực lượng, nâng
quân số lên gần
10 vạn, tổ
chức thành 5 đạo, gồm: tiền, hậu, tả, hữu và trung
quân; đội tượng binh với 200 voi
chiến. Ngài
tổ chức duyệt binh để khích lệ lòng dân biểu dương sức mạnh tạo ý chí quyết chiến
thắng trước khi chiến đấu
với giặc Thanh.
Ngay sau lễ duyệt binh, Quang Trung
liền tiến quân ra Bắc.
Soái kỳ của Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ
Diễn tiến các trận đánh và chiến
thắng:
Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân,
tức 15 tháng 1 năm 1789, đại quân của Quang Trung đã ra đến Tam điệp, rồi Ninh bình. Vua Quang Trung và tham mưu xem xét tình thế, ngài đã nói cùng ba quân tướng sĩ rằng, “Phen này quân Thanh
sang nước ta, thì chúng chỉ mua lấy cái chết mà
thôi!”
Vua Quang Trung tiên liệu rằng sẽ đánh tan quân Thanh không quá 10 ngày. Nhưng
sớm hơn tiên liệu; đúng đêm giao thừa Tết Kỷ Dậu, 1789, quân Tây Sơn, dưới
sự thống lĩnh của Vua Quang Trung, bất ngờ tấn công và tiêu diệt giặc Thanh ở
đồn tiền phương Gián Khẩu; đồn
Hà Hồi Đêm mùng 4 rạng
mùng 5 tháng giêng năm Kỷ dậu, 1789. Trận đánh của quân Tây Sơn diễn ra
tại vùng Khương Thượng, do Đô đốc Long chỉ huy; đã
tiêu diệt toàn đơn vị quân Thanh phòng thủ Khương thượng. Tướng nhà Thanh là Sầm Nghi
Đống phải treo cổ tự tử ở núi Loa Sơn. Trận đánh này đã mở đường cho đại quân
Tây Sơn từ Khương Thượng tiến đánh Ngọc Hồi, rồi đánh thẳng vào Thăng Long.
Chỉ trong vòng 5 ngày kể từ đêm
giao thừa Tết Kỷ dậu, 1789, quân Tây Sơn đã phối hợp voi chiến, súng hỏa hổ đặt
trên lưng voi bắn lửa thẳng vào và đốt quân thanh Thanh. Ngaì dùng những tấm ván
dày quấn rơm tẩm ướt chặn các mũi tên tẩm lửa của giặc bắn tới, nhằm che chở bảo
vệ các đội tráng sĩ xung kích khi tiếp cận.
Với chiến thuật thần tốc và chớp
nhoáng, bất ngờ, gây hoang
mang giặc đã dồn quân Thanh vào thế bị động liên tục; mà trận Ngọc Hồi và Đống Đa
đã chôn tập thể xác quân
Thanh. Quân Thanh thua không còn manh giáp.
Tôn Sĩ Nghị bỏ
chạy lên phía Bắc, tàn quân nghe tin chủ tướng đã
bỏ chạy, cũng liền tan rã chạy theo, tranh nhau qua cầu sông Nhị, cầu sập; tàn
quân Thanh rớt xuống sông chết đuối. Xác quân Tàu làm nghẽn cả
dòng sông. Đạo quân Thanh xâm lươc bị quân Tây Sơn đánh không còn manh giáp. Chỉ mình Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống trốn chạy thoát về Tàu. Mười vạn quân Thanh tiếp viện trên đường
tiến về gần tới Thăng Long hay tin đạo quân do Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh đã thua và
Tôn Sĩ Nghị bỏ cả ấn tín chạy thoát; nên chúng cũng hốt hoảng tan rã theo và
chạy ngược về Tàu.
Trưa mồng 5 Tết Kỷ Dậu, 1789, quân Tây Sơn đã tiến vào Thăng
Long ăn mừng chiến
thắng.
Chiến thắng Đống đa của vua Quang Trung đã
viết nên trang sử oanh liệt nhất trong lịch sử đân tộc Việt Nam. Để nhớ ơn vị
anh hùng áo vải có tinh thần độc lập dân tộc và tự chủ, chưa hề vay mượn vũ khí
hay quân đội ngoại bang để “cõng rắn cắn gà nhà” mà gây nghiệp đế vương.
Và với vua Quang Trung đã đánh là phải thắng!
Tóm lại
Nói đến Chiến thắng Đống Đa oanh liệt thì
phải nói đến và ghi ơn vua Quang Trung. Người dân Việt Nam, dưới
thời Việt Nam Cộng Hoà, đặc biệt là người dân tỉnh Bình định, hằng năm vào ngày
mùng 5 Tết, họ đều tổ chức ngày kỷ niệm chiến thắng Đống Đa tại Thôn Kiên Mỹ,
cách thị xã Phú Phong nhìn về hướng bắc Sông Côn chừng một cây số, trên Quốc lộ
19, cách Qui nhơn vào khoảng 42 cây số, nơi có đền thờ vua Quang Trung.
Nếu chúng ta so sánh
Quang Trung Đại Đế với những thiên tài
quân sự trên thế giới từ Napoleon Bonaparte, Thành Cát Tư Hãn đến Alexandre Đại
đế, thì những vị này còn nhiều phen bị thua xiển tảng. Ngược lại,
vua Quang Trung từ
khi
dựng nghiệp, rồi
Tướng
quân, giữa lúc nước
nhà ly loạn khắp nơi cho đến khi ông mất,
chưa hề đánh mà bị thua trận nào. Vua Quang Trung cũng
đã đánh dẹp quân Nguyễn Ánh
phía Nam, đánh tan tác gần50 ngàn quân Xiêm
La
do Nguyễn Ánh rước
về ở
trận Rạch
Gầm,
vùng Định Tường ngày nay. Chiến tích của Quang
Trung là bách chiến bách
thắng
trong quân sử Đại
Việt!
Chiến thắng Đống Đa
vào Mùng 5 Tết năm 1789 của Vua Quang Trung, có lẽ không bao giờ bị xóa nhoà
trong chiến bại xâm lăng trong lịch sử của Tàu; cho dù chúng cố tình bóp méo,
ngụy tạo để khỏa lấp cỡ nào đi nữa, chúng cũng không thể biện
minh được chiến bại thảm hại này. Ngược lại đối với dân tộc Việt
Nam chúng ta phải biết tự hào về thiên tài quân sự trong lich sử nước nhà.
Để thể hiện tự hào đó, chúng ta phải biết hun đúc tinh thần Quang
Trung và chiến
thắng Đống Đa cho các thế hệ con
cháu mai sau noi gương và tiếp tục đương đầu với bắc phương là giặc Tàu Cộng. Dù
bất cứ thời điểm nào chúng cũng
luôn nuôi mộng tìm cách thôn tính Việt Nam. Muốn đương đầu với kẻ thù
truyền kiếp từ phương Bắc, trước hết toàn dân
phải đứng lên tiêu diệt tập đoàn Công sản Việt Nam bán nước vì làm nội gián cho Tàu công
xâm chiếm!
Lê Đình Thọ
Tham khảo
1.Viêt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim
2.Việt Sử
Toàn Thư của Phạm Văn Sơn
3.Việt Sử Toàn Thư (với lời thuật của De Barisy
cố vấn Gia Long)
__._,_.___
Reply via web post | Reply to sender | Reply to group | Start a New Topic | Messages in this topic (1) |
Recent
Activity:
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen