Nông
dân Văn Giang ra tuyên bố quyết cảm tử giữ đất
Gia Minh, biên tập viên
RFA
2013-10-09
2013-10-09
Hàng trăm người dân huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, tập trung về trụ
sở tiếp dân của Huyện Văn Giang hôm 15/3 để khiếu nại dự án Ecopark.
File photo
Nông dân bị thu hồi đất để làm dự án khu đô thị sinh thái Ecopark tại huyện
Văn Giang tỉnh Hưng Yên ra tuyên bố quyết cảm tử với những người lấy đất của họ
không theo đúng luật pháp.
Khiếu kiện trong tuyệt vọng
Tuyên bố của 1244 hộ nông dân thuộc ba xã Phụng Công, Cửu Cao, Xuân Quan,
huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên được ký ngày 7 tháng 10 vừa qua.
Theo đó các hộ nông đồng nêu rõ ‘xin tự nguyện đăng ký mỗi hộ dân ít nhất
một người quyết cảm tử với bọn cướp đất để bảo vệ đất đến cùng”. Một người dân
cùng ký tên vào tuyên bố đó nói lại nguyên nhân vì sao họ phải đi đến một lựa
chọn như thế:
“Vào ngày 17 vừa qua họ phá hết tài sản của chúng tôi nên tình hình bà
con rất căm thù rồi, lên đến mức cao độ là 9 năm nay chúng tôi đến các cơ quan
pháp luật nhà nước để kêu cứu, đề nghị giải quyết nhưng đến lúc này không có gì
hồi âm lại cho bà con Văn Giang. Hôm nay họ lại cho máy xúc vào phá tiếp chỗ hôm
ngày 17 nữa cho nên sáng này bà con lên trên đó rất đông để ngăn chặn không cho
làm.
Dân bị đẩy vào ngõ cụt rồi. Phía bên họ dựa vào chính quyền để đàn áp dân, ‘tức nước vỡ bờ’ thì phải quyết chiến.
-Một người dân
Thứ
hai nữa bà con cũng xác định rồi, nếu như cuộc
chiến đấu này mà không giữ được thì thắng lợi của bà con không an toàn nên dân
cương quyết quyết tử với chúng nó bằng đổ máu. Phải chấp nhận hy sinh chứ làm
sao được nữa! Dân bị đẩy vào ngõ cụt rồi. Phía bên họ dựa vào chính quyền
để đàn áp dân, ‘tức nước vỡ bờ’ thì phải quyết chiến. Đó là con đường cùng chẳng
thể nào khác được, phải chấp nhận cuộc này thôi. Người ta uất lắm rồi, đã theo
pháp luật để pháp luật giải quyết mà pháp luật không giải quyết, người ta bị đưa
vào đường cùng. Bế tắc lắm rồi! Không có cái gì hướng về dân, mà nhà cầm quyền
bảo vệ cho nhà đầu tư đàn áp dân mạnh hơn, nên dân phải căm thôi; phải có đấu
tranh mà trong đấu tranh phải có đổ máu, thương vong, người dân Văn Giang xác
định việc này rồi.”
Nhà đầu tư bất chấp luật pháp
Thông tin cho biết trong hai ngày 8 và 9 tháng 10 vừa qua, Công ty Cổ phần
Đầu tư và Phát triển Đô thị Việt Hưng tiếp tục cho máy ủi, máy xúc đến phá ủi
tại khu vực đất mà người dân không đồng ý giao cho chủ đầu tư.
Trước đó hồi ngày 17 tháng 9, nhiều hoa màu, lúa của người dân trồng cũng
đã bị phá hoại bởi phía công ty Việt Hưng.
Theo người dân khu vực đất đang trong quá trình khiếu kiện và người dân
mong muốn có sự đối thoại với các phía. Phần chủ đầu tư là Công ty Việt Hưng thì
không muốn đối thoại, còn lần đối thoại với ông Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng
Bộ Tài Nguyên- Môi Trường cũng như gặp gỡ với quan chức của bộ này cũng không
mang lại kết quả gì:
“Từ trước đến nay chưa có cuộc nào ngồi với nhau, duy nhất có buổi đối
thoại với ông Chu Phạm Ngọc Hiển bên Bộ Tài Nguyên - Môi trường cũng không giải
quyết vấn đề gì cả, mọi sự vẫn như thế. Đặc biệt nhất cuộc đối thoại với ông
Đặng Hùng Võ thừa nhận thẩm quyền trình của bên Bộ Tài Nguyên - Môi trường không
đúng, và thẩm quyền ký cũng không đúng mà người ta vẫn làm. Chúng tôi tin tưởng
điều đó sẽ có thuận lợi cho bà con, nhưng càng ngày càng không có hướng mở nào
cho bà con nên lại gây bất bình cho dân và chính quyền nhiều.
Chính quyền trả lời
Người dân thuộc ba xã ở Văn Giang cho biết họ phải đi khiếu nại từ chín năm
qua đến các cơ quan công quyền với nguyện vọng giải quyết theo đúng pháp luật.
Người dân cho biết những nơi đã đến và câu trả lời nhận được bất chấp nguyện
vọng mà họ cho là chính đáng:
Khi mà những phương pháp mà chúng tôi gọi là phương pháp pháp lý và hòa bình mà không được tận dụng, thì tất cả những người có liên quan phải chịu trách nhiệm.
-LS Trần Vũ Hải
“Cơ quan trung ương mà chúng tôi đến từ Mặt Trận Tổ Quốc, Thanh Tra
Chính phủ, rồi Ban Nội Chính Trung ương, người ta chỉ cho biết chờ đợi. Câu chờ
đợi rất phổ thông rồi. Người ta nói thế chúng tôi chả biết thế nào nữa, rất thất
vọng. Nguyện vọng của bà con là trước mắt đúng sai thế nào phải tạm thời đình
chỉ dự án để điều tra, giải quyết cho tốt. Theo quan điểm của bà con đó là phù
hợp nhất, đó là mong mỏi nhất của dân. Nhưng ngày càng có sức ép nên người dân
bức bách lắm, không chịu được.”
Người dân Văn Giang từng tìm đến luật sư để nhờ trợ giúp pháp lý, và theo
họ luật sư Trần Vũ Hải cũng đi đến tận cùng của luật pháp Việt Nam trong vấn đề
thu hồi đất đai của họ. Thế nhưng các cơ quan chức năng không theo đúng những gì
mà luật phát qui định.
“Luật pháp mà bên văn phòng luật sư tư vấn là hoàn thiện rồi; nếu họ làm
theo cái đó thì tốt rồi, nhưng họ đâu có làm như thế.”
Riêng luật sư Trần Vũ Hải thì vẫn tiếp tục kêu gọi bà con kiên trì và những
ai vi phạm pháp luật sẽ chịu trách nhiệm. Ông nói:
“Chúng tôi cũng nói những người không tôn trọng pháp luật, không tôn
trọng quyền lợi của những người khác mà sau này có bất kỳ hậu quả nào đó, kể cả
những người lãnh đạo và những người liên quan đều phải chịu trách nhiệm. Trong
những trường hợp đó khi mà những phương pháp mà chúng tôi gọi là phương pháp
pháp lý và hòa bình mà không được tận dụng, thì tất cả những người có liên quan
phải chịu trách nhiệm. Trách nhiệm như thế nào chúng tôi chưa thể khẳng định ra
đây, nhưng mà là trách nhiệm mà chúng tôi cho rằng rất to lớn.”
Vụ thu hồi đất đai tại Văn Giang là một trong những vụ rất nóng tại Việt
Nam hiện nay. Sau hai vụ gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn phải cho nổ súng hoa
cải và bình ga tự chế để ngăn chân đoàn cưỡng chế, đến vụ anh Đặng Ngọc Viết ở
Thái Bình phải bắn vào các cán bộ giải phóng mặt bằng rồi tự sát, đến nay hơn
1200 gia đình nông dân Văn Giang tuyên bố quyết cảm tử với những thành phần mà
họ cho là bọn cướp đất. Máu đã đổ vì đất và nhiều người lại hết sức quan ngại
với hành xử của nhà đầu tư và chính quyền như hiện nay máu của người dân sẽ còn
đổ nữa.
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen