"Menschen, die wir lieben,
bleiben fr immer,
denn Sie hinterlassen
Ihre Spuren in unseren Herzen."
Phóng dịch:
Những người chúng ta yêu mến,
khi ra đi luôn để lại những dấu ấn trong trái tim mỗi người!
Những biến cố, khủng hoảng trên Chính trường, những thăng trầm của Quốc Gia Dân Tộc, những Nội Lực, Hoài Bảo mà suốt cuộc đời đã tận tụy dâng hiến cho Quê Hương, đã hủy hoại khối óc của Tiến Sỹ Walter Wallmann qua căn bịnh trầm kha Parkinson.
Sau những năm tháng dài chịu đựng những đớn đau trăn trở trên chiếc xe lăn, Tiến sỹ Luật khoa Walter Wallmann đã giã từ gia đình, bạn bè thân hữu và đồng chí Đảng Liên Hiệp Dân Chủ Thiên Chúa Giáo (CDU) vĩnh viễn ra đi ngày 21.09.2013, tại Viện Dưỡng Lão Bornheim Frankfurt/Main, hưởng thọ 81 tuổi.
Tang Lễ đã được Hội đồng Quản trị Thành phố Frankfurt/Main và gia đình tổ chức đơn giản, trang nghiêm và công khai (offentlich) tại Nghĩa trang chính của Thành phố lúc 11 giờ sáng, thứ Bảy 05.10.2013.
Thể theo đề nghị của Ông Boris Rhein, Tổng trưởng Nội Vụ Tiểu Bang Hessen, Thủ phủ Tiểu Bang và nhiều công sở khắp nơi trên nước Đức đã treo Cờ Rũ trong ngày này để tưởng nhớ đến Ông.
Nước Đức đã mất đi một Công dân ưu tú, một Nhà Dân Chủ nhìn xa hiểu rộng và một người Đức đầy lòng nhân ái...
Ông ra đi đã để lại dương trần người vợ thủy chung, người bạn đời đã chia xẽ với Ông những vui buồn, thăng trầm từ lúc hai Ông Bà còn là Sinh Viên Luật Khoa dưới mái trưòng đại học, Bà Magarete Wallmann còn là người cố vấn tối cao của Ông mọi hành xử trong gia đình và ngoài xã hội...
Người con trai độc nhất của Ông cũng cùng tên Tiến Sỹ Luật khoa Walter Wallmann, President của Rechnungshof Hessen, dâu và ba cháu nội.
Tiến sỹ Walter Wallmann sinh ngày 24.09.1932 tại thành phố Uelzen Đức Quốc, tốt nghiệp và trình luận án Tiến Sĩ Luật khoa Đại học Marburg, đã từng giữ những chức vụ:
- Chánh án Tòa Án Kassel, Fulda
- Tỉnh bộ trưởng Đảng CDU Frankfurt/Main
- Tỉnh trưởng Tỉnh Frankfurt/Main (Oberbürgermeister von Frankfurt/Main)
- Bộ trưởng Liên Bang đầu tiên của Nước Đức về Môi trường, Bảo vệ Thiên nhiên và An toàn
Hạt Nhân (Bundesminister für Umwelt, Naturschutz und Reaktorsicherheit)
- Thống Đốc Tiểu Bang Hessen (Hessischer Ministerpresident)
- Công Dân Danh Dự của Thành phố Frankfurt am Main, và rất nhiều chức vụ quan trọng khác...
Ngoài Nhiệt tình và Trí tuệ mà Tiến sỹ Wallmann đã cống hiến cho Tổ Quốc Ông, Nước Cộng Hòa Liên Bang Đức, Ông còn là một vị Đại Ân Nhân với tấm lòng Nhân Ái của Người Việt Nam Tỵ Nạn cs tại Tiểu bang Hessen.
Vào khoảng 1978 khi làn sóng người dân Miền Nam Việt Nam liều chết rời nơi chôn nhau cắt rốn, lìa bỏ Quê Hương Việt Nam, vượt biển, vượt biên ra đi lánh nạn CS, mỗi ngày một gia tăng, hàng trăm ngàn người đã đau đớn nằm xuống trong tủi hờn, tuyệt vọng trên biển cả mênh mông, hoặc trong núi rừng sâu thẵm. Biến cố thương tâm, Hành trình tìm Tự Do đầy kinh hoàng, hiễm nguy này đã làm rúng động lương tâm nhân loạị.
Tiến sỹ Wallmann vào thời đó là Tỉnh trưởng Tỉnh Frankfurt/Main đã bộc lộ với báo chí:
"Khi tôi ngồi trước máy truyền hình xem đoạn phim thời sự về lòng cam đảm của những Thuyền nhân Việt Nam, lòng tôi xót xa vô cùng, tôi nghĩ rằng tôi phải làm một việc gì để chia xẻ với những người đáng thương này".
Sau đó Tiến Sỹ Wallmann đã viết thư lên Chính phủ Liên Bang, Chính quyền Tiểu Bang Hessen, ráo riết vận động với bạn bè thân hữu, đảng CDU và kêu gọi quần chúng Đức mở tấm lòng nhân đạo, và có kế hoạch cứu giúp số phận những Thuyền nhân Việt Nam, những người đang sống sau hàng rào kẽm gai trong các trại tỵ nạn Đông Nam Á với nỗi lo lắng tột cùng về một tương lai mù mịt.
Tấm lòng Từ bi, Bác ái của Tiến Sỹ Wallmann đã thuyết phục được Chính phủ và Dân chúng Đức. Báo chí thời đó cho biết một ngân sách đặc biệt được chính quyền Tiểu bang Hessen dành cho người Tỵ nạn với tên "VN Boatpeople".
Liền sau đó Ông biệt phái một vị đại diện của Văn phòng Tỉnh trưởng Frankfurt/M bay qua tận trại Tỵ Nạn Hồng Kông để an ủi thăm hỏi và lên danh sách cứu vớt nhân đạo những Thuyền nhân Việt Nam, đặc biệt những gia đình đông con..
Trung tuần tháng Hai năm 1979 những Đóa Hoa Nhân Ái đã nở rộ trên vùng trời Frankfurt/Main, dân chúng Đức xúc động trong niềm hân hoan chào đón 200 người Việt tỵ nạn (boat people) đầu tiên đến được Bến Bờ Tự Do.
Tuy không cùng chung huyết thống, nhưng họ đã tận tình chia xẻ với những người xa lạ, gầy còm, ốm yếu xanh xao đến từ một đất nước xa xôi bằng một tấm lòng Yêu Thương trong Tình Nhân Loại.
Từ nhân duyên khởi đầu của Tiến Sỹ Wallmann, vị Tỉnh trưởng giàu lòng nhân ái này, mà Người Việt Tỵ Nạn cuối thập niên 70 ngày nay đã có được một đời sống hạnh phúc, an lành, là những công dân gương mẫu trên Quê Hương mới sau khi trải qua mọi hoàn cảnh gian nan, hiểm nguy, mất mát: Vượt biển, Vượt biên, Đoàn Tụ Gia đình, v.v... và Tiểu Bang Hessen được đề cao là một Tiểu bang nhân đạo nhất đã dành mọi sự dễ dãi cứu giúp cho Người Việt Nam Tỵ Nạn.
Sáng ngày 05.10.2013 bầu trời Frankfurt âm u, những cơn gió thổi qua làn mưa bay bay trong cái lạnh se sắt của một ngày chớm vào Đông.
Trước khi ra đi nhà tôi nhắc rằng: "Nếu thật tình thương và nhớ ơn Dr. Wallmann nên tạm gác những việc đời để cầu nguyện cho Ông được siêu thoát!".
Trên đoạn đường dài trong cơn mưa gió đến Frankfurt am Main chúng tôi yên lặng cầu nguyện và đọc bài Kinh Vãng Sanh Quyết Định Chơn Ngôn...
Khi tôi đến Nghĩa trang Frankfurt/Main khoảng 10 giờ, cứ ngỡ là chưa có ai, nhưng trước cửa nghĩa trang những đoàn xe Cảnh Sát đã đậu kín, lực lượng đông đảo Nhân Viên Công Lực đang làm nhiệm vụ kiểm soát chặt chẽ khu Nghĩa trang rộng lớn, tôi lo sợ không biết mình có được vào trong Nhà Quàn hay không?
Tôi nhìn quanh hy vọng tìm được một người đồng hương, nhưng không gặp, có lẽ hãy còn sớm nên chưa ai đến.
Tôi hỏi thăm, một viên cảnh sát chỉ dẫn tôi vào.
Trong căn phòng rộng lớn Quan tài của Tiến Sỹ Wallmann đã được trang trọng đặt ngay chính giữa tự bao giờ. Trước quan tài là một bàn nhỏ phủ một khăn nhung màu xanh đậm bên trên gắn 7 Huy chương cao qúy mà Chính phủ Đức đã ân thưởng cho Ông, hai bên Quan tài có 6 Cảnh Sát Viên với đồng phục xanh đậm, mũ trắng đứng gác trong tư thế nghiêm trang bất động, ngồi hai bên cạnh để chờ phiên thay ca gác là 6 viên cảnh sát, chiếc mũ trằng được đặt trên đùi, lưng thẳng hướng về phía trước.
Trước mặt Quan tài là hai vòng hoa của vợ và con cháu Ông với dòng chữ tiếc thương trên giải khăn màu vàng nhạt, bên cạnh cái gíá đặt hình Tiến Sỹ Wallmann là vòng hoa với giải cờ Đức của Nữ Thủ Tướng Dr. Angela Merkel gởi đến phúng điếu, đàng sau là những vòng hoa của những Chính phủ tiểu bang, mỗi vòng hoa kèm theo huy hiệu, và vòng hoa của Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn do gia dình Ông Bà Thái Gia Tuấn, một thuyền nhân trại tỵ nạn Hồng Kông năm xưa, thay mặt đồng hương gởi đến phúng điếu với giòng chữ Thương Tiếc và Tri Ân.
Qua ánh nến lung linh trong căn phòng tĩnh lặng di ảnh của Người Qúa Cố với nét mặt hiền hòa đã làm lòng tôi se thắt, chạnh lòng nhớ về qúa khứ, cứ tường chừng như nghe đâu đây tiếng thét kinh hoàng hiện trên khuôn mặt đau đớn của người thiếu phụ Việt Nam nhỏ bé khi bị bọn hải tặc Thái Lan hãm hiếp và hùng hổ bắt mang đi, hính ảnh người chồng bị đánh ngất đầy máu me vì muốn cứu vợ, nhưng vẫn cố gắng dùng xác thân mình để che chở con con thơ, tôi thấy như trên những hoang đảo cô đơn, trong hoàn cảnh đói khát khốn cùng, khi người phải ăn thịt người qua dòng nước mắt để được tồn sinh, tôi thấy nụ cười rạng rở trên khuôn mặt gầy còm xanh xao vì kiệt sức của đồng bào tôi khi được vớt lên boong tàu, đến - Miền Đất Hứa-, tôi thấy niềm vui, niềm tự hào của con cháu những thế hệ tiếp nối trong ngày lễ ra trường, đã làm hãnh diện Dân Tộc Việt Nam, thấy những cụ gìa Việt Nam khi tuổi về chiều, sống trên Quê người được chăm sóc bảo trợ trong tình nhân ái.
Trong niềm xúc động lẫn tri ân, không ngần ngại tôi đã qùy xuống lạy Linh cửu Tiến Sỹ Wallmann, mà tưởng chửng như mình đang đảnh lễ một Vị Bồ Tát đã ra đi, sau khi hoàn thành tâm nguyện thị hiện ở cõi Đời này để cứu khổ chúng sinh...
Những khách mời đến dự Tang lễ dần dần ngồi vào ghế, đã được ban tổ chức đặt sẵn tờ chương trình và một thiệp màu trắng có in huy hiệu của thành phố Frankfurt và tên khách mời.
Tôi không phải là khách được mời, đang phân vân, không biết mình ngồi đâu, đứng đâu, định trở ra đứng ngoài sân, đúng lúc đó một nhân viên thành phố chỉ một chiếc nghế duy nhất còn trống, không có bảng tên, ở hàng đầu phía bên hông tay mặt của Quan tài mời tôi ngồi.
Tôi ngồi xuống mà lòng ngạc nhiên trong niềm xúc động khi nghĩ rằng: có phải chăng Tiến Sỹ Wallmann đã sắp đặt và cho phép tôi ngồi đây để tiễn đưa Ông ra đi lần cuối?.
Khoảng 10 giờ 50 có tiềng còi vang vào Nhà quàn yên tĩnh, sau đó gia đình Tiến Sỹ Wallmann gồm vợ con trai dâu cùng ba cháu nội và các nhân vật cao cấp của chính phủ lặng lẽ bước vào và cúi đầu kính cẩn tưởng niệm trước Linh quan của Người Quá Cố.
Ngồi hàng đầu tôi có dịp nhận ra nhiều quan khách là nhân vật nổi tiếng của Nước Đức về mọi lãnh vực mà bấy lâu nay tôi chỉ thấy trên TV hoặc đọc trên báo chí.
Đúng 11 giờ tiếng đàn Organ (Orgel) trổi lên tấu khúc Prludium in c-Moll BWV 546 của Nhạc sỹ Đức tài danh Johann Sebastian Bach mà lúc sinh tiền Tiến sỹ Wallmann ưa thích.
Prưpstin Gabriele Scherle thay mặt gia đình cám ơn Quan khách và kể vắn tắt về cơn bịnh và sự ra đi của Tiến Sỹ Wallmann.
Tỉnh trưởng Frankfurt/Main Ông Peter Feldmann, Thống Đốc tiểu bang Hessen Volker Bouffier và cựu Tỉnh trưởng Tiến Sỹ Petra Roth thay phiên nhau lên đọc điếu văn, họ nhắc đến những kỷ niệm một thời gắn bó chính trị qua những thăng trầm của Đất Nước, ca ngợi công đức của Tiến Sỹ Wallmann cả cuộc đời đã cống hiến cho Dân tộc Đức những điều phúc lợi, quang vinh.
Đặc biệt Bà Tiến Sỹ Petra Roth, Cựu Tỉnh trưởng Frankfurt/Main vinh danh Tiến Sỹ Wallmann đã có công lao lớn trong việc xây dựng Viện Bảo Tàng, tái thiết khu nhà Ga Frankfurt/Main, Hý Viện Alter Oper, ngoài ra công lao lớn nhất là Ông Bà Wallmann đã góp phần xóa bỏ những biến cố lịch sử đen tối ngày xưa và đã nối nhịp cầu ngoại giao giữa hai Dân tộc Đức và Do Thái, giúp đở và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hội nhập của những sắc dân Thổ Nhĩ kỳ, Ý, Tây Ban Nha... và đã nỗ lực vận động trong viêc thâu nhận nhân đạo những Thuyền nhân Việt Nam và những Người Việt Tỵ Nạn sau này…
Bà kể thêm rằng Tiến Sỹ Wallmann đã tình nguyện làm cha đở đầu cho một em bé trai Việt Nam được sanh ra trong những ngày đầu tiên trên Quê hương mới, ông đã đặt tên cháu là Frank …..
Quan khách đã lắng lòng nghe với niềm cảm phục lẫn ngậm ngùi...
Sau lời phúng điếu của các Chính khách, tang lễ được cử hành trang nghiêm qua nghi thức Tôn giáo. Cuối cùng toàn thể khách tham dự cùng hòa ca bài Thánh ca "Nun danket all Gott".
Bài hát chấm dứt, quan tài của Tiến Sỹ Wallmann được từ từ đưa ra khỏi phòng đến nơi an nghỉ cuối cùng, theo sau quan tài chỉ có thành viên trong gia đình và vài vị đại diện chính phủ Đức.
Trong phòng căn phòng tĩnh lặng vang lên tiếng khàn khàn trong xúc động của một cụ gìa: "Tschüs Walter", tiếng thì thầm cầu nguyện, có những bàn tay đưa lên từ biệt...
Tôi xúc động cúi đầu chào và hướng về di ảnh của Ông nói lời cảm tạ: "Danke schön, Dr. Wallmann!".
Ngoài trời mưa vẫn rơi, những cơn gió lạnh se thắt thổi về như buồn rầu từ biệt nhà chính khách nhân hậu.
Khoảng hơn 30 phút nghi thức an táng ở mộ phần đã hoàn mãn, đoàn người trở vào, gia đình Tiến Sỹ Wallmann ân cần bắt tay từng người cảm tạ.
Con trai Ông thay mặt gia đình cám ơn Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn đã gởi vòng hoa phúng điếu.
Tôi theo đoàn người ra về trong cơn mưa mà bùi ngùi với cõi lòng nặng trĩu.
Vĩnh biệt Tiến Sỹ Wallmann, người công dân ưu tú của Dân Tộc Đức!
Vĩnh biệt Tiến Sỹ Wallmann, Vị Bồ Tát với tấm lòng nhân ái, từ bi.
* © Nguyên Ngọc Phạm Thị Bích Thủy
(Ffm, Oktober 2013)
# # # # # # # # # #
bleiben fr immer,
denn Sie hinterlassen
Ihre Spuren in unseren Herzen."
Phóng dịch:
Những người chúng ta yêu mến,
khi ra đi luôn để lại những dấu ấn trong trái tim mỗi người!
* * *
Những biến cố, khủng hoảng trên Chính trường, những thăng trầm của Quốc Gia Dân Tộc, những Nội Lực, Hoài Bảo mà suốt cuộc đời đã tận tụy dâng hiến cho Quê Hương, đã hủy hoại khối óc của Tiến Sỹ Walter Wallmann qua căn bịnh trầm kha Parkinson.
Sau những năm tháng dài chịu đựng những đớn đau trăn trở trên chiếc xe lăn, Tiến sỹ Luật khoa Walter Wallmann đã giã từ gia đình, bạn bè thân hữu và đồng chí Đảng Liên Hiệp Dân Chủ Thiên Chúa Giáo (CDU) vĩnh viễn ra đi ngày 21.09.2013, tại Viện Dưỡng Lão Bornheim Frankfurt/Main, hưởng thọ 81 tuổi.
Tang Lễ đã được Hội đồng Quản trị Thành phố Frankfurt/Main và gia đình tổ chức đơn giản, trang nghiêm và công khai (offentlich) tại Nghĩa trang chính của Thành phố lúc 11 giờ sáng, thứ Bảy 05.10.2013.
Thể theo đề nghị của Ông Boris Rhein, Tổng trưởng Nội Vụ Tiểu Bang Hessen, Thủ phủ Tiểu Bang và nhiều công sở khắp nơi trên nước Đức đã treo Cờ Rũ trong ngày này để tưởng nhớ đến Ông.
Nước Đức đã mất đi một Công dân ưu tú, một Nhà Dân Chủ nhìn xa hiểu rộng và một người Đức đầy lòng nhân ái...
Ông ra đi đã để lại dương trần người vợ thủy chung, người bạn đời đã chia xẽ với Ông những vui buồn, thăng trầm từ lúc hai Ông Bà còn là Sinh Viên Luật Khoa dưới mái trưòng đại học, Bà Magarete Wallmann còn là người cố vấn tối cao của Ông mọi hành xử trong gia đình và ngoài xã hội...
Người con trai độc nhất của Ông cũng cùng tên Tiến Sỹ Luật khoa Walter Wallmann, President của Rechnungshof Hessen, dâu và ba cháu nội.
Tiến sỹ Walter Wallmann sinh ngày 24.09.1932 tại thành phố Uelzen Đức Quốc, tốt nghiệp và trình luận án Tiến Sĩ Luật khoa Đại học Marburg, đã từng giữ những chức vụ:
- Chánh án Tòa Án Kassel, Fulda
- Tỉnh bộ trưởng Đảng CDU Frankfurt/Main
- Tỉnh trưởng Tỉnh Frankfurt/Main (Oberbürgermeister von Frankfurt/Main)
- Bộ trưởng Liên Bang đầu tiên của Nước Đức về Môi trường, Bảo vệ Thiên nhiên và An toàn
Hạt Nhân (Bundesminister für Umwelt, Naturschutz und Reaktorsicherheit)
- Thống Đốc Tiểu Bang Hessen (Hessischer Ministerpresident)
- Công Dân Danh Dự của Thành phố Frankfurt am Main, và rất nhiều chức vụ quan trọng khác...
Ngoài Nhiệt tình và Trí tuệ mà Tiến sỹ Wallmann đã cống hiến cho Tổ Quốc Ông, Nước Cộng Hòa Liên Bang Đức, Ông còn là một vị Đại Ân Nhân với tấm lòng Nhân Ái của Người Việt Nam Tỵ Nạn cs tại Tiểu bang Hessen.
Vào khoảng 1978 khi làn sóng người dân Miền Nam Việt Nam liều chết rời nơi chôn nhau cắt rốn, lìa bỏ Quê Hương Việt Nam, vượt biển, vượt biên ra đi lánh nạn CS, mỗi ngày một gia tăng, hàng trăm ngàn người đã đau đớn nằm xuống trong tủi hờn, tuyệt vọng trên biển cả mênh mông, hoặc trong núi rừng sâu thẵm. Biến cố thương tâm, Hành trình tìm Tự Do đầy kinh hoàng, hiễm nguy này đã làm rúng động lương tâm nhân loạị.
Dr. Walter Wallmann (* 24. September 1932; † 21.
September 2013).
Tiến sỹ Wallmann vào thời đó là Tỉnh trưởng Tỉnh Frankfurt/Main đã bộc lộ với báo chí:
"Khi tôi ngồi trước máy truyền hình xem đoạn phim thời sự về lòng cam đảm của những Thuyền nhân Việt Nam, lòng tôi xót xa vô cùng, tôi nghĩ rằng tôi phải làm một việc gì để chia xẻ với những người đáng thương này".
Sau đó Tiến Sỹ Wallmann đã viết thư lên Chính phủ Liên Bang, Chính quyền Tiểu Bang Hessen, ráo riết vận động với bạn bè thân hữu, đảng CDU và kêu gọi quần chúng Đức mở tấm lòng nhân đạo, và có kế hoạch cứu giúp số phận những Thuyền nhân Việt Nam, những người đang sống sau hàng rào kẽm gai trong các trại tỵ nạn Đông Nam Á với nỗi lo lắng tột cùng về một tương lai mù mịt.
Tấm lòng Từ bi, Bác ái của Tiến Sỹ Wallmann đã thuyết phục được Chính phủ và Dân chúng Đức. Báo chí thời đó cho biết một ngân sách đặc biệt được chính quyền Tiểu bang Hessen dành cho người Tỵ nạn với tên "VN Boatpeople".
Liền sau đó Ông biệt phái một vị đại diện của Văn phòng Tỉnh trưởng Frankfurt/M bay qua tận trại Tỵ Nạn Hồng Kông để an ủi thăm hỏi và lên danh sách cứu vớt nhân đạo những Thuyền nhân Việt Nam, đặc biệt những gia đình đông con..
Trung tuần tháng Hai năm 1979 những Đóa Hoa Nhân Ái đã nở rộ trên vùng trời Frankfurt/Main, dân chúng Đức xúc động trong niềm hân hoan chào đón 200 người Việt tỵ nạn (boat people) đầu tiên đến được Bến Bờ Tự Do.
Tuy không cùng chung huyết thống, nhưng họ đã tận tình chia xẻ với những người xa lạ, gầy còm, ốm yếu xanh xao đến từ một đất nước xa xôi bằng một tấm lòng Yêu Thương trong Tình Nhân Loại.
Từ nhân duyên khởi đầu của Tiến Sỹ Wallmann, vị Tỉnh trưởng giàu lòng nhân ái này, mà Người Việt Tỵ Nạn cuối thập niên 70 ngày nay đã có được một đời sống hạnh phúc, an lành, là những công dân gương mẫu trên Quê Hương mới sau khi trải qua mọi hoàn cảnh gian nan, hiểm nguy, mất mát: Vượt biển, Vượt biên, Đoàn Tụ Gia đình, v.v... và Tiểu Bang Hessen được đề cao là một Tiểu bang nhân đạo nhất đã dành mọi sự dễ dãi cứu giúp cho Người Việt Nam Tỵ Nạn.
Sáng ngày 05.10.2013 bầu trời Frankfurt âm u, những cơn gió thổi qua làn mưa bay bay trong cái lạnh se sắt của một ngày chớm vào Đông.
Trước khi ra đi nhà tôi nhắc rằng: "Nếu thật tình thương và nhớ ơn Dr. Wallmann nên tạm gác những việc đời để cầu nguyện cho Ông được siêu thoát!".
Trên đoạn đường dài trong cơn mưa gió đến Frankfurt am Main chúng tôi yên lặng cầu nguyện và đọc bài Kinh Vãng Sanh Quyết Định Chơn Ngôn...
Khi tôi đến Nghĩa trang Frankfurt/Main khoảng 10 giờ, cứ ngỡ là chưa có ai, nhưng trước cửa nghĩa trang những đoàn xe Cảnh Sát đã đậu kín, lực lượng đông đảo Nhân Viên Công Lực đang làm nhiệm vụ kiểm soát chặt chẽ khu Nghĩa trang rộng lớn, tôi lo sợ không biết mình có được vào trong Nhà Quàn hay không?
Tôi nhìn quanh hy vọng tìm được một người đồng hương, nhưng không gặp, có lẽ hãy còn sớm nên chưa ai đến.
Tôi hỏi thăm, một viên cảnh sát chỉ dẫn tôi vào.
Trong căn phòng rộng lớn Quan tài của Tiến Sỹ Wallmann đã được trang trọng đặt ngay chính giữa tự bao giờ. Trước quan tài là một bàn nhỏ phủ một khăn nhung màu xanh đậm bên trên gắn 7 Huy chương cao qúy mà Chính phủ Đức đã ân thưởng cho Ông, hai bên Quan tài có 6 Cảnh Sát Viên với đồng phục xanh đậm, mũ trắng đứng gác trong tư thế nghiêm trang bất động, ngồi hai bên cạnh để chờ phiên thay ca gác là 6 viên cảnh sát, chiếc mũ trằng được đặt trên đùi, lưng thẳng hướng về phía trước.
Trước mặt Quan tài là hai vòng hoa của vợ và con cháu Ông với dòng chữ tiếc thương trên giải khăn màu vàng nhạt, bên cạnh cái gíá đặt hình Tiến Sỹ Wallmann là vòng hoa với giải cờ Đức của Nữ Thủ Tướng Dr. Angela Merkel gởi đến phúng điếu, đàng sau là những vòng hoa của những Chính phủ tiểu bang, mỗi vòng hoa kèm theo huy hiệu, và vòng hoa của Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn do gia dình Ông Bà Thái Gia Tuấn, một thuyền nhân trại tỵ nạn Hồng Kông năm xưa, thay mặt đồng hương gởi đến phúng điếu với giòng chữ Thương Tiếc và Tri Ân.
Qua ánh nến lung linh trong căn phòng tĩnh lặng di ảnh của Người Qúa Cố với nét mặt hiền hòa đã làm lòng tôi se thắt, chạnh lòng nhớ về qúa khứ, cứ tường chừng như nghe đâu đây tiếng thét kinh hoàng hiện trên khuôn mặt đau đớn của người thiếu phụ Việt Nam nhỏ bé khi bị bọn hải tặc Thái Lan hãm hiếp và hùng hổ bắt mang đi, hính ảnh người chồng bị đánh ngất đầy máu me vì muốn cứu vợ, nhưng vẫn cố gắng dùng xác thân mình để che chở con con thơ, tôi thấy như trên những hoang đảo cô đơn, trong hoàn cảnh đói khát khốn cùng, khi người phải ăn thịt người qua dòng nước mắt để được tồn sinh, tôi thấy nụ cười rạng rở trên khuôn mặt gầy còm xanh xao vì kiệt sức của đồng bào tôi khi được vớt lên boong tàu, đến - Miền Đất Hứa-, tôi thấy niềm vui, niềm tự hào của con cháu những thế hệ tiếp nối trong ngày lễ ra trường, đã làm hãnh diện Dân Tộc Việt Nam, thấy những cụ gìa Việt Nam khi tuổi về chiều, sống trên Quê người được chăm sóc bảo trợ trong tình nhân ái.
Trong niềm xúc động lẫn tri ân, không ngần ngại tôi đã qùy xuống lạy Linh cửu Tiến Sỹ Wallmann, mà tưởng chửng như mình đang đảnh lễ một Vị Bồ Tát đã ra đi, sau khi hoàn thành tâm nguyện thị hiện ở cõi Đời này để cứu khổ chúng sinh...
Những khách mời đến dự Tang lễ dần dần ngồi vào ghế, đã được ban tổ chức đặt sẵn tờ chương trình và một thiệp màu trắng có in huy hiệu của thành phố Frankfurt và tên khách mời.
Tôi không phải là khách được mời, đang phân vân, không biết mình ngồi đâu, đứng đâu, định trở ra đứng ngoài sân, đúng lúc đó một nhân viên thành phố chỉ một chiếc nghế duy nhất còn trống, không có bảng tên, ở hàng đầu phía bên hông tay mặt của Quan tài mời tôi ngồi.
Tôi ngồi xuống mà lòng ngạc nhiên trong niềm xúc động khi nghĩ rằng: có phải chăng Tiến Sỹ Wallmann đã sắp đặt và cho phép tôi ngồi đây để tiễn đưa Ông ra đi lần cuối?.
Khoảng 10 giờ 50 có tiềng còi vang vào Nhà quàn yên tĩnh, sau đó gia đình Tiến Sỹ Wallmann gồm vợ con trai dâu cùng ba cháu nội và các nhân vật cao cấp của chính phủ lặng lẽ bước vào và cúi đầu kính cẩn tưởng niệm trước Linh quan của Người Quá Cố.
Ngồi hàng đầu tôi có dịp nhận ra nhiều quan khách là nhân vật nổi tiếng của Nước Đức về mọi lãnh vực mà bấy lâu nay tôi chỉ thấy trên TV hoặc đọc trên báo chí.
Đúng 11 giờ tiếng đàn Organ (Orgel) trổi lên tấu khúc Prludium in c-Moll BWV 546 của Nhạc sỹ Đức tài danh Johann Sebastian Bach mà lúc sinh tiền Tiến sỹ Wallmann ưa thích.
Prưpstin Gabriele Scherle thay mặt gia đình cám ơn Quan khách và kể vắn tắt về cơn bịnh và sự ra đi của Tiến Sỹ Wallmann.
Tỉnh trưởng Frankfurt/Main Ông Peter Feldmann, Thống Đốc tiểu bang Hessen Volker Bouffier và cựu Tỉnh trưởng Tiến Sỹ Petra Roth thay phiên nhau lên đọc điếu văn, họ nhắc đến những kỷ niệm một thời gắn bó chính trị qua những thăng trầm của Đất Nước, ca ngợi công đức của Tiến Sỹ Wallmann cả cuộc đời đã cống hiến cho Dân tộc Đức những điều phúc lợi, quang vinh.
Đặc biệt Bà Tiến Sỹ Petra Roth, Cựu Tỉnh trưởng Frankfurt/Main vinh danh Tiến Sỹ Wallmann đã có công lao lớn trong việc xây dựng Viện Bảo Tàng, tái thiết khu nhà Ga Frankfurt/Main, Hý Viện Alter Oper, ngoài ra công lao lớn nhất là Ông Bà Wallmann đã góp phần xóa bỏ những biến cố lịch sử đen tối ngày xưa và đã nối nhịp cầu ngoại giao giữa hai Dân tộc Đức và Do Thái, giúp đở và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hội nhập của những sắc dân Thổ Nhĩ kỳ, Ý, Tây Ban Nha... và đã nỗ lực vận động trong viêc thâu nhận nhân đạo những Thuyền nhân Việt Nam và những Người Việt Tỵ Nạn sau này…
Bà kể thêm rằng Tiến Sỹ Wallmann đã tình nguyện làm cha đở đầu cho một em bé trai Việt Nam được sanh ra trong những ngày đầu tiên trên Quê hương mới, ông đã đặt tên cháu là Frank …..
Quan khách đã lắng lòng nghe với niềm cảm phục lẫn ngậm ngùi...
Sau lời phúng điếu của các Chính khách, tang lễ được cử hành trang nghiêm qua nghi thức Tôn giáo. Cuối cùng toàn thể khách tham dự cùng hòa ca bài Thánh ca "Nun danket all Gott".
Bài hát chấm dứt, quan tài của Tiến Sỹ Wallmann được từ từ đưa ra khỏi phòng đến nơi an nghỉ cuối cùng, theo sau quan tài chỉ có thành viên trong gia đình và vài vị đại diện chính phủ Đức.
Trong phòng căn phòng tĩnh lặng vang lên tiếng khàn khàn trong xúc động của một cụ gìa: "Tschüs Walter", tiếng thì thầm cầu nguyện, có những bàn tay đưa lên từ biệt...
Tôi xúc động cúi đầu chào và hướng về di ảnh của Ông nói lời cảm tạ: "Danke schön, Dr. Wallmann!".
Ngoài trời mưa vẫn rơi, những cơn gió lạnh se thắt thổi về như buồn rầu từ biệt nhà chính khách nhân hậu.
Khoảng hơn 30 phút nghi thức an táng ở mộ phần đã hoàn mãn, đoàn người trở vào, gia đình Tiến Sỹ Wallmann ân cần bắt tay từng người cảm tạ.
Con trai Ông thay mặt gia đình cám ơn Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn đã gởi vòng hoa phúng điếu.
Tôi theo đoàn người ra về trong cơn mưa mà bùi ngùi với cõi lòng nặng trĩu.
Vĩnh biệt Tiến Sỹ Wallmann, người công dân ưu tú của Dân Tộc Đức!
Vĩnh biệt Tiến Sỹ Wallmann, Vị Bồ Tát với tấm lòng nhân ái, từ bi.
* © Nguyên Ngọc Phạm Thị Bích Thủy
(Ffm, Oktober 2013)
# # # # # # # # # #
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen