Cuộc đời tỵ nạn trên đất chùa Tháp
Đất chùa Tháp ở đây là xứ Căm Bốt (Cambodge), một đất nước còn nhiều hận thù oan nghiệt với Việt Nam (1).
Điểm cần nhấn mạnh ngay ở đây là: cuộc sống của người Việt tại đất nước này bao gồm hai thành phần khác nhau: những người Việt tha hương (2) và những người Việt tỵ nạn.
Cuộc sống của người Việt tha hương, có thể tóm tắt như sau: Nói chung, theo tác giả Ngô Thế Vinh, "cuộc sống của cộng đồng người Việt tha hương trên đất nước Cam Bốt đã chẳng dễ dãi hay vẻ vang gì. Đa số sống bằng nghề hạ bạc / chài lưới, buôn bán nhỏ hay làm thuê làm mướn. Nhưng so với những người đồng hương sống chật vật ở những khu ổ chuột của thủ đô Phnom Penh, người Việt ở khu làng nổi phía tây bắc Biển Hồ có mực sống cao hơn hẳn có lẽ nhờ nguồn tôm cá phong phú nơi đây. Họ cũng tự tin hiên ngang sống với căn cước của mình ở một vùng đất từng tắm máu người Việt thời Lon Nol, Pol Pot».
Người Việt tỵ nạn là các nhà Dân chủ, Bất đồng chính kiến, các chức sắc tôn giáo tại VN..v..v...Họ cũng có thể là những người Việt đã sống tại đất nước này lâu năm, nhưng sau khi gia nhập các tổ chức, đảng phái chống chính quyền CS, họ bị phát hiện, lùng bắt nên đã phải "Trốn chạy" sang đất nước Thái Lan. Không ít trường hợp họ đã là thành viên các tổ chức chống Cộng quyền trước kia tại VN, và sau khi bị án tù, đành trốn qua Căm Bốt, tạm thời sinh sống và chờ thời cơ mới.
Tuy nhiên, do cuộc sống trong hoàn cảnh mới, đôi người do ảnh hưởng môi trường sống, đã trở nên thoái hóa.
- Hồ Long Đức bị tố buôn ma túy bởi Thạch Chợn. Nguyễn Phùng Phong bị tố mở quán gái mãi dâm.
- Lê Kim Anh mở quán gái Kim Anh.
- Nguyễn Phùng Phong có tại sản đến hơn 3 triệu đô la, có tàu Viễn Dương để buôn ma túy từ Nam Mỹ, có cả dàn xế hộp đắt tiền..v..v... Đó là người hợp tác với cả tình báo Căm Bốt và VN.
Nếu tiết lộ này là đúng, điều đó hoàn toàn phù hợp với sự thật được vén màn như sau: "Chính tại nơi đây (Phnom Penh), tôi có điều kiện gặp gỡ nhiều người tỵ nạn khác và cũng chính tại nơi đây mà tôi cũng được mở mắt ra để biết thêm về cái thế giới tỵ nạn CS tại Căm Bốt mà sao nghiệt ngã và phức tạp đến thế!. Chính cái thế giới tỵ nạn nhỏ bé này đã dẫn dắt tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Càng tìm hiểu về nó tôi càng bàng hoàng càng sửng sốt. Nhưng có lẽ điều mà tôi ngạc nhiên và sửng sốt nhiều hơn cả là bên cạnh những gia đình người tỵ nạn sống nheo nhóc, nhếch nhác, chen chúc trong những căn phòng chật hẹp, u tối và bẩn thỉu, với những kiếp đời tối tăm, không định hướng, không tương lai, với từng ngày sống áo chẳng đủ lành, cơm chẳng đủ no, thì lại tồn tại một người tỵ nạn khác rất quyền uy, rất quí tộc, rất đế vương, sở hữu cả súng ngắn, súng dài, sở hữu cả xe hơi đời mới Toyota Runner và sở hữu cả một tòa biệt thự nguy nga đồ sộ, có tường cao hào sâu để bảo vệ..."(Lời thuật của Ngô Văn Tài).
Số đợi thời cơ trên đất nước này được hiểu như là chờ một tổ chức chống Cộng quyền để gia nhập...và chờ được định cư một nước thứ ba. Có một số đã được định cư tại Mỹ như: - Phan Văn Sơn, sĩ quan tham mưu của Thiếu Tướng Bùi Thế Lân, đến Mỹ năm 1997. - Ngô Văn Tài, trước thuộc Chiến đoàn 1 Lôi Hổ. Sau 75, tham gia Lực lượng Liên Bang Chí nguyện quân Đông Dương...rồi gia nhập Lực lượng Fulro. Ngô Văn Tài định cư tại Mỹ vào 02.2010. Nhưng có người vẫn còn cư ngụ tại đó. Trong số đó, có một sĩ quan tùy viên của Tướng Lê Minh Đảo đến Cambodge vào năm 1992 và hiện thời đang sống tại Phnom Penh.
Tuy nhiên, một số khá đông người Việt tỵ nạn đã phải tiếp tục vượt biên sang Thái Lan. Lý do vì không thể chịu đựng được sự truy lùng của bọn tình báo Việt Cộng bên Căm Bốt. Sau đây là những điển hình:
- Thầy Thích Trí Lực (Phạm văn Tưởng, đã hoàn tục) đang sinh sống tại Thụy Điển. Năm 2002, đang được hưởng qui chế tỵ nạn của UNHCR (Cao Ủy tỵ nạng LHQ)đã bị an ninh VN qua tận Phnompenh bắt cóc đem về lại VN, giam 20 tháng tù.
- Ngô Đắc Lũy (Mục sư hệ phái Mennonite Tin Lành) bị bắt vào tháng 10.200. Sau đó, ông này phải chạy qua Bangkok (Thái Lan)
- Lê Trí Tuệ bị bắt ngày 06.05.2007.
- Các thành viên của Chính Phủ Việt Nam Tự Do (đảng phái ở Mỹ) bị bắt, giống như các nhà Dân chủ và Bất đồng chính kiến khác, sau khi vượt biên qua Căm Bốt.
- Năm 1998, tình báo Việt Cộng đã bắt trọn 87 đảng viên Đảng Nhân Dân hành động (Đỗ Thành Công lãnh đạo). Nguyễn Sỹ Bình, chủ tịch đã mời Nguyễn Phùng Phong hợp tác.
- Mới đây nhất là vụ ông Nguyễn Công Bằng (Tổng thư ký Đảng Vì Dân) cũng bị anh ninh VC mưu sát tại Siêm Riệp.
Lực lượng tình báo VC đã tạo được thành tích đó, phần nhờ vào các phần tử thoái hóa (Nguyễn Phùng Phong, Hồ Long Đức..v..v..) phần vì sự tiếp tay của bộ phận tình báo Căm Bốt. Đại sứ quán của VC đặt dưới quyền chỉ huy của một Lãnh sự tình báo tên Thành. Họ cộng tác với Cục trưởng Cục tình báo Cambodge là tướng Van Na. Trung Tá an ninh Phủ Thủ Tướng của Cambodge (Căm Bốt) là Ly Heng, tức Nguyễn Công Cẩm, cũng mang cấp bậc tương tự, thuộc Cục A32, tình báo CS Việt Nam. Nguyễn Công Cẩm là người, theo lời tố giác của Ngô Văn Tài, sở hữu xe Toyota Runner, có súng dài súng ngắn, có cả biệt thư nguy nga, như nói ở trên.
Chưa kể đến sự khinh xuất và lòng hiếu thắng của một số nhà Dân chủ trẻ. Dù đã có sự cảnh báo của người đi trước, họ vẫn mắc sai phạm chết người. Lê Trí Tuệ là một điển hình. Một số người khác, trong tiệc chia tay trước khi được đi định cư, còn tâm sự với tên Nguyễn Công Cẩm (đại khái) là: Chú Tài và Mục sư Lũy nói với em rằng, anh Cẩm là sỹ quan an ninh của CS, nhưng em không tin đâu, em chỉ ước mong tất cả mọi người Cộng sản đều tốt như anh vậy, để dân Việt mình đỡ khổ, mà bản thân em cũng khỏi phải đi tỵ nạn như thế này (Lời thuật của anh Tài).
Và khi những nhà Dân chủ, Bất đồng chính kiến phát hiện được mạng lưới này, bọn tình báo VC không ngần ngại sử dụng biện pháp độc ác. Những người bị bắt có thể đã là mồi ngon cho cá sấu trong một trang trại của Bộ Nội Vụ Căm Bốt và của cơ quan tình báo VN thiết lập tại Nam Vang (tố giác của Ngô Văn Tài).
Dù vậy, cuộc chiến giữa Thiện và Ác còn đang tiếp diễn. Các tổ chức khác như: Hội thánh Tin Lành Mennonite, Hội Ái hữu Khmer Krom, Tổ chức Trà Đàm Dân chủ ..v..v.. Ngoài ra, còn sự hoạt động của Đảng Nhân dân hành động và Đảng Vì Dân. Có tin đồn một trong hai đảng này là tổ chức "cò mồi" của tình báo VC. Nhưng, có thể nguồn tin đó cũng từ bọn tình báo VC tung ra, để làm nản lòng những người Việt, đang sinh sống tại Căm Bốt, muốn gia nhập các tổ chức, đảng phái chống CS.
Chúng ta, những người Việt đang sinh sống tại hải ngoại, dù phần nào mường tưởng được sự khó khăn của các nhà Dân chủ phải đối phó tại Căm Bốt; nhưng cũng không lường hết những nguy hiểm đang giăng ra cho người chống Cộng tại đất nước bạn. Do đó, tôi xin ghi lại một nhận định của một người trong cuộc. Ý đó có nội dung như sau: sự nghiệp đấu tranh cho tự do, dân chủ và quang phục quê hương còn lâu dài và vô cùng gian khổ, việc vạch mặt những tên tình báo, được "cài cắm" vào Cộng đồng người tỵ nạn cũng như vào các tổ chức Dân chủ là một việc làm bức thiết, nhằm giảm thiểu những mối hiểm nghèo, những rủi ro bất trắc cho các nhà Dân chủ và Bất đồng chính kiến..." (Danh Giàu)
Người viết cũng nhân đây nói thêm ít lời như sau: trong khi đất nước bị Trung quốc xâm lăng ngầm ("Quyền lực mềm", theo lối nói của một số lý thuyết gia chính trị phương Tây) về cả hai phương diện, kinh tế và lãnh thổ và Cộng quyền không đếm xỉa đến nhân quyền của người dân, đặt quyền lợi của Cộng đảng lên trên hết; không lý nào chúng ta lại có thể ngồi im (Bất bạo động)..rồi làm việc xây dựng đất nước cho chúng với khẩu hiệu "Canh tân"...và càng không thể nào xây dựng "Xã hội dân sự" trong khi những công thần nhiều tuổi Đảng của chúng cũng chẳng được chúng đếm xỉa đến những góp ý ... thì những hô hào của những cá nhân, những tổ chức theo đường hướng trên, chẳng qua là việc tiếp tay cho Cộng đảng, kéo dài thời gian độc quyền cai trị. Đây cũng là một việc làm bức thiết, ngăn chận khuynh hướng "tẩy não" trong Cộng đồng người Việt ở hải ngoại.
Đặng Quang Chính
Đất chùa Tháp ở đây là xứ Căm Bốt (Cambodge), một đất nước còn nhiều hận thù oan nghiệt với Việt Nam (1).
Điểm cần nhấn mạnh ngay ở đây là: cuộc sống của người Việt tại đất nước này bao gồm hai thành phần khác nhau: những người Việt tha hương (2) và những người Việt tỵ nạn.
Cuộc sống của người Việt tha hương, có thể tóm tắt như sau: Nói chung, theo tác giả Ngô Thế Vinh, "cuộc sống của cộng đồng người Việt tha hương trên đất nước Cam Bốt đã chẳng dễ dãi hay vẻ vang gì. Đa số sống bằng nghề hạ bạc / chài lưới, buôn bán nhỏ hay làm thuê làm mướn. Nhưng so với những người đồng hương sống chật vật ở những khu ổ chuột của thủ đô Phnom Penh, người Việt ở khu làng nổi phía tây bắc Biển Hồ có mực sống cao hơn hẳn có lẽ nhờ nguồn tôm cá phong phú nơi đây. Họ cũng tự tin hiên ngang sống với căn cước của mình ở một vùng đất từng tắm máu người Việt thời Lon Nol, Pol Pot».
Người Việt tỵ nạn là các nhà Dân chủ, Bất đồng chính kiến, các chức sắc tôn giáo tại VN..v..v...Họ cũng có thể là những người Việt đã sống tại đất nước này lâu năm, nhưng sau khi gia nhập các tổ chức, đảng phái chống chính quyền CS, họ bị phát hiện, lùng bắt nên đã phải "Trốn chạy" sang đất nước Thái Lan. Không ít trường hợp họ đã là thành viên các tổ chức chống Cộng quyền trước kia tại VN, và sau khi bị án tù, đành trốn qua Căm Bốt, tạm thời sinh sống và chờ thời cơ mới.
Tuy nhiên, do cuộc sống trong hoàn cảnh mới, đôi người do ảnh hưởng môi trường sống, đã trở nên thoái hóa.
- Hồ Long Đức bị tố buôn ma túy bởi Thạch Chợn. Nguyễn Phùng Phong bị tố mở quán gái mãi dâm.
- Lê Kim Anh mở quán gái Kim Anh.
- Nguyễn Phùng Phong có tại sản đến hơn 3 triệu đô la, có tàu Viễn Dương để buôn ma túy từ Nam Mỹ, có cả dàn xế hộp đắt tiền..v..v... Đó là người hợp tác với cả tình báo Căm Bốt và VN.
Nếu tiết lộ này là đúng, điều đó hoàn toàn phù hợp với sự thật được vén màn như sau: "Chính tại nơi đây (Phnom Penh), tôi có điều kiện gặp gỡ nhiều người tỵ nạn khác và cũng chính tại nơi đây mà tôi cũng được mở mắt ra để biết thêm về cái thế giới tỵ nạn CS tại Căm Bốt mà sao nghiệt ngã và phức tạp đến thế!. Chính cái thế giới tỵ nạn nhỏ bé này đã dẫn dắt tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Càng tìm hiểu về nó tôi càng bàng hoàng càng sửng sốt. Nhưng có lẽ điều mà tôi ngạc nhiên và sửng sốt nhiều hơn cả là bên cạnh những gia đình người tỵ nạn sống nheo nhóc, nhếch nhác, chen chúc trong những căn phòng chật hẹp, u tối và bẩn thỉu, với những kiếp đời tối tăm, không định hướng, không tương lai, với từng ngày sống áo chẳng đủ lành, cơm chẳng đủ no, thì lại tồn tại một người tỵ nạn khác rất quyền uy, rất quí tộc, rất đế vương, sở hữu cả súng ngắn, súng dài, sở hữu cả xe hơi đời mới Toyota Runner và sở hữu cả một tòa biệt thự nguy nga đồ sộ, có tường cao hào sâu để bảo vệ..."(Lời thuật của Ngô Văn Tài).
Số đợi thời cơ trên đất nước này được hiểu như là chờ một tổ chức chống Cộng quyền để gia nhập...và chờ được định cư một nước thứ ba. Có một số đã được định cư tại Mỹ như: - Phan Văn Sơn, sĩ quan tham mưu của Thiếu Tướng Bùi Thế Lân, đến Mỹ năm 1997. - Ngô Văn Tài, trước thuộc Chiến đoàn 1 Lôi Hổ. Sau 75, tham gia Lực lượng Liên Bang Chí nguyện quân Đông Dương...rồi gia nhập Lực lượng Fulro. Ngô Văn Tài định cư tại Mỹ vào 02.2010. Nhưng có người vẫn còn cư ngụ tại đó. Trong số đó, có một sĩ quan tùy viên của Tướng Lê Minh Đảo đến Cambodge vào năm 1992 và hiện thời đang sống tại Phnom Penh.
Tuy nhiên, một số khá đông người Việt tỵ nạn đã phải tiếp tục vượt biên sang Thái Lan. Lý do vì không thể chịu đựng được sự truy lùng của bọn tình báo Việt Cộng bên Căm Bốt. Sau đây là những điển hình:
- Thầy Thích Trí Lực (Phạm văn Tưởng, đã hoàn tục) đang sinh sống tại Thụy Điển. Năm 2002, đang được hưởng qui chế tỵ nạn của UNHCR (Cao Ủy tỵ nạng LHQ)đã bị an ninh VN qua tận Phnompenh bắt cóc đem về lại VN, giam 20 tháng tù.
- Ngô Đắc Lũy (Mục sư hệ phái Mennonite Tin Lành) bị bắt vào tháng 10.200. Sau đó, ông này phải chạy qua Bangkok (Thái Lan)
- Lê Trí Tuệ bị bắt ngày 06.05.2007.
- Các thành viên của Chính Phủ Việt Nam Tự Do (đảng phái ở Mỹ) bị bắt, giống như các nhà Dân chủ và Bất đồng chính kiến khác, sau khi vượt biên qua Căm Bốt.
- Năm 1998, tình báo Việt Cộng đã bắt trọn 87 đảng viên Đảng Nhân Dân hành động (Đỗ Thành Công lãnh đạo). Nguyễn Sỹ Bình, chủ tịch đã mời Nguyễn Phùng Phong hợp tác.
- Mới đây nhất là vụ ông Nguyễn Công Bằng (Tổng thư ký Đảng Vì Dân) cũng bị anh ninh VC mưu sát tại Siêm Riệp.
Lực lượng tình báo VC đã tạo được thành tích đó, phần nhờ vào các phần tử thoái hóa (Nguyễn Phùng Phong, Hồ Long Đức..v..v..) phần vì sự tiếp tay của bộ phận tình báo Căm Bốt. Đại sứ quán của VC đặt dưới quyền chỉ huy của một Lãnh sự tình báo tên Thành. Họ cộng tác với Cục trưởng Cục tình báo Cambodge là tướng Van Na. Trung Tá an ninh Phủ Thủ Tướng của Cambodge (Căm Bốt) là Ly Heng, tức Nguyễn Công Cẩm, cũng mang cấp bậc tương tự, thuộc Cục A32, tình báo CS Việt Nam. Nguyễn Công Cẩm là người, theo lời tố giác của Ngô Văn Tài, sở hữu xe Toyota Runner, có súng dài súng ngắn, có cả biệt thư nguy nga, như nói ở trên.
Chưa kể đến sự khinh xuất và lòng hiếu thắng của một số nhà Dân chủ trẻ. Dù đã có sự cảnh báo của người đi trước, họ vẫn mắc sai phạm chết người. Lê Trí Tuệ là một điển hình. Một số người khác, trong tiệc chia tay trước khi được đi định cư, còn tâm sự với tên Nguyễn Công Cẩm (đại khái) là: Chú Tài và Mục sư Lũy nói với em rằng, anh Cẩm là sỹ quan an ninh của CS, nhưng em không tin đâu, em chỉ ước mong tất cả mọi người Cộng sản đều tốt như anh vậy, để dân Việt mình đỡ khổ, mà bản thân em cũng khỏi phải đi tỵ nạn như thế này (Lời thuật của anh Tài).
Và khi những nhà Dân chủ, Bất đồng chính kiến phát hiện được mạng lưới này, bọn tình báo VC không ngần ngại sử dụng biện pháp độc ác. Những người bị bắt có thể đã là mồi ngon cho cá sấu trong một trang trại của Bộ Nội Vụ Căm Bốt và của cơ quan tình báo VN thiết lập tại Nam Vang (tố giác của Ngô Văn Tài).
Dù vậy, cuộc chiến giữa Thiện và Ác còn đang tiếp diễn. Các tổ chức khác như: Hội thánh Tin Lành Mennonite, Hội Ái hữu Khmer Krom, Tổ chức Trà Đàm Dân chủ ..v..v.. Ngoài ra, còn sự hoạt động của Đảng Nhân dân hành động và Đảng Vì Dân. Có tin đồn một trong hai đảng này là tổ chức "cò mồi" của tình báo VC. Nhưng, có thể nguồn tin đó cũng từ bọn tình báo VC tung ra, để làm nản lòng những người Việt, đang sinh sống tại Căm Bốt, muốn gia nhập các tổ chức, đảng phái chống CS.
Chúng ta, những người Việt đang sinh sống tại hải ngoại, dù phần nào mường tưởng được sự khó khăn của các nhà Dân chủ phải đối phó tại Căm Bốt; nhưng cũng không lường hết những nguy hiểm đang giăng ra cho người chống Cộng tại đất nước bạn. Do đó, tôi xin ghi lại một nhận định của một người trong cuộc. Ý đó có nội dung như sau: sự nghiệp đấu tranh cho tự do, dân chủ và quang phục quê hương còn lâu dài và vô cùng gian khổ, việc vạch mặt những tên tình báo, được "cài cắm" vào Cộng đồng người tỵ nạn cũng như vào các tổ chức Dân chủ là một việc làm bức thiết, nhằm giảm thiểu những mối hiểm nghèo, những rủi ro bất trắc cho các nhà Dân chủ và Bất đồng chính kiến..." (Danh Giàu)
Người viết cũng nhân đây nói thêm ít lời như sau: trong khi đất nước bị Trung quốc xâm lăng ngầm ("Quyền lực mềm", theo lối nói của một số lý thuyết gia chính trị phương Tây) về cả hai phương diện, kinh tế và lãnh thổ và Cộng quyền không đếm xỉa đến nhân quyền của người dân, đặt quyền lợi của Cộng đảng lên trên hết; không lý nào chúng ta lại có thể ngồi im (Bất bạo động)..rồi làm việc xây dựng đất nước cho chúng với khẩu hiệu "Canh tân"...và càng không thể nào xây dựng "Xã hội dân sự" trong khi những công thần nhiều tuổi Đảng của chúng cũng chẳng được chúng đếm xỉa đến những góp ý ... thì những hô hào của những cá nhân, những tổ chức theo đường hướng trên, chẳng qua là việc tiếp tay cho Cộng đảng, kéo dài thời gian độc quyền cai trị. Đây cũng là một việc làm bức thiết, ngăn chận khuynh hướng "tẩy não" trong Cộng đồng người Việt ở hải ngoại.
Đặng Quang Chính
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen