Montag, 16. Dezember 2013


CHẬN ĐẦU TÀU MỸ TRONG HẢI PHẬN QUỐC TẾ- MỸ TRÁNH NẾU PHẢI NGA THÌ XONG RỒI.
TRUNG CỘNG LIỀU MẠNG
tka23 post

 Vụ tàu đổ bộ Trung cộng  cản đường trước mũi tàu tuần dương hỏa tiển  USS Cowpens của Mỹ trên Biển Đông ngày 5.12 vừa qua khi đang theo dõi đội hkmh Liêu Ninh một lần nữa cho thấy thông điệp của Trung cộng với Mỹ: Hãy rời xa vùng biển này, theo báo CS Monitor ngày 13.12.2013.

alt
Tuần dương hạm  USS Cowpens của nhóm hkmh USS George Washington đã bị tàu đổ bộ Trung cộng  chặn đường khi đang theo dõi hoạt động của đội hkmh Liêu Ninh trên biển Đông ngày 5.12.2013 qua - Ảnh: Hải quân Mỹ

Diễn tiến cuộc đụng độ

Theo thông báo của Hải quân Mỹ đưa ra ngày 13.12, vào ngày 5.12 (giờ Mỹ, tức 6.12 tính theo giờ VN), tàu tuần dương trang bị hỏa tiển  USS Cowpens thuộc nhóm hkmh USS George Washington sau khi làm nhiệm vụ cứu trợ cho nạn nhân  bão Hải Yến tại Philippines, đã tuần tiễu trên vùng biển quốc tế ở biển Đông.
Lúc đó, chiếc Cowpens (lớp tàu tuần dương loại Ticonderoga) đang theo dõi hoạt động của đội hkmh Liêu Ninh của Trung cộng đang thao dượt giữa biển Đông.
Đội tàu của Trung cộng  không muốn sự hiện diện của tàu Cowpens, liền gửi thông điệp yêu cầu tàu Mỹ rời khỏi khu vực. Đáp lại, tàu Cowpens nói mình đang ở trên vùng biển quốc tế.
Sau đó, một tàu đổ bộ của Trung cộng  liền chạy tới cắt ngang hướng tiến của chiếc Cowpens và dừng lại cách mũi tàu Cowpens chưa đầy 500 m. Tình huống nguy hiểm này buộc chiếc Cowpens phải bẻ lái tránh va chạm, và sau khi trao đổi tín hiệu  với nhau, chiếc Cowpens rút ra xa để tránh gây ra một cuộc xung đột ngoài ý muốn.
Bộ Ngoại giao Mỹ sau đó cho biết chính phủ đã gửi phản kháng đến Trung cộng  theo đường ngoại giao và quân sự về sự kiện  này.

Những xung đột có tính toán

Theo The Washington Free Bacon ngày 13.12.2013, vụ đụng độ này không phải ngẫu nhiên mà từng xảy ra tương tự nhiều năm trước. Hồi tháng 3.2009, tàu trinh sát thăm dò USNS Impeccable của Mỹ đã bị 5 tàu dân sự Trung cộng  bao vây cản đường khi đang hoạt động ở gần đảo Hải Nam, buộc tàu này phải dùng súng nước xua đuổi tàu Trung cộng  nhưng rồi cũng phải rời đi.
alt
Tuần dương hạm trang bị hỏa tiển có điều khiển USS Cowpens (CG-63) - Ảnh: Hải quân Mỹ
Tháng 5.2009, tàu do thám USNS Victorious của Mỹ cũng từng đụng độ với tàu cá Trung cộng  trên Hoàng Hải. Và xa hơn, năm 2001, một máy bay do thám P-3C của Mỹ bay gần đảo Hải Nam đã va chạm với một máy bay tiêm kích Trung cộng  khiến chiếc tiêm kích rơi xuống biển mất tích, chiếc P-3C phải đáp khẩn cấp xuống Hải Nam, 24 thành viên bị cầm giữ 10 ngày.
 

alt Trung cộng  đã dồn sức trong 20 năm qua phát triển hải quân và giờ đây họ cảm thấy cần sử dụng chúng để đạt các mục tiêu chính trị alt

Rick FisherTrung tâm đánh giá chiến lược quốc tế

Đây là diễn biến tiếp theo vụ Trung cộng  công bố lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông cuối tháng 11 vừa qua, mà theo tướng Martin Dempsey, Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, có thể dẫn đến các nguy cơ đối đầu quân sự nếu tính toán sai lầm.
The Washington Free Bacon dẫn lời chuyên gia nghiên cứu quân sự Trung cộng , ông Rick Fisher (Trung tâm đánh giá chiến lược quốc tế - IASC), cho rằng những sự kiện  mà Trung cộng  gây ra chính là một phần trong chiến lược gây áp lực  với quân đội Mỹ.
“Họ có thể hy sinh chiếc tàu đổ bộ vì họ có đến 27 chiếc như thế, nhưng loại tàu này thường trang bị một hay nhiều pháo 37 mm có thể gây thiệt hại cho tàu khu trục vốn được bọc thép mỏng hơn của Mỹ khi cận chiến”.
Hầu hết tàu chiến của Trung cộng  đều không có pháo lớn cỡ 127 mm như tàu chiến Mỹ, trừ các tuần dương hạm lớp Sovremenny mua của Nga và khu trục hạm lớp Type 052D mà Trung cộng  tự đóng, có trang bị đại bác 130 mm.
Ông Fisher cho rằng vụ việc ngày 5.12 cho thấy Trung cộng  gửi tín hiệu rằng họ không chấp nhận sự hiện diện của quân đội Mỹ ở khu vực Đông Á mà Trung cộng  đang gây ảnh hưởng.
“Trung cộng  đã dồn sức trong 20 năm qua phát triển hải quân và giờ đây họ cảm thấy cần sử dụng chúng để đạt các mục tiêu chính trị”.
Ông dẫn chứng rằng bắt đầu từ năm 2012, Trung cộng  liên tục gây căng thẳng ở Biển Đông lẫn biển Hoa Đông.
Tờ CS Monitor cũng có cùng quan điểm này khi dẫn lời ông Dean Cheng, nhà nghiên cứu cấp cao của Quỹ Di sản (Heritage Foundation) chuyên về các vấn đề chính trị và an ninh Trung cộng . “Trung cộng  đang cố làm rõ rằng, nếu Mỹ muốn hoạt động trong những vùng biển này thì phải chuẩn bị để hoạt động trong tình trạng căng thẳng cao độ. Còn nếu Mỹ không muốn căng thẳng, thì cách đơn giản nhất là rời khỏi những vùng biển đó”.
alt
Đội hkmh Liêu Ninh của Trung cộng  xuống biển Đông thao dợt, gây lo ngại cho nhiều nước trong khu vực - Ảnh: Xinhua

Ra tay trước để chiếm lợi thế

Nhưng thực sự Trung cộng  có muốn gây chiến tranh? Theo tờ CS Monitor, đa số những nhân vật  quyền lực tại Trung cộng  muốn củng cố quan hệ song phương với Mỹ hơn là theo đuổi chính sách hiếu chiến hay tham vọng bá quyền, theo báo cáo gần đây của tiến sĩ Michael Swaine thuộc Quỹ Carnegie về Hoà bình quốc tế (CEIP).
Một câu trả lời khác có thể về vấn đề này là Quân đội Trung cộng  đang cố thiết lập sự hiện diện ngày càng nhiều ở biển Tây Thái Bình Dương. “Theo một nghĩa nào đó, họ muốn truyền tải đến các nước khác rằng họ đang ở đó, đang hoạt động, và người khác cần công nhận điều đó và tuân theo những mong muốn của họ”, ông Swaine nói.
Nhưng điều này không có nghĩa là Trung cộng  đang muốn chiếm lấy vùng biển Tây Thái Bình Dương và đẩy Mỹ ra xa, theo ông Swaine. Mà dường như Trung cộng muốn tăng cường khả năng để ngăn chặn các lực lượng khác, của Mỹ và Nhật, để họ có thể có ưu thể trong các cuộc đối đầu với Đài Loan và các lãnh thổ đang tranh chấp trong khu vực.
Còn nhà báo James R. Holmes trên tạp chí The Diplomat ngày 13.12.2013 nhận định rằng đây là chiến lược của Trung cộng học từ các lý thuyết của Tây phương cổ điển như Moltke và Clausewitz, theo đó ra tay trước là cách giải quyết tốt nhất với những tranh chấp. Chiến lược này có thể giải thích được những hành động leo thang căng thẳng gần đây của Trung cộng  như tranh giành các vùng biển đảo tranh chấp, hạn chế lưu thông hàng hải, hàng không tự do.
Sự kiện  càng được đẩy cao hơn qua sự cố tàu Cowpens và đây là sự việc nghiêm trọng. Tuy các giới chức Mỹ cố tìm các giải pháp với Trung cộng  để ngăn chặn những “tính toán sai lầm”, nhưng những vấn đề trên biển ở châu Á gần đây không phải là “tính toán sai lầm” mà là tính toán có chủ ý của Trung cộng .
Những vấn đề như vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, bãi cạn Scarborough đều không phải là những vô tình , mà là chính sách của Trung cộng .
The Diplomat kết luận rằng, bằng mọi cách, hãy thiết lập hoạt động của các đường dây nóng và các hiệp ước tránh các sự cố trên biển ở châu Á, nhưng không nên tin tưởng về triển vọng thành công của những giải pháp này. Các chiến lược gia của Mỹ và đồng minh cần cân nhắc tốt hơn cách đối phó với chiến lược ra tay trước của Trung cộng .
Anh Sơn
__._,_.___

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen