Toàn thân vẫn mềm, sắc
mặt vẫn hồng sau 6 ngày viên tịch
Sau khi hòa thượng viên tịch
đến ngày thứ 6, các đệ tử kiểm tra thân xác sư phụ thấy toàn thân vẫn mềm, sắc
mặt vẫn hồng nhuận. Theo lời dặn giữ lại chân thân của thầy, các đệ tử thỉnh
pháp sư ở Cửu Hoa Sơn đến làm lễ khâm liệm, đặt hòa thượng vào trong chum theo
tư thế tọa thiền (ngồi kiết già). Trong chum có để than củi, gỗ đàn hương và
vôi, sau đó phong kín miệng chum lại, đợi đúng 3 năm sẽ mở ra.
Ngày
25-2-2006, khi chum được mở ra, ai nấy đều kinh ngạc khi thấy nhục thân của hòa
thượng vẫn nguyên vẹn, sắc mặt tươi như còn sống. Đệ tử của hòa thượng Diệu Trí
cho biết, trước khi hòa thượng viên tịch 3 ngày có gọi các đệ tử vào nói rằng:
"Người xuất gia đến cũng tay không, đi cũng tay không. Sau khi ta đi rồi chẳng
có gì để lại cho các con, chỉ để lại hình hài này cũng là vật vô giá
đấy".
Sau năm vãng sinh sự sống vẫn tiếp
tục?
Tại sao nhục thân của hòa thượng Diệu Trí không bị hư
hoại? Các đệ tử của ngài chỉ biết rằng hòa thượng rất tinh thông về Đông y. Họ
nhớ rằng, trước khi viên tịch mười mấy ngày, hòa thượng đã tịch cốc, không ăn
gì, mỗi ngày chỉ uống ít nước. Điều thêm kinh ngạc là sau 3 năm viên tịch hai
mắt của hòa thượng vẫn mở, còn tóc trên đầu lại dài ra 1,8cm, móng tay cũng dài
ra 1cm. Theo quy định nhà Phật, tóc của các hòa thượng không được để dài hơn 1
hạt gạo và sau khi hòa thượng Diệu Trí vãng sinh được 4 ngày thì các đệ tử đã
cạo tóc, cắt móng tay cho người trước khi liệm.
Hiện tượng này đã trở
thành một thách đố đối với các nhà khoa học.
Kỳ bí nhục thân xá
lợi các thiền sư
Quy luật của vũ trụ là vật chất không tự nhiên
mất đi, mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác, trong Phật giáo còn gọi là
Thành, Trụ, Hoại, Không. Xá lợi không bị chi phối bởi không gian, thời gian và
quy luật của vũ trụ. Người Ai Cập cổ đại nổi tiếng thế giới về tài ướp xác hàng
nghìn năm không phân hủy.
Tuy nhiên, để ướp được xác, người Ai Cập phải
lấy óc và lục phủ ngũ tạng của người chết ra, sau đó dùng các loại hóa chất,
hương liệu để diệt trùng nhằm bảo quản cơ thể. Việc ướp xác theo cách đó có thể
giải thích bằng khoa học khá đơn giản. Thế nhưng, khả năng ướp xác không cần
thuốc diệt trùng, không cần môi trường chân không, không cần ướp lạnh mà vẫn giữ
được toàn vẹn xương cốt, lục phủ ngũ tạng thì quả là kỳ tài.
Xá
lợi toàn thân của Thiền sư Việt Nam
Cái chuyện " kim cương bất
hoại" này thì ở Việt Nam khá nhiều. Trước đây là chuyện nhục thân hai vị sư Vũ
Khắc Minh và Vũ Khắc Trường ở chùa Đậu vào thế kỷ XVII. Cách đây khoảng 300 năm,
vào giữa thế kỷ 17, trong ngôi chùa Đậu (xã Nguyễn Trãi, Thường Tín, Hà Nội) có
2 thiền sư Vũ Khắc Minh (pháp danh Tự Đạo Chân) và Vũ Khắc Trường (pháp danh Tự
Đạo Tâm) nối tiếp nhau trụ trì. Hiện tại chùa Đậu đang lưu giữ nhục thân của hai
vị thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường. Cả hai trước khi viên tịch đều nhập
thất 3 tháng 10 ngày, sau đó tự hóa để lại xá lợi nguyên vẹn ở tư thế ngồi nhập
thiền.
Thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường là hai thầy trò đồng thời
cũng là hai chú cháu. Tục truyền xưa kia, nhân dân quanh vùng thường gọi thiền
sư Vũ Khắc Minh là nhà sư rau, bởi quanh năm thức ăn của ông chỉ duy nhất là
rau. Trước khi mất, ông ngồi vào trong am để tụng kinh, mang theo 1 chum nước và
một chum dầu để thắp. Ông dặn các đệ tử “sau 3 tháng 10 ngày nếu không nghe thấy
tiếng gõ mõ tụng kinh nữa mới được mở cửa am ra. Nếu thi thể của ta còn nguyên
vẹn thì lấy sơn ta bả lên người, còn nếu đã bị hôi thối thì dùng đất lấp am”. Vị
thiền sư đã chuẩn bị cho sự ra đi của mình.
Cho đến nay, khoảng thời gian
3 tháng 10 ngày đó vẫn mãi là bí mật chưa được giải thích. Giới Phật tử thì cho
rằng, hai vị thiền sư đã tu luyện được “lửa tam muội”, một loại lửa có thể chiến
thắng mọi tác động bên ngoài và trường tồn với thời gian mà vẫn được lưu truyền
trong Phật giáo.
Các bậc đại sư khi chết đi, thân xác của họ được hỏa
táng sẽ tạo thành những viên xá lợi rất cứng, đẹp và bền vững. Xá lợi có nghĩa
là đốt không cháy, ngâm trong nước không tan, không bị không khí thời gian bào
mòn. Những viên xá lợi này chính là tinh túy của thân thể tích tụ lại, đốt ở
nhiệt độ cao cũng không cháy được. Nhưng theo như lời của vị sư trụ trì chùa
Đậu, đại đức Thích Thanh Nhung, thì hai vị thiền sư sau khi đắc đạo để lại toàn
thân xá Lợi. Việc luyện thiền để tạo được xá lợi đã là kỳ bí, khó giải thích,
còn tu luyện đến mức giữ được toàn thân xá lợi thì nghe giống như chuyện không
có thật dù là... thật. Mặc dù nhiều nhà khoa học đã lên tiếng giải thích về hiện
tượng đặc biệt này, song vẫn chưa sáng tỏ và chưa thuyết phục. Xá lợi và toàn
thân xá lợi không những là hiện tượng bí ẩn đối với các nhà khoa học trong nước
mà còn đối với cả thế giới.
Chính vì vậy, hai pho tượng quý, hiếm này của
văn hóa nước nhà được coi là quốc bảo thiêng liêng. Ngoài ra, tại chùa Phật Tích
cũng có pho tượng tổ sư Chuyết Thuyết và chùa Tiêu Sơn có thiền sư Như Trí, đều
giữ được toàn thân xá lợi đã gần 300 năm nay.
Tuyệt kỹ của thuyết
"Nhục thân"
Phong tục thờ phụng "Nhục thân Bồ tát" trong Phật
giáo Trung Hoa bắt nguồn từ đời Đường. Vào năm Trinh Nguyên thứ 6 (790), thiền
sư Nguyên Tế khi 91 tuổi tự biết đã sắp viên tịch bèn trở về Nam Đài Tự ở Hành
Sơn, tỉnh Hồ Nam. Thiền sư từ đó không ăn, chỉ dặn đồ đệ sắc thuốc để uống.
Thuốc sắc có đến hàng trăm loại do sư hái, mỗi ngày uống đến hơn 10 bát, sau khi
uống thì tiểu tiện rất nhiều, mồ hôi ra như tắm. Uống thuốc liên tục hơn 1 tháng
sau thì sư gầy hẳn đi nhưng sắc mặt hồng nhuận, hai mắt sáng rực.
Năm
Trinh Nguyên thứ 10, đại sư Nguyên Tế viên tịch trong lúc đang ngồi kiết già đọc
kinh. Đệ tử tuân theo lời dặn, để nguyên hơn 1 tháng sau nhục thân của sư vẫn
tỏa mùi hương nên không hỏa táng như thông lệ mà đặt di thể đại sư vào quan tài
bằng đá. 3 năm sau khi mở quan tài, di thể đại sư vẫn tươi như còn sống, người
ta cho là Địa Tạng bồ tát giáng thế nên dát vàng toàn thân để thờ qua hơn nghìn
năm. Năm 1911, kim thân của đại sư Nguyên Tế ở cung Hoạt Phật, thị trấn Bộ Văn,
Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến bị quân Nhật Bản đưa về Nhật Bản. Qua kiểm tra,
trong bụng của thiền sư Nguyên Tế không có tạp vật, cơ thể thấm thuốc chống mục,
miệng và hậu môn đều được bịt kín, đấy có thể là nguyên nhân cơ bản giúp thi thể
không bị hủy hoại. Nhưng cho đến nay, các nhà nghiên cứu cũng chưa thể kết luận
là trước khi viên tịch thiền sư đã sử dụng những loại thảo dược gì để bảo dưỡng
nhục thân.
"Nhục thân" vốn là từ dùng để
chỉ xác thân huyết nhục do cha mẹ tạo ra. Nhưng trong Phật giáo, "nhục thân" là
"toàn thân xá lợi", tức là các bậc cao tăng hay đại thiện tri thức sau khi viên
tịch thì thân xác của họ vẫn nguyên vẹn, không bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi của
thời gian, không gian mà hư hoại, tan nát, thành tựu “Kim Cang bất hoại chi
thân”.
Minh
Khuê
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen