Khía cạnh pháp lý vụ án Lê Quốc Quân
Luật sư nhân
quyền Lê Quốc Quân trong phiên xử tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội. Luật sư
Quân bị bị tuyên án 2 năm rưỡi tù giam vì bị cáo buộc ‘trốn thuế’.
02.10.2013
Thêm một nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam bị tuyên án 2 năm
rưỡi tù giam vì bị cáo buộc ‘trốn thuế’, một tội danh mà giới cổ xúy nhân quyền
cho là thường được Hà Nội dùng làm cớ để đàn áp những tiếng nói chỉ trích nhà
nước.
Bản án hôm 2/10 của luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân khiến người ta nhớ tới bản án tương tự của blogger Điếu Cày cách đây hơn 5 năm và một lần nữa khơi dậy những chỉ trích mạnh mẽ từ quốc tế về thành tích nhân quyền của Việt Nam.
VOA Việt ngữ có cuộc trao đổi với luật sư Hà Huy Sơn, đại diện pháp lý của ông Lê Quốc Quân, để tìm hiểu các khía cạnh pháp lý của vụ án đang gây chú ý công luận.
Bản án hôm 2/10 của luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân khiến người ta nhớ tới bản án tương tự của blogger Điếu Cày cách đây hơn 5 năm và một lần nữa khơi dậy những chỉ trích mạnh mẽ từ quốc tế về thành tích nhân quyền của Việt Nam.
VOA Việt ngữ có cuộc trao đổi với luật sư Hà Huy Sơn, đại diện pháp lý của ông Lê Quốc Quân, để tìm hiểu các khía cạnh pháp lý của vụ án đang gây chú ý công luận.
Khía cạnh pháp lý vụ án Lê Quốc Quân
Luật sư Sơn: Thứ nhất, truy tố và xét xử ông Quân về tội ‘trốn thuế’ là không xác đáng, không khách quan. Vì cứ cho là ‘trốn thuế’ đi nữa thì đây là doanh nghiệp do ông Quân làm giám đốc ‘trốn thuế’ chứ không phải cá nhân ông ‘trốn thuế’. Còn trách nhiệm của ông Quân thế nào thì là một việc khác, không phải là tội ‘trốn thuế’ đối với cá nhân ông. Cáo trạng cũng nói là doanh nghiệp do ông Quân làm giám đốc ‘trốn thuế’ doanh nghiệp, chứ không phải cá nhân ông Quân ‘trốn thuế’. Thứ hai, các chứng cứ-chứng từ hợp pháp sau này không được người ta thừa nhận mà họ lại dựa vào lời khai của những người liên quan để bác bỏ. Kế tiếp, vị giám định viên để dựa vào đó kết luận là doanh nghiệp ‘trốn thuế’ lại không có thẻ Giám định viên. Nghĩa là bản kết luận giám định không hợp pháp vì người giám định không có thẻ Giám định viên. Hơn nữa, một số điểm trình bày trong bài bào chữa của tôi không được tòa chấp nhậnVOA: Đó là những điều còn gút mắt trong vụ án này, nhưng kết quả bản án này có là một bất ngờ, nằm ngoài dự đoán của ông?
Luật sư Sơn: Điều này không bất ngờ theo kinh nghiệm của tôi đối với các phiên tòa như vậy. Thường các vụ án đối với những người từng bị xử phạt hành chính hay từng bị khởi tố về các tội liên quan đến ‘an ninh quốc gia’ thì từ việc khởi tố cho đến kết luận xét xử không khác xa nhau. Cơ quan điều tra và tòa án thường thống nhất với nhau, ít khi có sự thay đổi. Đó là lý do vì sao tôi nói tôi không bất ngờ với bản án hôm nay.
VOA: Bản án của ông Quân hôm nay gợi nhớ đến bản án tương tự của blogger Điếu Cày. Cùng tội danh, cùng là người bất đồng chính kiến, dù số tiền bị cáo buộc ‘trốn thuế’ khác nhau (Điếu Cày trên 400 triệu, còn luật sư Quân trên 600 triệu), nhưng mức án lại giống nhau. Luật sư thấy thế nào?
Luật sư Sơn: Vụ án ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) và ông Lê Quốc Quân cùng gọi là ‘trốn thuế’ nhưng bản chất khác nhau. Ông Hải bị cáo buộc ‘trốn thuế’ thu nhập cá nhân dù theo thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê nhà của ông thì bên thuê phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đó. Còn đối với vụ Lê Quốc Quân là ‘trốn thuế’ thu nhập doanh nghiệp, tức là thu nhập của công ty nhưng người ta lại quy trách nhiệm hình sự cho cá nhân ông Quân. Đây là vấn đề mà pháp luật Việt Nam cũng chưa quy định rõ. Cho nên, để so sánh hai vụ án cùng tội danh ‘trốn thuế’ này cũng khó.
VOA: ‘Trốn thuế’ trên 600 triệu có khung hình phạt ra sao?
Luật sư Sơn: Luật Việt Nam quy định khung hình phạt từ 2 đến 7 năm.
VOA: Bản án 2 năm rưỡi của ông Quân có người cho là nhẹ, có người cho là khá nặng. Ý kiến luật sư ra sao?
Luật sư Sơn: Ý kiến tôi ngay tại tòa tôi nói rằng truy tố, khởi tố bị can đối với Lê Quốc Quân là không đúng đối tượng vì ở đây nếu có xảy ra ‘trốn thuế’ thì công ty, chứ không phải cá nhân ông Quân ‘trốn thuế’. Tôi không đồng tình với chuyện truy tố ông Quân.
VOA: Cơ quan điều tra có đưa ra những chứng cớ rõ ràng, thuyết phục cho các cáo buộc?
Luật sư Sơn: Người ta chỉ duy nhất dựa vào lời khai của những người liên quan.
VOA: Theo pháp luật Việt Nam, dựa vào lời khai của người liên quan có phải là cơ sở duy nhất có thể luận tội bị can không?
Luật sư Sơn: Theo luật, lời khai không phải là chứng cứ duy nhất để luận tội. Theo nguyên tắc pháp luật Việt Nam và pháp luật nói chung, phải trọng chứng hơn trọng cung. Nếu có sự khác biệt giữa chứng cứ văn bản, tức chứng cứ khách quan, với lời khai thì phải tôn trọng chứng cứ khách quan. Vì lời khai phụ thuộc chủ quan của con người. Con người có thể lúc nhớ lúc không, hoặc có thể bị áp lực, hay tâm lý nên không thể khách quan bằng chứng cứ.
VOA: Bên bị can có đưa ra được những chứng cứ khách quan không?
Luật sư Sơn: Các chứng cứ này được thể hiện qua chứng từ thu chi của công ty, nhưng bị tòa bác bỏ vì lời khai của những người liên quan không thừa nhận chứng cứ đấy là có thật. Những người liên quan phủ nhận các chứng từ họ đã ký. Cho nên, tòa đã phủ nhận.
VOA: Trong quá trình đối chất và tranh luận, luật sư thấy có điểm nào đáng chú ý tại phiên tòa hôm nay?
Luật sư Sơn: Đại diện Viện Kiểm Sát và luật sư cũng có đưa ra các ý kiến. Thế nhưng, Viện Kiểm Sát vẫn bảo vệ ý kiến của họ và không có tranh luận tiếp. Không có một trọng tài khách quan thì rất là khó.
VOA: Luật sư Quân sẽ kháng cáo. Nếu phiên phúc thẩm diễn ra, theo luật sư cần phải làm rõ những điều gì trong bản án này?
Luật sư Sơn: Việc này tôi cũng chưa chuẩn bị.
VOA: Ý kiến luật sư Quân tại tòa ông đã phát biểu những gì?
Luật sư Sơn: Ông cho rằng ông vô tội và rằng ông là nạn nhân của một mục đích khác. Tại tòa ông nói sẽ kháng cáo.
VOA: Chân thành cảm ơn luật sư Sơn đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen